Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Ngộ nào anh yêu nhỉ
Ngộ của bây giờ?
Hay Ngộ của tháng 4.2014?

Hôm nay anh đọc quẻ Hằng
Quẻ bảo chớ ngu
Vươn tới một kẻ không ngó tới ta
Mà họ hướng về phía khác
Quẻ còn viết ta còn bị một đám ngăn trỡ !

Quả thật là ngu
Khi sa đà như thế!

Nhưng anh không phải vậy,
Anh chỉ yêu con người năm ngoái
Yêu trong kí ức mà thôi!
Điều này quá đẹp
Nên anh vẫn yêu nó mãi thôi!

Còn hiện tại,
Anh sống bình yên
Với những gì anh có

Hôm nay,
Anh Việt, anh Xanh
Và nhiều anh chị ghé room anh
Vui..

Thế là được!

ĐỗNguyễn

Một bọn hói đầu

Âm mưu
Đào mỏ  đàn bà trẻ nhẹ dạ
Lợi dụng lòng vị tha

Thật là ghê tởm
Bọn lợi dụng tôn giáo
Trên mạng internet

Chúng giả bộ dạy thiền
Chiêu nạp đệ tử kiểu Guru
Gài cái bẩy thày trò
Bắt đệ tử nghe mình!
Giao nộp tiền bạc của cải!
Để lừa người nhẹ dạ thiếu kinh nghiệm
Làm ta nhớ tên Osho, tên ma đầu Ấn độ
Giả bộ làm thiền sư rồi
Bị trục xuất khỏi Mỹ!

Thật là đáng tức giận
Khi người ta yêu thương ngày xưa
Lọt vào bẩy của chúng!

ĐỗNguyễn
Bài thơ là xúc cảm thẳng thắn, vạch ra để xã hội đề phòng!

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Tri kiến

Ngộ thương,

Thấy và biết như thế nào trong khi mình tiếp xúc với xã hội trên online hay trên thực tế? Mời em xem bài vè sau đây do anh đã làm..
 
Thấy như thật
Biết như chân

Thấy rõ thì sẻ thấy như thật
Thấy trên, dưới trước sau
Thấy cả ba thời
Thấy lúc người vui buồn
Lúc hỉ, nộ, ái ố
Thấy tâm
Thấy thân
Thấy ngữ
Thấy khách quan
Thấy vô tư
Không định kiến
Thấy ở hiện tại
Tạm như vậy đi:
Thấy như thật!

Có thấy thật
Mới biết chân!

ĐỗNguyễn

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Ngày thứ hai


Ngày thứ hai
Không lẽ
ta cứ chạy theo thời biểu

Sáng room TĐ
Chiều ông ML

Cuộc sống
langweilig thế sao?

ĐN

Đêm

Đêm
saugen

Nghe
quạt máy
Quay đều

Tự tánh
self-nature
của
đêm!

ĐN

Parasu

Mỗi ngày nghe mấy anh
Parasu giảng đạo
Mà thấy mệt

ĐN

Khép


Sunday, 17 May 2015

Khép
Khép lại một giai đoạn
Để mở ra cổng tự do
Thuyền cởi gió thênh thang
Hiện thực chính là đây
Anh về với chính mình
Bên em thời trong sáng
Bên em thời thuần hậu

Bỏ qua đi dơ bẩn
Như nước chảy tù đọng
Sự hạ cấp thối tha
Nhân cách loài bỉ ổi
Vì thế anh ra đi!
ĐỗNguyễn

Hiện tại
Còn bức tranh Sattler
Trước bàn giấy anh ngồi
Mất đi là sự phản bội!
Được sự hướng tâm mới
Trong tình yêu thủy chung
Mất là là sự giả dối!
Được sự chân thật mới
Của mình và kí ức
NgộX là thường hằng
Thà thương kí ức đẹp
Còn hơn than phiền về
Hiện tại hạ liệt tha nhân
Điều này không xứng đáng!
ĐỗNguyễn

Buông
Quá đủ gánh nặng đau
Đến lúc mình buông xuống
Vì chỉ là cục đá
Nào phải là kim cương!
ĐỗNguyễn

Trỡ về chính mình

NgoX,
Thời gian qua mình đã
Tìm lại được Ngộ rồi
Em là người ta yêu
Và chúng ta tri kỉ!
ĐỗNguyễn

Chương trình H

1.
Hôm nay tìm được chương trình
Hữu ích
Đang test.
Vui!

2.
Chủ nhật
Êm ả
Giấc ngủ ngon!

3.
Atta hi attano natho!

4.
Đọc báo Giác ngộ,
Kể về một bà
Nghe theo Sư hổ mang
Để tự phá gia can!

5.
Xá lợi phất thấy dáng A xà chí
Dáng vóc và ăn nói uy nghi
Đệ tử của đức Phật Gotama
Liền ngưỡng mộ

6.
Báo Tuổi trẻ
Kể về một nhóm trẻ kia,
Ăn nói thì xấc láo

Hợm hỉnh như kì nhông!
Bị bắt quả tang khi làm bậy
Chúng khai:
Sư phụ là một tên Sư giả

7.
Atta hi attano natho!
ĐỗNguyễn

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Hospitalhof



Hôm đi Reutlingen về
Anh để xe Vespa ở Bahnhof
Vì trời mưa..

Hôm qua, anh ra lấy xe về
Đi bộ
Ngang qua tìm nhà Diễn thuyết
Hospitalhof

Căn nhà cũ không còn
Giờ đây là một Building lớn
Hospitalhof mới!

Vui!

ĐỗNguyễn
--
Hình ảnh đi phố:











TẤT CẢ CHÚNG SANH ĐỀU CÓ PHẬT TÁNH.

 Chiếc lá..

Bài này không thấy đề tên tác giả, bài thơ cuối là của sư ông Nhất Hạnh:

Bụt là vầng trăng sáng
Đi ngang trời thái không
Hồ tâm chúng sanh lặn
Trăng hiện bóng trong ngần.
Nhất Hạnh

Phật diệu hiền vầng trăng sáng
Trăng mười tám lồng lộng án mây khuya
Lòng viễn xứ nhớ về Ngộ
Em là Phật vằng vặc đồi tuyệt đẹp!
ĐỗNguyễn


Trích:
..

Sau bốn mươi chín ngày tham thiền nhập định dưới cội tất-bát-la, đức Thế Tôn chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, bừng khai tuệ nhãn, thấy rõ chúng sanh hiện hữu khắp trong tứ sanh lục đạo đều có chung một thể tánh viên minh, thanh tịnh vắng lặng mà bất cứ một ai nếu hồi tâm phản chiếu, thực tâm tu tập đều có thể thành tựu thánh quả an lạc giải thoát.

Qua đó chứng tỏ: đạo không ở đâu xa mà đạo ở trong tự thân của mỗi người. Mỗi con người là một vị Phật nhưng vì chơn tâm bị vô minh che lấp nên việc thành Phật, tác Tổ không thể chứng nhập; vì vậy chúng ta có thể biết rằng lục phàm tứ Thánh không ngoài cái tâm.

Điều đó đã được chứng minh rất rõ ràng trong tam tạng thánh điển mà cụ thể là trong kinh Pháp Hoa, Phật dạy rằng: “Ta ra đời vì một đại sự nhân duyên là khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật”. Tri kiến Phật ở đây khi ở chúng sanh chính là Phật tánh còn khi ở loài vô tình gọi là pháp tánh. Rõ ràng hơn nữa, qua một số trích dẫn sau, chúng ta sẽ thấy rõ người xưa hiểu Phật tánh là thế nào ở loài hữu tình hay vô tình.

Sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, vào thời Đông Tấn ở Trung Quốc, có vị Cao Tăng hiệu là Đạo Sanh (người ta thường gọi là Sanh Công), người ở Cư Lộc, là một học giả kinh Niết-bàn. Thuở nhỏ, Ngài thông minh trí tuệ hơn người.

Ngài cùng với Tăng Duệ, Đạo Dung, Tăng Triệu là những vị đệ tử tài ba xuất chúng trong hàng đệ tử của ngài La Thập, bốn vị này được gọi là Quan Nội Tứ Thánh. Ngài là người tinh thông học thuyết của các vị Long Thọ, Đề-bà, cảm thương cho các học giả đương thời bị trệ nơi kinh văn, hiểu cạn cợt nghĩa lý viên dung của Phật đà nên Ngài nghiên cứu sâu lý Hữu, Không, Nhân, Quả, sáng lập thuyết: “Thiện bất thọ báo và đốn ngộ thành Phật”, giải thích cho mọi người liễu tri.

Nhân khi xem kinh Niết-bàn, Ngài cho rằng: Nhất-xiển-đề đều được thành Phật, khiến cho đại chúng tăng sĩ bấy giờ hoang mang. Do lúc ấy, kinh Niết-bàn chưa truyền đến Trung Hoa nên người nghe khó tin, vì thế đả phá tẩn xuất Ngài ra khỏi chùa. Về sau, khi kinh Đại Bát-niết-bàn do ngài Đàm Vô Sấm dịch truyền đến phương Nam thì lời Ngài nói trước đây mới ứng thực và mọi người mới khen thực lời Ngài có kiến thức cao vời.

Theo truyền thuyết, một hôm, nhân cuộc đàm đạo giữa hội chúng, ngài Đạo Sanh nói rằng: “Ai bảo đá không có Phật tánh là người ấy phản lại lời dạy của đức Thế Tôn”. Trong hội chúng ngạc nhiên và yêu cầu Ngài chứng minh lời nói của mình để cho họ hiểu. Thế là Ngài đến núi Hổ Khâu ở Giang Tô để tịnh tu. Ngài gom đá sắp thành hàng làm đồ chúng. Lúc bấy giờ, Ngài đứng trước những viên đá kia nghiêm trang dõng dạc thuyết một thời pháp. Khi Ngài thuyết đến đoạn: “Hôm nay, ta y theo kim khẩu của đức Thế Tôn mà tuyên thuyết lại rằng: tất cả xiển đề đều có Phật tánh. Nếu lời ấy sai thì các ngươi vẫn nằm tự nhiên, bằng nếu các ngươi nhận đúng lời ta nói là y như lời Phật dạy thì các ngươi hãy gục đầu nhận lãnh.”

Câu nói của Ngài vừa dứt thì tất cả những viên đá kia gục đầu và lăn xuống triền núi. Những vị Tăng sĩ chứng kiến cảnh tượng kia liền quỳ xuống đảnh lễ và xin Ngài truyền trao tâm pháp. Sau này, ngài Đại sư Thái Hư đi viếng núi Hổ Khâu đã làm bài thơ tán thán. Có câu liên quan đến việc đá nghe pháp gật đầu như sau:
“Tiên nữ rưới hoa hà xứ xứ
Sanh Công điểm thạch vị gian đài”.

Vậy nên: “Trăng sao có thể rơi, núi đá có thể lở, biển đại dương có thể cạn nhưng những lời đức Thế Tôn dạy vẫn không bao giờ sai trật”.
Để minh chứng thêm những lời đức Phật dạy là chân thật ngữ, trong chuyện thiền có kể đến câu chuyện khế hợp với căn cơ của hội chúng mà chỉ bày pháp thoại khác nhau: Có người đến hỏi ngài Triệu Châu Tùng Thẩm: Con chó có Phật tánh không? Ngài đáp: Không. Người kia thắc mắc: Sao trong kinh Phật dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh?” Ngài giải thích: vì bị nghiệp thức che đậy nên con chó không thấy, không biết, nên có cũng như không.

Một lần khác có người đến hỏi Ngài: Con chó có Phật tánh không? Ngài đáp: Có. Người kia gạn hỏi: Đã có Phật tánh vì sao lại chui vô đãy da nhơ nhớp lông lá lùi xùi như vậy? Ngài giải thích: Vì biết mà cố phạm. Biết là tánh sáng suốt, là Phật tánh nhưng không tránh khỏi nên phải chui vào đãy da nhơ nhớp.

Chúng ta cũng vậy, bấy lâu nay lang thang trong bể khổ trầm luân sanh tử, cũng bởi vì si mê lầm chấp, bỏ giác hiệp trần, không nhận chân ra được bộ mặt thật của chính ta, không thấy chủ nhân ông của chính ta trong từng sát na nên cứ chạy theo ảo giác vọng tưởng bên ngoài, rồi xa dần tánh giác. Tưởng giả là thật, thấy thật tưởng giả, thấy chơn tưởng vọng, tưởng vọng là chơn, cứ xoay vòng đảo điên như vậy nên không tìm cho mình được lối ra. Thật, giả khó phân thì đạo pháp làm sao khế hợp.

Cho nên, đức Phật mới đưa ra nhiều pháp môn, trong đó bốn phương pháp mầu nhiệm đánh mạnh vào cái mê tham chấp của chúng sanh, chỉ cho chúng sanh thấy rõ cuộc đời là một biển khổ, có khổ thì có nguyên nhân đưa đến đau khổ, mà nguyên nhân đó lại chính là vô minh, tham ái, chấp thủ của chúng ta. Sau khi thấy khổ thì chúng ta mới liễu ngộ được có khổ thì sẽ có không khổ và cố gắng tu tập để đạt được hạnh phúc.

Chính do vì chúng ta vẫn thấy rõ tập đế là nguyên nhân dẫn dắt chúng sanh loanh quanh trong lục đạo, là sai trái và đem lại đau khổ, dù thấy thì thấy, biết thì biết, học thì học nhưng đâu có ai thực hành, dứt bỏ cho nên chúng ta không thể tự thân tác chứng.

Thấy là một lẽ, học là một lẽ, vẫn biết vẫn quán nhưng hành là một việc khác, đến khi gặp sự việc thì tất cả sự thấy biết với cái tâm chấp ngã của mình thì càng rõ ràng hơn, mới thấy rằng bản ngã của con người rất lớn. Vậy nguyên nhân chính của sự đau khổ là do đâu?

Có phải là do cái tâm vô minh chấp ngã đã hằng hữu lâu đời lâu kiếp của chúng ta không? Hay là cái tâm chấp thủ sanh khởi trong hiện tại? Nên biết rằng, cái tâm của hôm nay là cái tâm của tất cả sự huân tập những sự vật thật hay giả trong quá khứ tạo thành. Cái tâm đó song hành với chúng sanh từ khởi nguyên cho đến lúc thành Chánh giác.

Khi còn chúng sanh thì nó hiện hữu, còn khi thành Phật thì nó liền chuyển mê thành ngộ, chuyển thức thành trí, và lúc này cái tâm ấy không còn hiện hữu mà là một thể thanh tịnh hoàn toàn. Trong cuộc sống chúng ta cũng vậy, bị đoanh vây bởi lưới nghiệp phiền não vô minh nên không lúc nào nhận chân ra được sự thật của vạn pháp để phản quang tự kỷ, dẫu có biết điều đó là sai trái nhưng chúng ta vẫn cứ làm một cách thản nhiên mà không suy nghĩ hậu quả của nó sẽ như thế nào.

Câu nói của ngài Triệu Châu như một lằn roi đánh thật đau vào tâm thức của tất cả chúng ta. Khiến chúng ta phải giật mình tỉnh mộng rằng, mình đang là người học Phật tu Phật, vậy mình đang sống như thế nào? Sống có thực sự làm trong sáng được cái tâm mình chưa, làm cho Phật tánh ngày càng sanh khởi chưa? Hay là đang còn trong trạng thái mê mờ cố chấp? Nhờ câu nói đó mà chúng ta mới thấy mình có tuệ giác, có khả năng thành Phật mà không lãng quên đi thệ nguyện của mình.

Trong kinh, đức Phật dạy: “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”. Điều đó một lần nữa khẳng định, mỗi chúng ta đều có một viên minh châu giấu sẵn trong chéo áo nhưng vì mãi u mê làm tên cùng tử lang thang khắp nẻo đường lục đạo không thấy rõ mà thôi. Nếu được ai chỉ bày hay hướng dẫn và chúng ta thực tâm tu học thì viên minh châu đó sẽ được trả về cho chủ nhân của nó.

Cũng bởi vì “biết mà cố phạm”, biết tham dục, biết sân giận, biết si mê là gốc của khổ đau luân hồi nhưng mà mấy ai chịu chấm dứt được. Thậm chí chúng ta biết rằng, rượu là giới cấm, người tu tập không được uống, nhưng khi đi chung với nhóm bạn bốn người, ba người kia rủ ngồi xuống uống rượu, chúng ta, vì thói thường của thế sự, vì sợ quê, vì tự ái, vì bản ngã mà đã mặc nhiên đi ngược lại lời nguyện của mình đã tuyên thệ trước Phật tổ. Điều này rõ ràng biết mà vẫn cố phạm.

Ngoài ra, có những lãnh vực cũng khó phân biệt được trong phạm vi này, tùy theo từng cấp độ mà thẩm định giá trị có tư cách cá nhân hay phẩm hạnh tròn đầy hay không mà thôi. Đứng ở phương diện thực sự độ sanh của các vị Bồ-tát, tùy phương tiện muốn độ một ai đó hay vì lợi ích chung mà quý Ngài đã ứng hiện phạm giới, còn chúng ta không nên bắt chước quý Ngài trong khi công hạnh của mình chưa đầy đủ, hay nói đúng hơn chưa thể nhập được một phần thể tánh viên minh, tự tại vô ngại.

Chúng ta hôm nay may mắn được có được thân người, có đủ trí tuệ, gặp được cơ duyên học hỏi Phật pháp, kết thiện duyên với đạo giải thoát đúng là một điều thật sự khó khăn. Vì thế, chúng ta cần phải nỗ lực tiến tu, đừng để một khi mất thân người nầy rồi thì muôn kiếp không thể gặp lại. Trong bài phục nguyện hồi hướng buổi chiều, các Tổ chế ra bài cảnh tỉnh rằng: “Ngày nay đã qua, mạng cũng theo đó mà giảm dần, như cá bị rút nước nào có gì là an vui, vì thế các ngươi hãy siêng năng tinh tấn như cứu lửa cháy đầu, hãy luôn nhớ nghĩ đến cảnh vô thường, cẩn thận không nên buông lung”.

Lời cảnh tỉnh chứa đựng một lời răn thống thiết khuyên dạy hàng đệ tử, cảnh tỉnh mọi người đang sống hiện hữu ở đời hãy cố gắng sống sao cho lợi ích, đừng luống qua thời gian rồi không biết mình sống chết ra sao? Một hơi thở ra mà không thở vào là sang một đời sống khác. Thế nên phải luôn siêng năng tinh tấn không nên biếng trễ, bởi thân người khó gặp, Phật pháp khó nghe nên phải cảnh tỉnh trong từng giây từng phút. Đừng để khi tấm thân này mất đi, hối tiếc nào có lợi ích gì?

Chúng ta hãy suy gẫm lời Phật tổ dạy, gần gũi bậc thiện tri thức cùng sách tấn để dìu dắt nhau tiến lên bờ giải thoát.

Giải thoát không dành cho những con người biếng nhác, giải đãi, do đó trong từng sát na tâm niệm, trong từng giây phút hiện tại, chúng ta hãy luôn trân trọng những giây phút sống sao cho tâm được an tịnh, trong sáng, huân tập và sống với chánh tâm chánh niệm, có như vậy thì chúng ta sẽ không xa con đường thể nhập Thánh trí. Còn nếu không thì chúng ta mãi làm kẻ lữ hành lạc loài trên sa mạc không biết đâu là ngõ để quay về. Đức Phật chỉ là bậc Đạo sư làm người hướng dẫn cho chúng ta đi qua sa mạc, đã có người dẫn đường chỉ cần trong mỗi chúng ta hãy nỗ lực để đi hay không mà thôi. Nếu chúng ta cứ chấp chặt và không tin vào lời Đạo sư hướng dẫn thì mãi mãi chúng ta sẽ loanh quanh và chết gầy chết mòn trên sa mạc, còn nghe lời thì chúng ta sẽ vượt thoát ra khỏi sa mạc và đến được nơi an ổn.

Vì thế, trong tu tập có những pháp hay, chúng ta hãy chia sẻ cùng dẫn dắt tu tập để cùng nhau vượt qua những chặng đường cam go thử thách, phía trước chắc còn nhiều chông gai đang chờ đợi, mỗi bước đi của chúng ta là mỗi bước đi lượm lặt những chông gai để biến con đường đi của chúng ta trở thành một con đường bằng phẳng trong sạch. Làm được như vậy thì đó chính là lợi ích chung của một vị hành giả đang dần tiến đến Phật đạo. Cảm hóa hữu tình hay vô tình, con đường đó chính là con đường để đi vào đạo lộ Phật tánh của mỗi chúng sanh.

Chỉ khi chúng ta thể nhập được Phật tánh thì lúc đó tâm tánh của chúng sanh và ta hoàn toàn không khác, tất cả muôn vật cây, cỏ, đá, hoa… cho đến con người không cái gì không là pháp, là Phật. Vì thế mới gọi là: “Phật pháp bất ly thế gian giác” có nghĩa là Phật pháp không ngoài các pháp thế gian mà giác ngộ. Cũng như ngài Huệ Năng khi nghe pháp ngộ đạo, Ngài thốt lời than rằng: “ai dè tánh mình vốn sẵn thanh tịnh, ai dè tánh mình vốn chẳng sanh diệt, ai dè tánh mình vốn sẳn có đủ, ai dè tánh mình không lay động”; để một lần nữa cho biết tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Phật tánh ấy chính là tự tánh thanh tịnh tâm của mình.

Bụt là vầng trăng sáng
Đi ngang trời thái không
Hồ tâm chúng sanh lặn
Trăng hiện bóng trong ngần.
--
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=379436648861296&id=379434415528186&substory_index=0

Công án: "Con chó của Ngài Triệu Châu"



Trích từ: (1)

Kính thưa Thầy! 

Con may mắn đọc được công án: con chó của Ngài Triệu Châu. Lúc đó con không hiểu vì sao ngài Triệu Châu lại nói con chó không có Phật tánh (vô), trong khi đức Phật lại nói rằng tất cả hữu tình đều có Phật tánh. Nhưng suy nghĩ lại con giật mình vì thấy chẳng khác. Dù là người chăng nữa, bị vô minh che mờ mà tạo nghiệp thì cũng là nhân làm vô minh dày thêm, che khuất Phật tánh. Vậy dù có Phật tánh mà không nhận ra thì cũng như không có (vô).

Nghĩ về chữ "vô" trong công án của Ngài Triệu Châu thì chữ "vô" không phải đối lập với "hữu" mà chính là vô phân biệt. Chìa khóa của công án này có phải hướng đến phá bỏ chấp ngã, xem giữa có và không, hữu hình và vô hình... đều chẳng khác? Giống như khi đối diện giữa cái sống và cái chết thì đều bình đẵng như nhau, không tham ái cũng không chán ghét bên nào. Đó chính là Phật tánh, là chữ "vô" mà Ngài Triệu Châu ám chỉ? Xin bạch Hòa thượng hoan hỷ chỉ dạy cho con.

Trả lời của Thày Viên Minh: 

Con hiểu như vậy là đúng. Triệu Châu thấy nhiều người nghe "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh" thì cái ngã của họ liền chấp "có" và gán cho tánh ấy là "thường" là "lạc"... để rồi sinh ra thường kiến, hữu kiến, v.v... Triệu Châu nói "vô" chính là để phá cái tà kiến ấy đang hình thành trong tâm trí người hỏi.
--
(1)
http://coinguonhanhphuc.blogspot.de/2013/04/cong-con-cho-cua-ngai-trieu-chau.html

5 loại công án

Ngộ thương,

Công án như 1 loại studienarbeit trong đại học, các thiền sư cho Công án về phật pháp cho các thiền sinh quán chiếu khi ngồi thiền cũng vậy..

ĐN

Trích từ  wiki (1)


Trong tông Lâm Tế tại Nhật, các vị Thiền sư thường phân biệt năm loại công án:
  1. Pháp thân công án (zh. 法身公案, ja. hosshin kōan): chỉ các loại công án có thể giúp đỡ thiền sinh chỉ một bước một vượt thế giới nhị nguyên, lần đầu chứng ngộ trực tiếp Pháp thân (sa. dharmakāya, ja. hosshin), Phật tính (sa. buddhatā, ja. busshō), theo Tâm kinh thì gọi là "Sắc tức là Không". Rất nhiều công án trong các tập danh tiếng được xếp vào loại này mà nổi danh nhất có lẽ là công án thứ nhất của tập Vô môn quan với tên "Con chó của Triệu Châu" (Triệu Châu cẩu tử 趙州狗子).
  2. Cơ quan công án (zh. 機關公案, ja. kikan kōan, 'cơ quan' ở đây có thể hiểu là bộ phận, dụng cụ): mục đích của các Pháp thân công án là thế giới bất phân biệt, nhưng thiền sinh chưa được dừng chân nơi đây. Cơ quan công án hướng dẫn thiền sinh đến một bước nữa, phân biệt trong thế giới không phân biệt, ngộ được lí "Không tức là Sắc". Được xếp vào loại này là công án 17 và 37 của Vô môn quan.
  3. Ngôn thuyên công án (zh. 言詮公案, ja. gonsen kōan): chỉ những công án mà thiền sinh phải tham quán ý nghĩa tột cùng của ngôn ngữ mà chư vị tiền bối sử dụng hoằng hoá (ngôn thuyên nghĩa là ngôn ngữ giải thích kĩ càng, trọn vẹn). Các vị Thiền sư sử dụng ngôn ngữ rất tài tình, đầy thi vị nhưng điểm đặc sắc nhất là các ngôn ngữ này không hề dừng bước chỉ trong khuôn khổ thẩm mĩ mà vượt qua cả nó, bao hàm ý nghĩa cùng tột, trực chỉ chân lí. Đại diện cho loại công án này chính là Bích nham lục của Thiền sư Viên Ngộ. Một số công án trong Vô môn quan cũng được xếp vào loại này (21, 24, 27, 30, 33, 34).
  4. Nan thấu công án (zh. 難透公案, ja. nantō kōan): chỉ những công án rất khó (nan) lĩnh hội (thấu) vì những sự đối nghịch ngay trong trường hợp được trình bày. Các công án thuộc loại này giúp thiền sinh khinh an thấu rõ được sự vô ngại của sự vật, có thể nói theo giáo lí của Hoa nghiêm tôngSự sự vô ngại (zh. 事事無礙). Chính sự chinh phục, thấu hiểu lí này là yếu tố của tâm tư khinh an, tự do tự tại mà các bậc giác ngộ thụ hưởng. Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc thường nhắc đến tám công án thuộc loại này mà trong đó ba công án nằm trong tập Vô môn quan, đó là tắc 13, 35, 38. Công án 38 như sau: "Ngũ Tổ Pháp Diễn hỏi chúng: Ví như con trâu đi qua khung cửa, đầu, sừng, bốn chân đều lọt, sao đuôi lại chẳng lọt được?"
  5. Ngũ vị công án (zh. 五位公案, ja. goi kōan): chỉ các công án cuối cùng mà thiền sinh phải vượt qua. Các công án này có liên hệ trực tiếp với Ngũ vị quân thần (Động Sơn ngũ vị) của vị Khai tổ tông Tào Động là Thiền sư Động Sơn Lương Giới. Kinh nghiệm giác ngộ của thiền sinh—đạt được qua bốn loại công án trước—được thử thách lần cuối.
Là một phương tiện tối trọng để đạt giác ngộ, phép quán công án đòi hỏi ba yếu tố mà thiền sinh phải đạt được, đó là Đại phấn chí, Đại nghi đoànĐại tín căn. Đại tín ở đây được hiểu như là niềm tin tuyệt đối vào khả năng giác ngộ của chính mình, Đại phấn chí là sự tinh tiến, kiên trì dũng mãnh. Đại nghi đoàn ở đây không có nghĩa nghi ngờ bình thường mà chỉ trạng thái tập trung tư tưởng tuyệt đỉnh. Các điểm mâu thuẫn trong công án có nhiệm vụ gia tăng Đại nghi đoàn này và Thiền sư Bạch Ẩn bảo rằng: "Đại nghi - Đại ngộ" (zh. 大疑大悟), nghĩa là càng nghi nhiều, càng ngộ sâu.

--
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_%C3%A1n

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Thông II


Đậu phụng và dưa Trung hoa

Thông II

Ngộ thương,

Có những việc chỉ xảy ra 1 lần ví dụ như tang lễ, là anh em cô cậu và là người bạn, thì không thể không đi.
Anh nhớ có lần em phải bay lên QL để tham dự một đám táng người thân, lần đó anh nhớ mãi..

Quyết định đi dự tang lễ cho Thông là đúng đắn.
Lần đầu tham dự tang lễ trong 1 nhà thờ, có mục sư giảng.
Người tham dự hàng 100 người..

Có các bạn ở Stuttgart cũng về, H+Mai, Ngọc, Tuyết, Hoàng..
Chi hội Phật tử, hội thánh Tin lành..
Cộng đồng người Việt..
Bà con, bạn bè,,

ĐỗNguyễn
một ngày có ý nghĩa

Công án và Ngộ

Giới thiệu

Ngộ thương,

Hôm nay vừa thức dậy thôi
Bên cà phê sáng bổng nghe về thiền
Sư Nẫu oang oang trên mic
Đàm luận với anh PH cũng vui
Chủ đề công án trong thiền...

Do đó, mình thử tìm hiểu công án là gì?
...
Wiki viết:

Công án là 1 chủ dề trong thiền tông Trung Hoa và Nhật bản. Thiền sư Lâm tế và môn phái Tào động xử dụng công án để giãng dạy môn sinh.


Công án (zh. gōng-àn 公案, ja. kōan) cố nguyên nghĩa là một án công khai, quyết định phải trái trong quan phủ. Trong Thiền tông, thuật ngữ quan trọng này chỉ một phương pháp tu tập thiền định đặc biệt.

Công án có thể là một đoạn kinh, một kinh nghiệm giác ngộ, một câu chuyện về một vị sư, một cuộc đàm thoại, vấn đáp hay một cuộc pháp chiến. Nhưng chúng có chung một điều là đề cập đến thể tính của vạn vật. Đặc trưng của công án là thường thường nghịch lí, "nằm ngoài phạm vi của lí luận". Công án không phải là "câu đố" thông thường vì nó không hề được giải đáp bằng lí luận, muốn hiểu nó phải nhảy qua một cấp độ khác của nhận thức.

Khoảng giữa thế kỉ thứ 10, Thiền tông bắt đầu dùng công án như phương tiện để giáo hoá và các thiền sinh sử dụng chúng làm đối tượng quán tưởng trong lúc thiền. Vì lời giải của công án thường nằm ngoài lí luận, nên thiền sinh thấy rõ giới hạn của tư duy và bị buộc phải chuyển hoá tâm thức bằng một bước nhảy của trực giác, nhảy qua khỏi sự mâu thuẫn của lí luận nhị nguyên. Với tâm thức này, thiền sinh có một kinh nghiệm trực tiếp về thể tính. Phương tiện công án được phổ biến trong các dòng thiền Lâm Tế tông, Tào Động tôngTrung QuốcNhật Bản. Người ta cho rằng, gom góp lại có tất cả khoảng 1700 công án - một con số mang giá trị trừu tượng - và trong số đó 500-600 ngày nay còn được lưu hành tại Nhật. Phần lớn các công án được ghi lại trong các tập như Vô môn quan, Bích nham lục, Thong dong lục, Lâm Tế lục.

Người ta thường nhắc đến việc sử dụng công án làm phương tiện tu tập trong tông Lâm Tế nhưng chính tông Tào Động cũng thường hay sử dụng. Các vị Thiền sư sau này khuyến khích môn đệ của mình tham quán công án nhằm cản trở tâm thức của thiền sinh trở lại tâm trạng của phàm phu - sau khi đã nếm được mùi vị giác ngộ lần đầu, có thể gọi là "lần đầu thấy đạo". Ngoài ra, việc quán công án cũng giúp thiền sinh phát triển và mở rộng kinh nghiệm giác ngộ cho đến lúc tỉnh ngộ triệt để, được thầy ấn khả.

Khi trắc nghiệm sự chứng ngộ của môn đệ trong lúc tu tập công án cấp cao, các vị Thiền sư thường đặt ra những câu hỏi đặc biệt, hỏi ngang dọc, hỏi về sự liên hệ của công án (thiền sinh đang quán) với giáo lí Đại thừa, đặt những câu hỏi mới, khác biệt (tạp tắc 雜則, ja. zassoku) song song với công án gốc (bản tắc 本則, ja. honsoku) và vì vậy, công án chính được sáng rọi cùng tận bằng nhiều cách khác nhau. Điều dĩ nhiên là thiền sinh không thể tham quán tất cả 1700 công án nhưng một số tương đối lớn được tham quán và thiền sinh được trắc nghiệm tường tận.

Bản tắc (zh.本則, ja. honsoku) nghĩa là "Quy tắc căn bản", là một cách gọi khác của một Công án, được sử dụng trong hai tập Bích nham lụcVô môn quan để phân biệt với những thành phần khác của công án như "thuỳ thị", "trước ngữ," "bình xướng".
--
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_%C3%A1n

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Römer-Schanze

Suối bên Chùa, kỉ niệm với Thông


Thông

Hàng trăm người đến tiễn đưa
Công viên mùa Lễ đong đưa nắng chiều
Bạn bè Stuttgart cũng về
Phút giây còn đó sẽ là dư âm
Ta về áo trắng giày nâu
Chào bao bầu bạn giống nòi thân nhau
Tan về cất bước qua cầu
Nghe con suối ấy nhiệm màu trong veo!

ĐỗNguyễn
hôm nay đi dự Lễ táng..

 Sau buổi lễ trong nhà thờ

 

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Ngộ







Ngộ
Ai bằng cô gái ta yêu
Êm êm giọng nói hương quê ngày nào
Lâu rồi chẳng được cùng nhau
Hàn huyên tâm sự như là ngày xưa!

ĐỗNguyễn
nhớ add nick..

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

12.5.2015 với Ngộ






12.5.2015

Ngày này kỉ niệm dễ thương
Một thời mình đã cùng nương nhau nhiều
Từ trưa cho đến xế chiều
Tâm hồn hai đứa hiu hiu mộng đời
Dù cho vật đổi sao dời
Một thời thật đẹp du chơi dấu tình!

ĐỗNguyễn
nhân ngày kỉ niệm 12, anh tặng Ngộ, người con gái thương yêu và kì lạ của mình!

Bai hay tang Ngộ

                                                   Mùa thu giấu em



Sai lầm lớn nhất của con người
Thày Viên Minh



… Tính chất của Pháp nơi mỗi người chúng ta là giống nhau. Nhưng trên hiện tướng mỗi người đều khác. Tất cả vật chất (28 sắc pháp) cuối cùng chỉ còn là yếu tố đất, nước, lửa, gió và hư không (trong kết cấu của đất, nước, lửa, gió luôn có khoảng không). Do đó, hư không là môi trường để đất, nước, lửa, gió có sự cấu tạo.

Còn tính chất cái Tâm (danh pháp) của chúng ta thì có hai phần: Phần thể tánh và phần tướng dụng. Thể tánh của tâm là biết tất cả pháp nên gọi là tánh biết. Tướng dụng của tâm thì có đến 121 loại tâm và 52 tâm sở. Tâm có rất nhiều loại: Thiện, bất thiện, hữu nhân, vô nhân, duy tác v.v... Mỗi tâm lại bao gồm một số tâm sở.

Tánh biết không sinh diệt có thể thấy được sắc pháp, tâm pháp, tâm sở pháp và Niết-bàn, còn sáu thức sinh diệt thì biết các đối tượng sinh diệt của chúng.

Duyên khởi sắc pháp nơi mỗi người khác nhau trên hiện tướng... nhưng bản chất sắc pháp của mọi người lại giống nhau nơi yếu tố đất, nước, lửa, gió, hư không. Cũng vậy, duyên khởi của tâm và tâm sở của mỗi người đều khác biệt nơi 121 loại tâm cũng như 52 tâm sở nhưng lại đồng quy về Tánh Biết.

Theo Dịch lý, tất cả trời đất thiên biến vạn hóa gom lại có 64 quẻ, hình thức gồm có kiền, khôn, bỉ, thái, vinh, hư, tiêu, trưởng…, 64 quẻ rút lại còn 8 gọi là bát quái, bát quái rút lại 4 gọi là tứ tượng, 4 còn lại 2 gọi là âm dương hay lưỡng nghi mà cái hai xuất phát từ cái một, đó là Thái Cực.

Ban đầu từ thái cực (một) sinh lưỡng nghi tức 1 hào âm và 1 hào dương, sau đó hai hào này kết hợp lại thành cặp 2 hào mà thành tứ tượng. Tứ tượng lại thêm 1 hào âm hoặc 1 hào dương nữa thành 3 hào, có 8 lần 3 hào thành bát quái, rồi tiếp tục 3 hào này duyên khởi với 3 khác mà thành 64 lần 6 hào, từ đó cứ duyên nhau mà “sinh sinh chi vị dịch” thành ra thế giới trùng trùng duyên khởi. Tuy nhiên, dù đang ở dưới hiện tượng nào thì ngay đó vẫn là Thái Cực.

Vì vậy, mỗi hiện hữu nên trở về với chính mình dù mình là người, cây cỏ hay bất cứ loại gì. Nếu mỗi người mỗi vật biết trở về trọn vẹn với chính mình thì dù là người, vật, hay cây cỏ gì... thì xét cho cùng vẫn là thái cực, không ai hơn ai cả. Vì vậy, đạo Phật nói rằng trở về thấy ra bản chất thật của mình đó chính là giác ngộ.

Kinh Dịch nói rằng "thời bỉ tắc bĩ, thời hanh tắc hanh" nghĩa là mình đang ở hiện tượng nào thì cứ trọn vẹn với hiện tượng ấy, vì khi đến tận cùng của hanh thông thì bế tắc trở lại... và đến khi bế tắc cùng cực thì hanh thông trở lại... cứ vậy mà xoay vần mãi, chỉ trở về với Thái Cực nơi chính mình mới không sinh diệt.

Chính vì tất cả các pháp đều trở về Tánh Biết cũng như tất cả hiện tượng biến dịch đều trở về Thái Cực nên lúc Bồ Tát Sĩ-đạt-ta mới sinh ra đi bảy bước đã nói:

"Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn"

Nguyên văn là:

“Aggo ahaṃ asmi lokassa,

Jeṭṭho ahaṃ asmi lokassa,

Seṭṭho ahaṃ asmi lokassa,

Ayaṃ antima jāti,

Natthi dāni punabbhavo.”

(Ta là tối thượng của thế gian,

Ta là tối tôn của thế gian,

Ta là tối thắng của thế gian.

Đây là lần sinh cuối cùng,

từ nay không còn sinh nữa)

Chữ "Ta" ở đây chính là Tánh Biết hay Tánh Giác nơi bổn tâm thanh tịnh trong sáng (pabhassara citta) sẵn có ở mỗi người. Nếu mỗi người tự biết trở về với Tánh Biết “không sinh, không hữu, không tác, không thành” (Tiểu Bộ Kinh), chứ không phải là cái Ngã luôn có tham vọng nỗ lực tạo tác để trở thành một con người lý tưởng hay bậc Thánh khác...Vì vậy, mỗi người chỉ cần trở về với chính mình, không nên bắt chước Pháp của bất kỳ ai khác. Trước khi Đức Phật ra đời, hầu như tất cả tôn giáo thời bấy giờ đều có lý tưởng sở đắc ở bên ngoài mà Thiền Tông gọi là “hướng ngoại cầu huyền” nên tuyên ngôn đầu tiên của Ngài là hãy trở về chính mình vì tất cả chân lý đều ở đó. Và sau khi đắc Chánh Quả, một lần nữa Ngài tuyên bố:

“Attāhi attano nātho

Ko hi nātho parosiyā

Attanā va sudantena

Nāthaṃ labhati dullabhaṃ” (Dhammāpda 160)

(Ta là nơi nương nhờ của Ta,

không ai khác là nơi nương nhờ được,

trở về với cái Ta thuần tịnh,

chính là nơi nương nhờ hy hữu)

Nguyên lý giác ngộ của đạo Phật rõ ràng là, “Tự mình là hòn đảo của chính mình” (giữa bể khổ trầm luân) hay “Tự mình thắp đuốc lên mà đi” (giữa nẻo vô minh tăm tối), vì vậy, bổn phận của người tu chính là chấm dứt sự tìm kiếm bên ngoài, chỉ trở về thấy ra Bản Tâm Thanh Tịnh hay Tánh Biết Trong Sáng (Pabhassara Citta) là ngay đó giác ngộ giải thoát mà thôi. Tham vọng hay ý chí của bản ngã luôn lăng xăng tạo tác để trở thành... chính là vô minh ái dục, đưa đến phiền não khổ đau. Cho nên, sai lầm lớn nhất của con người là cố gắng tạo tác để trở thành cái khác ngoài chính mình để rồi mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử! Luân hồi được ví như câu chuyện "Anh thợ đục đá". Chuyện kể rằng:



"Có một người thợ đục đá vì làm việc cực nhọc nên luôn không bằng lòng với bản thân mình. Một ngày kia, anh thấy một ông vua ngồi kiệu đi qua, được người hầu kẻ hạ rất oai phong và nhàn nhã. Quả là một người đầy quyền lực mà ai ai cũng đều phủ phục kính nể. Anh ta nghĩ, “Ồ ước gì mình được làm vua thì sung sướng biết bao!”

Thật kỳ lạ, anh ta vừa nghĩ xong thì lập tức được biến thành ông vua. Được làm vua anh ta mặc sức ngao du sơn thủy để hưởng lạc thú trên đời, nhưng rồi mùa hè oi bức đến, mặt trời chiếu nóng nực không chịu nổi. “Thì ra vua cũng không bằng uy lực của mặt trời, ước gì mình được làm mặt trời nhỉ!” Thế là anh lại được làm mặt trời như mơ ước của mình.

Thành mặt trời, anh thể hiện uy lực của mình, chiếu ra vô vàn tia nắng trên muôn loài vạn vật với niềm kiêu hãnh, tự cao. Nhưng chính vì chiếu nắng nhiều quá nên hơi nước bốc lên thành mây che khuất cả mặt trời. Thế là anh ta lại ước thành là mây và cũng được như nguyện. Mây cố che hết mặt trời nên không khí thay đổi không điều hòa đã tạo ra gió, và chính gió thổi mây bay tan tác.

Anh lại ước mình làm gió, và khi đã được làm gió anh ra sức hô phong hoán vũ để thể hiện sức mạnh vô địch của mình. Anh hả hê thấy mình thổi gì cũng được, nhưng khi thổi vào núi đá hết sức bình sinh núi đã vẫn trơ trơ bất động. Anh nghĩ, “Chà, làm núi đá mới là uy dũng”, thế là anh biến thành núi đá. Mặc gió mưa nắng rét anh đứng thật oai phong, kiên cố…

Nhưng chẳng bao lâu anh nghe dưới chân đau nhói, nhìn xuống thì anh thấy người thợ đục đá đang giáng những quả búa tạ vào chân mình đau buốt mà anh chẳng làm được gì, chỉ trân mình chịu trận. “Thợ đục đá lợi hại thật, phải chi mình là anh ta nhỉ” - anh vừa nghĩ xong thì liền thấy mình trở về làm người thợ đục đá năm xưa."



Luân hồi là vậy đó! Chúng ta thường cho là có một cái gì cao quý hơn để đạt tới... nhưng chỉ vì không nhận ra rằng tất cả mọi hiện hữu đều cao quý như nhau nếu biết trở về trọn vẹn với thực tánh của chính mình, đó mới là thật sự giác ngộ giải thoát. Giá trị cuộc sống không phải cái mình cho là tốt nhất để lựa chọn, mà là thấy ra sự hoàn hảo vốn có sẵn trong thực tánh của tất cả mọi sự mọi vật bất toàn.

Tại sao Đức Phật dạy chúng ta chỉ nên trở về với thân, thọ, tâm, pháp? Pháp như thế nào thì thấy biết nó như nó là... như đơn giản đi thì biết đi, đau thì biết đau, sân thì biết sân... cảm nhận nó như nó là với tánh biết hoàn toàn rỗng lặng trong sáng như tấm gương phản ánh sự vật trung thực. Đó chính là tuệ tri. Thật ra, người giác ngộ chính là người thấy ra bản chất đích thực của đời sống chứ không có thái độ nhị nguyên tham ưu, thủ xả (ưa ghét, lấy bỏ). Hay nói cho dễ hiểu là không loại ra khỏi đời sống cái mình ghét bỏ để thay vào đó cái lý tưởng mà mình ưa thích, cũng không hướng ngoại kiếm tìm ảo ảnh do bản ngã và tư tưởng vọng cầu.

Trong Dịch Lý có câu: “Dị giản nhi thiên hạ chi lý đắc hỷ, thiên hạ chi lý đắc nhi thành vị hồ kỳ trung hỷ”- giản dị đến tận cùng thì mới thấy được nguyên lý của trời đất, mà có thấy nguyên lý của trời đất thì thời vị mới trung chính. Thời trung vị chính nghĩa là trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại ngay đây và bây giờ. Dị giản cũng có nghĩa là dừng cái biết lại chỗ không biết (tri chỉ kỳ sở bất tri) thì ngay đó liền khai mở con mắt tuệ giác, không phải là cái thấy biết của lý trí vọng thức. Đó là lý do tại sao Đức Phật, Lão Tử và đức Chúa đều khuyên chúng ta trở về với chính mình trong cái tâm thấy biết hồn nhiên trong sáng của một hài nhi...

(Như Tuệ trích ghi chép từ Pháp Thoại: “Pháp nơi mỗi người - Trọn vẹn với thực tại" - Những bài Pháp ngắn ở Sydney/2013 của Thầy Viên Minh)
--
http://trungtamhotong.org/thuvien/index.php?l_id=445

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

Tang Ngo bai phap tieng anh

Ru ta ngam ngui


The Blessed One said:
One would not chase after the past,
nor place expectations on the future.
What is past
    is left behind.
The future
    is as yet unreached.
Whatever quality is present
one clearly sees    right there,
        right there.
Unvanquished, unshaken,
that's how one develops the mind.

Ardently doing one's duty today,
for -- who knows? -- tomorrow
    death may come.
There is no bargaining
with Death and his mighty horde.

Whoever lives thus ardently,
    relentlessly
    both day and night,
has truly had an auspicious day:
So says the Peaceful Sage.

So luoc ve Kinh dien Phat giao

Ngộ thương,
Hôm nay có duyên lành anh giới thiệu trên đây chủ đề về Kinh Phật.
ĐN
 

So luoc ve Kinh dien Phat giao 


http://budsas.net/dlpp/bai71/index.htm

1. Hoang phap






2. Ket tap


3.Nien dai



4.Tam tang Pali


5. Thu kho Pali


6. La boi

7. Chu viet




 8. Tong quan ve kinh dien Phat giao


9. Pali tang va Han tang






10. Dai tang Kinh Tay tang




TUỔI TRẺ VỚI VẤN ĐỀ DIỆT DỤC


Vuon xua


Ngộ thương,

Duc: mong muốn
Có nhiều loại mong muốn.
Mong muốn điều thiện, mang lợi ích cho xã hội.
Đạo Phật chủ trương Dục như ý túc (37 phẩm trợ đạo) và cũng chủ trương đừng đắm chìm trong dục lạc.
Giới thiệu với Ngộ bài của HT Thanh Từ sau đây:

TUỔI TRẺ VỚI VẤN ĐỀ DIỆT DỤC
HT. Thích Thanh Từ


Tuổi thanh niên là tuổi hi vọng ước mơ, bao giờ cũng nuôi sẵn trong lòng những mộng đẹp. Nhờ sự hi vọng ước mơ ấy, thanh niên mới phát triển hết khả năng để đạt được sở nguyện. Thế mà, nghe đạo Phật đề cập đến vấn đề diệt dục, thật là một việc cằn cỗi khô khan, không thích hợp chút nào với tuổi đang tràn trề nhựa sống, theo quan niệm của họ. Do đó, đa số thanh niên chỉ đứng xa nhìn đạo Phật, thấy như mình không có liên hệ gì với cái đạo già cỗi ấy.





Sự thật, vấn đề diệt dục có phải bóp chết hi vọng, đốt khô nhựa sống của thanh niên không? - Nhất định là không. Đó chỉ là một quan niệm sai lầm. Diệt dục không có nghĩa là diệt tất cả ham muốn, mà chỉ là diệt cái đắm mê ngũ dục (tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ) mà thôi. Nếu nói diệt dục là diệt tất cả ham muốn thì tại sao người tu theo đạo Phật còn ham muốn làm điều thiện, ham muốn cứu độ chúng sanh, ham muốn giải thoát, ham muốn giác ngộ...? Bởi vì người đời đắm mê tiền của, sắc đẹp... cho đó là cứu kính của kiếp sống, trở thành mù quáng và nô lệ nó, nên không tìm ra lẽ chánh, Phật nói:


Người nặng lòng ái dục thì không thấy được đạo, ví như nước lóng lấy tay quậy lên, người đến không trông thấy bóng.

(Kinh Tứ Thập Nhị Chương)


Để được sáng suốt và tự do, Phật dạy người đời phải diệt cái đắm mê ngũ dục. Diệt cái đắm mê chớ không phải diệt hết các thứ ấy. Chính sự ăn uống, ngủ nghỉ đức Phật còn phải dùng kia mà. Vì thế, cần nói một danh từ đúng hơn là Thiểu dục hay Tiết dục.


Tuổi thanh niên là tuổi mong muốn ước mơ, nếu mong muốn xứng với khả năng, hợp với hoàn cảnh là tiến bộ. Trái lại, khả năng một mà mong muốn mười, ước mơ những điều huyễn hoặc viển vông, đó là đi quá đà, chỉ chuốc lấy những thất vọng và đau khổ. Như chàng nông dân kia ước mơ bà công chúa đến phải đau tương tư; hoặc người tàn tật ăn xin nọ ước mơ thành triệu phú mà quên mình đang đói lạnh... Những cái mong muốn ước mơ ấy, nếu không diệt trừ thì con người quên cả thực tại, chỉ sống với mộng tưởng không đâu. Như vậy, vấn đề diệt dục đâu không hệ trọng thiết yếu với tuổi thanh niên ?


Phần đông thanh niên đều nuôi mộng to, nhưng nếu là mộng Thạch Sùng hay Sở Khanh thì những thanh niên ấy là những con vi trùng độc của xã hội. Chính họ sẽ là con thiêu thân thui mình trong ngọn lửa sắc, tài... Bởi vì khi đã say men sắc, tài, danh vọng, con người có thể quên tất cả lẽ phải, mất hết lương tri, nhất là tuổi thanh thiếu niên, tuổi bồng bột nông nổi. Xưa nay biết bao người khi đứng ngoài vòng sắc, tài, danh vọng, họ là bạn tốt, chồng hiền, con hiếu... Nhưng đến lúc bị sắc, tài, danh vọng làm lòa mắt, họ sẽ trở thành con bất hiếu, chồng phụ bạc, người phản bạn... Do đó, nếu không hạn chế tâm tham dục, thanh niên rất dễ lao mình xuống hố trụy lạc.


Tuy nhiên, hạn chế tham dục không có nghĩa là ngăn bước tiến của thanh niên, ấy là hướng họ tiến đúng đường, hợp đạo lý. Lòng ham muốn của thanh niên không cùng, không tận, nếu mở khuôn luân lý, đạo đức cho nó mặc tình bay chạy thì thế giới này sẽ trở thành địa ngục, con người không còn nhân phẩm. Nói thế không phải cấm đoán thanh niên không cho ham muốn, ở đây chỉ cần xoay chiều ham muốn ấy trở thành hữu ích và hướng thiện là tốt.


Giáo lý đạo Phật dạy diệt dục, cũng giáo lý đạo Phật dạy tăng trưởng dục. Nếu không nhận định kỹ, người ta thấy mâu thuẫn ở điểm này. Bốn món Như ý túc, trong Ba muơi bảy phẩm trợ đạo của Phật dạy mà Dục như ý túc là đứng đầu, kế mới Tinh tấn. Lại câu thường ngôn của Phật tử nói: “Tu hành vô dục, đạo quả nan thành.” Thật vậy, có ham muốn người ta mới gắng sức chịu khó làm việc hay tu hành. Thế là, cái ham muốn phải có và đặt nó đứng đầu, khi bước chân vào đạo Phật. Đạo Phật cấm cái dục ích kỷ, sai lầm và đau khổ, nhưng dạy tăng trưởng cái dục vị tha, sáng suốt và an lạc.



Cái dục hợp lý hữu ích ấy, thanh niên cần phải có và phải có thật to. Như ham muốn làm việc xã hội, giúp ích đồng bào... những cái ham muốn này càng to chừng nào thì danh nghĩa thanh niên càng xứng đáng chừng ấy và xã hội sẽ nhờ đó mà tươi đẹp, vui vẻ biết bao!



Lại ham muốn mở mang kiến thức, khai thông trí tuệ, thanh niên không thể thiếu được, mà phải có một cách thiết tha. Vì trí thức là cái cần có của con người, nên thanh niên phải gắng công khai thác nó. Nhờ có ham muốn mở mang trí thức, các cậu học sinh mới hăng hái học tập, mới nhẫn nhịn được những cơn quở phạt của giáo sư và mới đạt được bản nguyện. Nếu một học sinh học chỉ vì sự bắt buộc của cha mẹ, đến trường để tránh việc gia đình... thì học sinh ấy chỉ là những thằng bù nhìn không hơn không kém. Thế là thành công trên việc nhân nghĩa, đạt được trí tuệ cho mình đều do ham muốn làm động cơ.



Nếu là một thanh niên Phật tử, vấn đề ham muốn lại càng to gấp bội phần hơn. Bởi vì đã xưng mình là con Phật, là đã ám tàng mong muốn làm bậc siêu nhân. Do đó, Phật tử lúc nào cũng một lòng chăm chăm ham muốn ban vui cứu khổ cho mọi loài. Họ say sưa làm việc bố thí, say sưa lo cứu độ chúng sanh. Bởi lòng ham muốn thiết tha ấy, rất nhiều Phật tử coi mạng sống mình nhẹ hơn bông, xem nỗi đau khổ của người nặng hơn đá, họ đã hi sinh làm được những việc khó làm. Nếu đã xưng là Phật tử mà không phát tâm ham muốn ban vui cứu khổ cho người, thì kẻ ấy là cái bia khắc tên không.



Chẳng những chỉ ham muốn ban vui cứu khổ cho mọi loài, mà Phật tử cần phải thiết tha mong muốn được giác ngộ và giải thoát. Bởi sức mong muốn này quá mạnh, nên trên đường đạo, Phật tử tinh tấn không dừng. Họ cố gắng tu tập, bền chí gạn lọc từng cái bợn nhơ phiền não trong nội tâm, như người gạn lọc từng mảnh quặng trong khối vàng. Nếu thiếu sự mong muốn, ai không thối lui trong khi gặp muôn vàn trở ngại trên đường đạo!


Phật đã đào luyện cho đệ tử cái mộng to vô kể, tức là cái mộng chuyển thế giới khổ đau thành Cực Lạc, xoay con người phàm tục trở nên Thánh Hiền. Như vậy cái dục của Phật tử rất to, mà càng to lại càng quí, vì nó hướng đúng đường.


Tóm lại, đạo Phật chủ trương diệt dục, nhưng chỉ diệt cái đắm mê ngũ dục, chớ không phải diệt cái dục cứu thế độ đời, siêu phàm nhập Thánh. Tuổi thanh niên là tuổi còn thiếu kinh nghiệm lại nhiều ham muốn, nếu không biết phương pháp tiết chế những cái ham muốn sai lầm, tăng trưởng những cái ham muốn phải hướng thì rất đáng thương hại thay! Đem vấn đề diệt dục của đạo Phật áp dụng vào đời sống thanh niên không phải là một việc kém cần thiết. Có thế, thanh niên mới sống một đời sống cao siêu quảng đại, và xã hội mới mong có ngày vinh quang rực rỡ.



HT. Thích Thanh Từ

(Thiền Viện Trúc Lâm Thường Chiếu)

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

Phật Giáo Khắp Thế Giới

Ngộ thương,

Anh có nhân duyên với lịch sử Phật giáo!
Sau những sách đã đọc của Schumann/ Lịch sử Đức Phật lịch sử và của E. Conze: Lược sử Phật giáo anh cần biết thêm một số câu hỏi và trả lời xung quanh đề tài đó.
Hôm nay, tìm thấy bài này cua TNT dùng tabelle để trình bày chi tiết..
ĐN






Cột trụ kiểu Doric ở Paestum, Italien

















































































Phật Giáo Khắp Thế Giới
Thích Nguyên Tạng
Những sự kiện quan trọng
trong lịch sử Phật Giáo Thế Giới
http://www.tuvienquangduc.com.au/quocte/01pgkhaptg-mocls.html

Phật lịch 
Tây lịch
Phật sự
Thế giới sự
 -220 Thế kỷ thứ 7 trước
Tây lịch
 VNQL 2256/624 Trước TL (Đinh-Dậu) : Thái tử Tất-Đạt-Đa, vị Phật tương lai, giáng trần tại Kapilavastu, gần biên giới Nepal và Ấn Độ.
VNQL 2274/606 B.C (Ất-Mẹo) : Vua Tịnh Phạn buộc Thái tử Tất-Đạt-Đa (19 tuổi) kết hôn với Công chúa Gia Du Đà La.
630-553 B.C: Zarathustra, người khai sáng Đạo thờ lửa.
 -120 Thế kỷ thứ 6 trước
Tây lịch
 VNQL 2284/596 B.C (Ất-Sửu) : La hầu La ra đời; Thái tử Tất-Đạt-Đa (29 tuổi) khám phá bốn cảnh sinh, già, bệnh, chết ngoài cửa thành Ca Tì La Vệ và quyết định từ bỏ cung vàng điện ngọc để xuất gia học đạo.
VNQL 2290/590 B.C (Tân Mùi) : Đạo sĩ Tất-Đạt-Đa (35 tuổi) thành đạo dưới cội Bồ Đề, vùng Uruvilva, hiệu là Thích Ca Mưu Ni và tuyên thuyết bài pháp đầu tiên Tứ Diệu Đế tại vườn Lộc Uyển, vùng Sarnath.
VNQL 2335/545 B.C (Bính Thìn) : Đức Phật nhập diệt tại Kusinara; Lão Tử 27 tuổi, Khổng Tử 6 tuổi.
VNQL 2338/542 B.C (Mậu Ngọ) : Kết tập Kinh điển đầu tiên(First Buddhist council)   tại thành Vương Xá (Rajaghra). Đại hội kiết tập lần này có các đặc điểm như sau: tất cả đều đồng ý giữ nguyên những gì do Phật chế, nhưng tùy nghi áp dụng, không thêm, cũng không bớt. Vấn đề tạng Luật: cả 3 bộ đều nhất trí cho rằng kết tập Luật tạng trước, do Ưu Ba Ly đảm trách, Kinh tạng sau, do A Nan thực hiện. Trong đại hội kết tập này, các chủ trì gồm có: Trưởng lão A Nhã Kiều Trần Như , Phú Lâu na, Đàm Di , Đà Bà Ca Diếp, Bạt Đà Ca Diếp , Đại Ca Diếp, Ưu Ba Ly , A Na Luật . Cuộc kết tập này tham dự vừa đúng 500 vị A La Hán, nên được gọi là cuộc kết tập giáo pháp của 500 vị A La Hán. (Ngũ phần luật, ĐTK. 1421, tr. 190b - 192a)
571-497 B.C : Pythagoras, nhà triết học và nhà toán học danh tiếng của cổ Hy lạp
 -20 Thế kỷ thứ 5 trước
Tây lịch
 469-399 BC: Triết gia cổ Hy Lạp  Socrates

427-347 B.C Triết gia cổ Hy Lạp  Plato ( tên thật là Aristocles)
 144 Thế kỷ thứ 4  trước
Tây lịch
Cuộc kết tập Kinh Điển Phật giáo lần 2  ở thành Tỳ Xá Ly (Vaisali) năm 386 trước TL. Lý do kết tập: Cả hai bộ Tứ Phần Luật (ĐTK. 1428, tr 969c - 970a) và Thập Tụng Luật (ĐTK. 1435,tr 453c - 455c) đều nhất trí với Ngũ Phần Luật cho rằng do 10 điều phi pháp của nhóm Tỳ kheo Bạt Kỳ mà phải mở đại hội kết tập pháp tạng lần thứ hai này. 2. Thời gian kết tập: Ngũ Phần Luật và Tứ Phần Luật đều ghi nhận là sau Phật Niết bàn 100 năm. Riêng thập tụng luật thì bảo sau Phật Niết bàn 110 năm  3. Địa điểm kết tập: cả ba bộ đều nhất trí bảo là tại Tỳ Xá Ly. 4. Thành phần chủ trì cuộc kết tập: Hai bộ kia cũng không khác mấy với Ngũ Phần (xem lại trên), chỉ có cách phiên âm tên của các trưởng lão hơi khác đôi chút mà thôi. 5. Số người tham dự kết tập: Cả ba bộ đều nhất trí cho rằng cuộc kết tập lần này có tất cả 700 vị A La Hán.
6. Về 10 điều phi pháp: Cả ba bộ, kể cả Luật Thiện Kiến (ĐTK. 1462, tr 677c) và Luật Nam Tông (Luật xuất gia quyển thượng, T.K.Hộ tông, 241) cũng ghi nhận là có tất cả 10 điều, nhưng về thứ tự 10 điều thì có đảo lộn chút ít (xem bản so sánh ở sau). Tuy thế nội dung của từng điều thì các bộ gần như nhất trí, chỉ khác nhau về cách diễn giải rộng hay hẹp mà thôi.



Sự phân ly đầu tiên của Tăng Đoàn xảy ra trong Phật giáo và đưa tới sự thành lập của của hai tông phái    Mahayana và Theravada ở Ấn Độ


 384-322 B.C :Triết gia cổ Hy Lạp Aristote, người có công tập hợp, bổ sung và xây dựng nên bộ môn khoa học tổng hợp toàn bộ tri thức của thời đại mình.
356-323 B.C: Alexander Đại Đế
VNQL 2553/327 B.C (Giáp ngọ) : Alexander đại đế quyết định xâm lăng Ấn Độ, sau Phật nhập diệt 218 năm.
322 B.C: Triết gia Aristotle qua đời.
321-187 B.C : Triều đại Mauryan trị vì Ấn Độ
 244 Thế kỷ thứ 3   trước
Tây lịch
VNQL 2608/272 B.C (Kỷ Sửu): Cuộc kết tập Kinh Điển Phật giáo lần thứ 3 tại  Viên Lâm (Uyyànà), thành Hoa Thị (Pàtaliputta), nước Ma-Kiệt-Đà (magadha). Tạng Kinh Pàli được hoàn thành trong lần kết tập này.  Vài điều ghi nhận: 1. Lý do tập kết: Vì các ngoại đạo trà trộn vào hàng ngũ Tăng đoàn làm cho Tăng chúng bất hòa và Phật pháp trở nên hỗn loạn, nên mới mở đại hội kết tập. 2. Thời gian kết tập: Lần kết tập này diễn ra sau Phật Niết bàn 218 năm, tức trước Tây lịch 325 năm. Và công việc được thực hiện trong thời gian 9 tháng. 3. Địa điểm kết tập: Tại Viên Lâm (Uyyànà), thành Hoa Thị (Pàtaliputta), nước Ma-Kiệt-Đà (magadha). 4. Vị chủ tọa cuộc kết tập: Trưởng lão Mục Kiền Liên Tử Đế Tu (Moggaliputta-tissa). 5. Số người tham dự kết tập: Gồm 1000 vị A la Hán (kể cả vị Chủ tọa) đã chứng Tam minh, tinh thông Tam tạng. 6. Người khởi xướng và bảo trợ cuộc kết tập:
Hoàng đế A Dục (sinh khoảng năm 350 trước Tây lịch7. Giá trị của cuộc kết tập:
Hai lần kết tập thứ nhất và thứ nhì sử Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền đều có ghi chép, và đều công nhận. Nhưng lần kết tập thứ ba này chỉ thấy ghi lại trong Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa (Bộ sớ giải Luật tạng của Nam truyền), và Đảo sử Tích Lan. Còn thư tịch của Bắc truyền cho đây là sự kết tập của Bộ pháp mà thôi, nên không công nhận như một cuộc kết tập chính thức.

VNQL 2627/253 B.C (Mậu Thân): Tôn giả Mahinda truyền bá Phật giáo vào Tích Lan, sau Phật nhập diệt 292 năm.
 272-232 B.C : thời gian trị vì của Vua A-Dục (Asoka).

220-206 B.C.E.: Triều đại nhà Hán  của Trung Hoa
 344 Thế kỷ thứ 2   trước
Tây lịch
 200 B.C.E: Sự khởi đầu của Phật giáo Đại Thừa (Mahayana). Văn học Bát Nhã (Prajnaparamita literature.) ra đời.  VNQL 2693/187 B.C (Giáp Dần) : Vương triều Sunga kế thừa triều đại Mauryan tại Ấn Độ.
 444 Thế kỷ thứ 1   trước
Tây lịch
 25-17 B.C.E: Đại Tạng Kinh Pàli được hình thành ở Tích Lan (Sri Lanka).

 Julius Caesar, 100-44 B.C.E
 544 Thế kỷ thứ 1 Tây lịch  Kiết tập Kinh Điển lần thứ 4: vì lý do Tăng đoàn của các bộ phái có những kiến giải bất đồng về kinh điển, . Đại hội tổ chức khoảng 400 năm sau Phật Niết bàn: tại Thành Ca-Thấp-Di-La (Kasmira),  nước Kiền-Đà-La (Gandhàra), thuộc miền Tây Bắc Aán Độ. Chủ tọa cuộc kết tập là Tôn giả Thế Hữu (Vasumitra), với sự trợ thủ của Hiếp Tôn Giả.  Số người tham dự kết tập: 500 vị hiền thánh (kể cả vị chủ tọa) đã đạt địa vị vô lục, tức quả A La Hán. Đại hội được khởi xướng và bảo trợ của Vua Ca-Nị-Sắc-Ca (Kaniska), vị hộ pháp với hoàng đế A Dục.  Thành quả cuộc kết tập lần này là soạn ra ba bộ luận: Kinh sớ, Luật sớ và Luật sớ, gồm ba mươi vạn bài tụng, 9.600.000 lời.   
25-60 A.D : Phật giáo được truyền vào Trung Á và Trung Hoa

70 A.D : Tutus phá hủy đền thờ tại Jesusalem.
78-103 A.D: Tôn giả Kaniska giới thiệu Phật giáo vào vùng Trung Á. Đại hội kết tập lần thứ 4 nhóm tại Tích Lan.

Vua Kaniska trị vì Ấn Độ
VNQL 1876/4 A.D (Đinh Tî) : chúa Giesu ra đời tại Do Thái. Sau Phật nhập diệt 541 năm (Tây lịch được hình thành sau 4 năm chúa Jesu ra đời). Vua Hán Ai Đế năm thứ 3 tại Trung Hoa, niên hiệu Kiến Bình.

 
 644 Thế kỷ thứ 
2 Tây lịch

150 : Bồ tát Long Thọ (Nagarjuna) khởi xướng Trường Phái Tam Luận Tông (Madhyamika) tại Ấn Độ.
.
 744 Thế kỷ thứ 
3 Tây lịch

220 A.D : Phật giáo được truyền vào Việt Nam, Miến Điện, Campuchia và Indonesia
 844 Thế kỷ thứ 
4 Tây lịch
 Đại sư Vô Trước ( Asanga) khai sáng tông phái Du Già ( Yogacara), ngài vốn xuất thân từ dòng dõi Bà La Môn.
Sự phát triển của tông phái Kim Cương thừa tại Ấn Độ

344-413: Pháp sư Cưu Ma La Thập (Kumarajiva, 344-413), được người đời tôn xưng là Tam Tạng Pháp sư, người có công phiên dịch nhiều bộ kinh đại thừa từ Phạn ra Hán. Các dịch phẩm chính của ngài là : Kinh A Di Đà ( Amitabha Sutra, dịch năm 402), Kinh Pháp Hoa (Lotus Sutra, 406), Kinh Duy Ma Cật (Vimalakirtinirdesa, 406), Kinh Kim Cang (Vajracchedika Sutra, 407), Luận đại Trí Độ (Mahaprajnaparamita-Sastra,412), Thập Nhị Môn Luận (Dvàdasadvara Sastra, 409).
372: Phật giáo được truyền vào Triều Tiên

Phật giáo được truyền vào Hungary ( miền trung châu âu) trong thời kỳ di dân của những giống người du mục gốc châu Á, đáng kể nhất là bộ lạc người Hun (một trong những dân tộc châu Á đã xâm lăng châu Âu ở các thế kỷ 4).
372-90 : Phật giáo được truyền vào Trung Hoa và Bắc Triều Tiên.
399-414: Ngài Pháp Hiển (Fa-hsien), một pháp sư người Trung Hoa, vân du đến Ấn Độ, chiêm bái Thánh tích và học tập Kinh điển.

320-490: Triều đại Gupta của Ấn độ




300-400 : Văn hóa được truyền vào Nhật Bản từ nước Triều Tiên và Trung Hoa.
317-589 : Sáu triều đại trị vì Trung Hoa.
 944 Thế kỷ thứ 5 Tây lịch  Đại học Phật giáo Nalanda được xây dựng tại Ấn Độ.

Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) cho xuất bản bộ Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhimagga (The Path of Purity).

399-414: Đại sư Pháp Hiển (Fa-hsien) viếng thăm và chiêm bái Ấn độ.


Tông Tịnh Độ phát triển rộng rãi ở Trung Hoa

401 : Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập ( Kumàrajiva) đến Trung Hoa
402 : Tổ Sư Huệ Viễn ( Hui-Yuan) khai sáng Bạch Liên Xã ( Fellowship of the White Lotus) để xiển dương pháp môn Tịnh Độ tại Trung Hoa, quy tụ trên 3000 người, trong đó 123 vị được tôn là bậc Hiền.
420-452 : Phật giáo được truyền sang Miến Điện và Indonesia
446 : Vua Võ (Nam triều) mở chiến dịch đàn áp Phật giáo Trung Hoa
455-500 : Bộ tộc Hung da trắng xâm lăng Gandhara
 1044 Thế kỷ thứ 
6 Tây lịch
 504 : Vua Võ ( triều đại nhà Lương/Nam Triều) đã trở về với Phật giáo và có nhiều đóng góp xây dựng chùa chiền, in kinh sách, đúc tượng Phật.
520 : Tổ Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) đến Trung Hoa.
552 : Phật giáo được truyền vào Nhật Bản qua ngỏ Triều Tiên.
589-617: thời đại vàng son của Phật giáo Trung Hoa (dưới triều đại nhà Tùy (Sui)
594: Phật giáo trở thành quốc giáo tại Nhật bản.
Phật giáo phát triển mạnh ở Indonesia
 570-632 : Mahammed, người khai sáng Hồi giáo.
590-617 : Triều đại Suei ở Trung Hoa.
 1144 Thế kỷ thứ 
7 Tây lịch
 607 : Chùa Bổn Long (Honryù-ji) đầu tiên được xây dựng tại Thủ đô Nara (Nại Lương), Nhật Bản.
610 : Phật giáo trở thành quốc giáo tại Nhật Bản do công của Thánh Đức Thái Tử.
618-1279 : xung đột giữa triều đại nhà T'ang và nhà Sung, Trung Hoa
629-645 : Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (Hsuan-tsang) hành hương Ấn Độ.
650 : Phật giáo được truyền vào Tây Tạng; Hồi giáo tấn công vào Ấn Độ.
671-695 : Pháp sư Nghĩa Tịnh (I-Tsing) hành hương, chiếm bái và học hỏi tại Aán Độ. Các dịch phẩm chính của ngài là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (Buddhavatamsaka sutra) và Luật tạng (Vinaya-pitaka) của phái Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ Tì-nại-da (Mulasarvastivada) và trên 50 dịch phẩm quan trọng khác. 
676 : Lục Tổ Huệ Năng bắt đầu ra hoằng Pháp
Triều đại nhà Tang của Trung Hoa:   618-906 Thời kỳ bành trướng của Hồi giáo:  630-725
630 : Kinh Koran được biên chép.
 1244 Thế kỷ thứ 
8 Tây lịch

Thiên Thai Tông (Tendai-shù): còn được gọi là Pháp Hoa Tông, được Ngài Trí Khải (Chih-i, 538-597, thường được gọi là Thiên Thai Đại Sư) dựa vào giáo lý Pháp Hoa Kinh mà lập tông tại núi Thiên Thai. Trí Khải Đại sư là tác giả của trên ba mươi luận bản nổi tiếng như Pháp Hoa Huyền Nghĩa (Fa-hua hsuan-tsan), Pháp Hoa Văn Cú (Fa-hua Wen Chu), Ma Ha Chỉ Quán (Mo-ho-chih-kuan)... Tông này được Ngài Tối Trừng (Saicho, 767-822), truyền đến Nhật năm 805.
720 : Phật giáo được truyền đến Thái Lan.
750-850 : Công trình nghệ thuật bảo tháp Borobudur vĩ đại được xây dựng tại trung tâm Java, Indonesia.
767-822 : Thiền sư Dengyo Daishi, Tổ khai sơn tông phái Thiên Thai tại Nhật Bản.
Triều đại Nara ở Nhật Bản: 710-784 Triều đại Heian ở Nhật Bản:  794-1185
751 : Ả Rập tấn công quân đội nhà T'ang và Hồi giáo bắt đầu truyền vào vùng Trung Á.
 1344 Thế kỷ thứ 
9 Tây lịch.
843-845 : cuộc khủng hoảng Phật giáo tại Trung Hoa.Bản dịch Kinh Kim Cương (Diamond Sutra) lần đầu tiên được ấn hành tại Trung Hoa
 1444 Thế kỷ thứ 
10 Tây lịch

1042: Đại sư Atisha ( 982-1054) đến hoằng pháp tại Tây Tạng

983: Kinh điển chữ Trung Hoa lần đầu tiên được ấn hành.

968-1224 : Triều đại nhà Đinh, Lê, Lý và Trần ủng hộ Phật giáo và PG đã trở thành quốc giáo tại Việt Nam.

960-1279: triều đại nhà Sung của Trung Hoa
 1544 Thế kỷ thứ 
11 Tây lịch
 1040-1123: Đại sư Milarepa, là Thánh tăng , là nhà thơ vĩ đại nhất của Phật giáo Tây Tạng.
Công cuộc phục hưng Phật giáo tại Tích Lan và Miến Điện.

Phật giáo Ấn độ suy tàn.
 1028-1034 : Vua Lý Thái Tôn, Việt Nam
 1644 Thế kỷ thứ 
12 Tây lịch
 1140-1390: Phậ giáo phát triển mạnh dưới triều Koryo của Triều Tiên.
1141-1215: Đại sư Vinh Tây (Eisai), người có công khai sáng Thiền phái Lâm Tế  ( Rinzai Zen School) ở Nhật. Ngài xuất gia từ năm mười ba tuổi ở chùa An Dưỡng (Annyo) ở Kibitsu. Ngài đã tìm đường đến Trung Hoa để học đạo trong hai lần, vào những năm 1168 và 1187. Lần sau cùng Ngài về đến Nhật vào năm 1191 và thành lập chùa Shofuku ở Hakata. Ngôi chùa này được xem là thiền viện đầu tiên trên đất nước này. Năm 1215, triều đình Nhật xây dựng Chùa Kiến Nhân (Kennin-ji) tại Kyoto, Ngài được thỉnh về làm chứng minh đạo sư cho ngôi già lam này. Ngài cũng được xem là người có công trong văn hóa uống trà của Nhật, Ngài đã mang giống trà từ Trung Hoa về trồng ở Nhật. Vị thiền sư nổi tiếng của Thiền phái này về sau là ngài Bạch Ẩn (Hakui Ekaku, 1685-1786) với những tác phẩm để đời. Ngày nay ở Nhật có 14 chi phái thuộc dòng Thiền này, tuy không hợp nhất về tổ chức, nhưng vẫn theo đuổi lý tưởng ban đầu của tổ sư Vinh Tây.

1100 : Đại tự Tienningsee được xây dựng tại Bắc Kinh.

1133-1212: Đại sư Pháp Nhiên (Honen Shonin) tổ sư khái sáng Tịnh Độ Tông ở Nhật bản.  Ngài Pháp Nhiên đã công khai hóa pháp môn Tịnh độ vào năm 1175 ở Kyoto. Sau đó nó đã phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng thích nghi với xã hội Nhật, kết quả là có năm chi phái Tịnh Độ xuất hiện từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 13, bao gồm Dung Thông Niệm Phật Tông (Yùzù-nembutsu) do Ngài Lương Nhẫn (Ryonin, 1073-1132) thành lập; Ngài Thân Loan (Shinran, 1173-1263) với Tịnh Độ Chân Tông (Jòdo Shin); Ngài Nhất Biến (Ippen, 1239-1289) với Thời Tông (Ji sect)... Ngày nay, ở Nhật chỉ còn hai trong năm chi phái trên còn thịnh hành. Những ngôi chùa chính của tông phái này là chùa Chion ở Kyoto và Chùa Zojo ở Tokyo. Vào năm 1993, các tông phái Tịnh Độ này đã kết hợp để xây dựng một pho tượng A Di Đà cao 120m (xem bài về pho tượng này trên cùng trang Web), đây là một trong công trình Phật sự vĩ đại của Phật giáo tại Nhật ở cuối thế kỷ hai mươi này.

1197 : Đạo quân Hồi giáo Mohammedans phá hủy đại học Phật giáo Nalanda, tại Ấn Độ.
1198 : Phật giáo được truyền bá vào Campuchia.
1185-1333: triều đại Kiếm Thương (Kamakura) của Nhật Bản .Đây là thời kỳ khủng hoảng, vì cả nước bị đe dọa trầm trọng bởi tàn phá khốc liệt từ sự phân hóa nội bộ và bạo lực dưới những tổ chức quân sự được thành lập năm 1185 của bộ tộc Minamoto, ngoại ô Kyoto. Bầu không khí mới này đã làm cho việc tu tập và nghiên cứu Phật Đà bị khựng lại một lúc lâu. Tuy nhiên, cuối cùng mọi việc cũng đâu vào đấy và PG vẫn tiếp tục công việc của mình.
 1744 Thế kỷ thứ 
13 Tây lịch

1200-1300: thời kỳ suy tàn của Phật giáo Ấn Độ. Đại học Nalanda bị Hồi giáo thiêu hủy

1200-1253: Thiền sư Đạo Nguyên (Dogen) người khai sáng tông phái Tào Động. Đạo Nguyên vốn là đệ tử của Ngài Vinh Tây, sau đó ông sang Trung Hoa du học và trở về Nhật Bản xây dựng Thiền phái này.Thiền Tào Động (Soto/Tsao-tung): laø một trong năm Thiền phái chính của Trung Hoa và là một trong mười ba Tông phái chính của Phật giáo Nhật Bản. Đây là một Thiền phái kiểu mẫu như để so sánh với Thiền Lâm Tế, cuối cùng nó dường như phổ biến hơn những Thiền phái khác ở Nhật. Nếu Lâm tế thích ứng với giới thượng lưu trí thức, thì Tào Động lại gần gũi với tầng lớp bình dân. Người kế thừa và làm lớn mạnh dòng thiền này là thiền sư Suzuki Shosan (1579-1653). Hiện nay ngôi già lam chính của Thiền phái này là Chùa Tổng Trì (Soji-ji) ở Yokohama do thiền sư Hành Cơ (Gyogi, 666-749) tạo dựng năm 1321.
1222-1282: Đại sư Nichiren ( Nhật Liên ) người có công khái sáng Nhật Liên Tông (Nichiren-shù) ở Nhật Bản. Đạu sư vốn là con của một gia đình lao động ở Kaminato. Ngài xuất gia vào thuở thiếu thời. Lúc đầu học theo Chân Ngôn Tông, rồi Thiên Thai Tông. Cuối cùng Ngài kết luận rằng chỉ Kinh Pháp Hoa (Saddharmapundarika-Sutra/The Lotus of the Good Law) mới là cứu cánh và đưa đất nước Nhật bản ra khỏi cảnh khốn cùng. Hành giả theo tông này thường thọ trì Kinh Pháp Hoa và niệm danh hiệu Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. 
1270-94 : Phong trào chấn hưng Phật giáo tại Trung Hoa dưới thời của Thành Cát Tư Hãn.
1280-1367 : Thời đại Yuab ở Trung Hoa. Những pho tượng Phật gỗ ra đời.

 .


1206-36 : Mông Cổ xâm lăng Triều Tiên.
1236: Mông Cổ chinh phục miền nam nước Nga

1279: Mông cổ xâm lăng và kiểm soát toàn cõi Trung Hoa
 1844 Thế kỷ thứ 
14 Tây lịch
 Bu-ston: sưu tập và biên chép Kinh Điển Phật giáo Tây Tạng ( Tibetan Buddhist Canon).

1360: Các vị vua miền bắc (Ching Mai)  và miền nam(Sukhothai) Thái Lan quy y theo Phật giáo Theravada và Phật giáo đã trở thành quốc giáo tại xứ sở này .

1357-1419: Đại sư Tsong-kha-pa, người khai sáng tông phái Gelugpa (phái Mũ Vàng). Đại sư vốn được xem là hóa thân của Bố Tát Văn Thù. Trong PG Tây Tạng xem đại sư là một Lạt ma nghiêm trì giới luật cẩn mật và là một đại hành giả lỗi lạc chân tu thật chứng có trí huệ quảng đại bác học đa văn, một nhà cách mạng tôn giáo vĩ đại ở Tây Tạng, Ngài đã khởi xướng việc gìn giữ giới luật của ba thừa (Tiểu Thừa, Bồ Tát Thừa, Kim Cương Thừa) thanh tịnh, cải cách và xiển dương đường hướng tu học Phật pháp bằng cách hợp nhất mọi giáo nghĩa Luật giáo, Hiển giáo Mật giáo của tất cả tông phái ở Ấn Độ và Tây Tạng về nơi biển Phật pháp, và đặc biệt ngài là tổ sư của phái Hoàng giáo và thiết lập chế độ chuyển thế tái sanh của Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma

Theravada Buddhism adopted in Cambodia and Laos.
Tsong-kha-pa (1357-1419) Tibetan Buddhist reformer and founder of Dge-lugs-pa (or Gelug-pa, or 'Yellow Hat') order.

1340 : Phật giáo được truyền bá vào nước Lào.
1360 : Phật giáo (Theravada) được xem là quốc giáo tại Thái Lan.
1368-1643 : Triều đại nhà Minh ở Trung Hoa.
1392-1910 : Triều đại nhà Yi ở Triều Tiên.

1368: Trung Hoa giành lại nền độc lập từ chính quyền Mông Cổ
 1944 Thế kỷ thứ 
15 Tây lịch
 Khởi đầu truyền thống Đạt Lai Lạt Ma trong Phật giáo Tây Tạng
Chùa Angkor ở Campuchia được xây dựng vào thế kỷ 12, trở thành trung tâm PG

1407 : Một cuộc cải cách xảy ra của Phật giáo Tây Tạng, khai sáng tông phái Gelugpa.
1420-1506 : Thiền sư Sesshu của Nhật Bản.

1452-1519 : Leonardo DaVinci,
1483-1546: Martin Luther


1492: Nhà hàng hải Columbus " tìm ra" thế giới mới ( châu Mỹ)
 2044
Thế kỷ thứ 
16 Tây lịch
 1578: Tibet's Gelug-pa leader receives the title of Dalai from Altan Khan.
"Great Fifth" Dalai Lama meets Qing Emperor Shunzhi near Beijing.

1571-1577 : Mông Cổ chuyển hướng theo Mật giáo. Tu viện Kum bum xây dựng tại Tây Tạng.

1546-1616 : William Shakespeare, một cây bút vĩ đại nhất củûa văn học Anh, cũng là một trong những đại biểu của nền văn học phục hưng. Ông được xem là nhà viết kịch lớn của mọi quốc gia, mọi thế kỷ. Ông khôn ngoan, khéo léo, giàu tưởng tượng và hiểu biết sâu sắc về con người, điều này đã khiến cho tác phẩm của ông trở thành khuôn mẫu của sự toàn mỹ, được gìn giữ và sống mãi trong kho tàng văn học của nhân loại. Các kịch bản chính của ông là Hamlet ( 1600); Macbeth (1606); Othello (1604); King Lear ( 1605)...

1564-1642: Nhà Thiên Văn người Ý Galileo Galilei. Ông chào đời tại Pisa ngày 15 tháng 2 năm 1564. Ông học ngành y, nhưng dạy toán ở đại học. Những khám phá về kính thiên văn là cống hiến quan trọng của Galile. Ngày 07-01-1610, ông phát minh một kính thiên văn để nghiên cứu vũ trụ, sau đó ông đã phát hiện được 4 vệ tinh của hành tinh Mộc lần đầu tiên, được gọi là vệ tinh Galile. Ông cũng nhìn thấy vết đen mặt trời, chứng minh rằng mặt trời tự quay. Từ rất sớm trong tư duy, ông đã tiếp thu lý thuyết của Copernicus cho mặt trời là trung tâm của vũ trụ. Năm 1613, ông can đảm bày tỏ quan điểm này và giáo hội La Mã bắt đầu để ý đến những điều trái ngược của lý thuyêát này với   Thánh kinh. Cố nhiên, Galile đã bị cấm không được tiếp tục nghiên cứu học thuyết này. Ông có cố gắng để vận động   bãi bỏ lệnh cấm, nhưng bất thành. Năm 1630, ông liều xuấát bản tập sách nổi tiếng : "Đối thoại về hai hệ thống lớn của vũ truï", tác phẩm này đã khiến cho cuộc đời của Galile vào vòng lao lý và khổ đau. Trong 3 năm, ông phải ra hầu tòa, dưới sự đe dọa tra tấn, ông đã công khai tự nhận sai lầm, rút lại những lời đã viết và nói.
 2144 Thế kỷ thứ 17
Tây lịch

1603 : Phật giáo bắt đầu suy tàn ở Nhật Bản.
1642-3 : Đức Dalai lama thứ 5 trở thành Vua của Tây Tạng. Điện Potala được xây dựng tại Lạt-xá, thủ đô của xứ sở này.

1603-1867: triều đại của vương triều   Tokugawa Shogunate  ở Nhật Bản.

1620: cuộc tìm kiếm Châu Mỹ


1644-1911 : Triều đại nhà Thanh: nền nghệ thuật của Trung Hoa tiếp tục suy tàn.
 2244 Thế kỷ thứ 18
Tây lịch
 1700: các quốc gia Tích Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia và Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Tây phương.
1769. Vua Thái Lan Kirti Sri Rajasinha xuất gia và đến Tích Lan thọ giới Tỳ kheo
1769 : Thần đạo trở thành quốc giáo tại Nhật Bản.
1776: Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ độc lập
1789-1802 : cuộc cách mạng Pháp
 2344 Thế kỷ thứ  19 Tây lịch
1800 : Phật giáo được truyền vào Đan Mạch nhờ công của một số nhà khoa học và nhà truyền giáo. Một người nổi bật trong số đó là ông Rasmus Rask, người Đan Mạch, đã từng đến học ngôn ngữ ở Ấn Độ và SriLanka. Ông Rasmus Rask đã học một số kinh quan trọng trong tiếng
Pàli và về sau ông đã dịch ra tiếng Đan Mạch.
1837 : Ông Hodgson gởi bản Kinh Sanskrit sang châu Aâu, học giả người Nga ông I.J. Schmidt ấn hành bản dịch tiếng Đức Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật (Vajrachchedikà Prajnàpàramità Sutra).
1840 : Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Le Lotus De La Bonne Loi/The Lotus of the Good Law) được dịch ra tiếng Pháp do công của nhà ngôn ngữ học người Pháp Eugène Burnouf, đây là bản Kinh của PG Đại thừa đầu tiên được phổ biến qua ngôn ngữ của phương Tây.
1848 : Phật giáo được truyền đến Úc Đại Lợi công của người Tích Lan và người Trung Hoa
1862: Bản dịch tiếng Đức Kinh Pháp Cú đầu tiên ở phương Tây.
1871: Cuộc kiết tập Kinh Điển lần thứ 5 tại Mandalay (Mạn-đức-lặc)  Miến Điến. Lý do kết tập: Để thống nhất và giữ sự trong sáng của kinh điển. Thời gian kết tập:  trải qua 5 tháng mới hoàn thành. Số người tham dự kết tập: 2400 vị cao tăng. Người khởi xướng và bảo trợ cuộc kết tập: Vua Mẫn Đông (Mindon), vị hộ pháp đắc lực của Phật giáo Miến Điện lúc bấy giờ. Thành quả cuộc kết tập: Khảo đính lại 3 Tạng, rồi đem khắc trên 729 phiến đá hình vuông. Phương thức bảo quản: Đem cất 3 tạng vào trong chùa tháp Câu-tha-đà (Kuthodaw), và xây 45 ngôi bảo tháp xung quanh bên ngoài.
1875 : Hội Thông Thiên Học Phật giáo (Buddhist Theosophical Society) được thành lập tại New York, Hoa Kỳ.
1876 : Cây Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng bị cơn bão làm bật gốc.
1879 : Tác phẩm "Ánh sáng Á châu" (The Light of Asia, xuất bản lần đầu tiên của đại thi hào người Anh-Sir Edwin Arnold (1832-1904). Đây là một bản trường ca gần năm nghìn câu phô diễn về cuộc đời tu tập và hành đạo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tác phẩm đã cảm hóa rất nhiều người Âu châu trở về với Đạo Phật.
1880: Bà H.P. Blavatsky (người Nga) và ông Henry Olcott (người Mỹ) là đồng sáng lập viên Hội Thông Thiên Học, và cũng là hai người Tây phương đầu tiên quy y Phật tại Tích Lan.
1881 : Hiệp hội Thánh Điển Pàli (Pàli Text Society - PTS) ra đời tại Luân Đôn do ông Rhys Davids (1843-1922) sáng lập và lãnh đạo. Đây là một tổ chức PG đầu tiên tại Anh quốc với sự tham gia của nhiều học giả nổi tiếng Âu châu và Á châu, để nghiên cứu, biên soạn, chuyển ngữ và in ấn kinh điển PG bằng tiếng Pàli và Anh ngữ.
1891 : Pháp sư Anagarika Dharmapala (người Tích Lan) thành lập Hiệp Hội Đại Bồ Đề (Maha Bodhi Society) tại Ấn Độ.
1893 : Đại Hội Tôn giáo Thế giới (World Parliament of Religion) được tổ chức tại tiểu bang Chicago, Hoa kỳ. Trong kỳ hội nghị này có Pháp sư Dharmapala (người Tích Lan) và Thiền sư Soyen Shaku ( người Nhật) là đại biểu Phật giáo từ châu Á về tham dự.
1897 : Tờ báo Victoria tại Melbourne đăng bài báo về Phật giáo.
1868: Sự phục hồi của triều đại Meiji ở Nhật bản


1861-1865 : cuộc nội chiến xảy ra  ở Mỹ
 2544 Thế kỷ thứ 20
Tây lịch

1903 : Hội PG đầu tiên được thành lập tại thành phố Leipzig, Đức, đó là Giáo hội Phật giáo Đức (Deutsche Buddhistische Union) do đạo hữu Kant Seidenstuker (1876-1936) sáng lập và lãnh đạo.
1906 : Hội Phật Giáo Anh Quốc được thành lập tại Luân Đôn.
1909 : Đại Sư Thái Hư bắt đầu công cuộc chấn hưng Phật giáo tại Trung Hoa.
1910: Phật giáo được truyền vào Thụy Điển.
1927: bản dịch tiếng Anh cuốn Tử Thư Tây Tạng ( Tibetan Book of the Dead) ra đời.
1929 : Hội Phật giáo Pháp Quốc được thành lập tại Paris.
1930: Học giả người Nga Stchebatsky cho xuất bản quyển 1 của bộ sách Lôgíc học Phật giáo bằng tiếng Anh ( Buddhist Logic) ; Phật giáo chính thức truyền vào Áo quốc do công người Phật tử người Đức.
1935 : Đức Dalai Lama thứ 14 tái sinh tại Tây Tạng.
1938 : Một Nhóm Nghiên Cứu Phật Học ra đời tại Melbourne, đây là Hội Phật giáo tại Úc Châu.
1940 : Phật giáo được truyền vào Ái Nhĩ Lan do công của Phật tử người Anh.
17/05/1954: Đại Hội Kiết tập Kinh điển  lần thứ 6 tại Rangoon, Miến Điện, cách lần kết tập Pháp Tạng thứ 5 đúng 83 năm. Lần kiết tập này trải qua 2 năm, đến Phật Đản 1956 (PL. 2500) mới hoàn thành. Địa điểm kết tập: Tại phía Bắc Ngưỡng Quang, trên đồi núi Nghệ Cố. Người khởi xướng cuộc kết tập: Giáo hội Phật giáo Miến Điện. . Người bảo trợ cuộc kết tập: Chính phủ Miến Điện. . Thành quả của cuộc kết tập: Tham khảo tất cả kinh điển của các nước Phật giáo Nam truyền, rồi đúc kết và đem xuất bản để truyền bá.
1956 : Hội Liên Hữu Phật giáo Thế Giới (World Followship of Buddhist được thành lập tại Colombo, Tích Lan.
1952 : Ni Sư Dhammadinna, một nữ tu người Mỹ, đến hoằng Pháp tại Úc.
1952 : Đại Hội Phật Giáo Thế Giới nhóm tại Tokyo, Nhật Bản.
1953 : Hội Phật Giáo New South Wales thành lập tại Sydney (Hội này hiện nay vẫn hoạt động mạnh).
1959: Phật giáo Tây Tạng bị Trung Hoa hủy diệt .
1964 : Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành lập tại Sài Gòn, Việt Nam.
5/1966 : Hội Tăng Già Thế Giới ( World Buddhist Sangha Council -WBSC) được thành lập tại Tích Lan
1967 : Tu Viện Phật giáo đầu tiên xây dựng tại nước Ái Nhĩ Lan.
1975 : Làn sống tị nạn người Việt đến Úc định cư.
1976 : HòaThượng Tuyên Hóa, người Trung Hoa, khởi công xây dựng "Vạn Phật Thánh Thành" (City of Ten Thousand Buddhas), một đại tùng lâm với hơn 70 tòa nhà tọa lạc trên một vùng đồi 500 mẫu ở Talmage thuộc miền Bắc California. Cũng trong năm 1976, HT Tuyên Hóa còn thành lập Trường Đại học Pháp giới với mục đích làm lớn mạnh nền giáo dục PG trên đất Mỹ.
1982 : Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Úc-Tân Tây Lan được thành lập tại Sydney, Uùc Đại Lợi
1989 : Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Phật GiáoTây Tạng được trao giải thưởng Nobel về Hòa Bình ;

1989: Tổ Chức Phật Giáo International Network Of Engaged Buddhists (INEB, tạm dịch : "Tổ chức quốc tế các Phật tử dấn thân". Đây là một Hội Phật giáo quốc tế thành lập tại Thái Lan, do vua Sãi Thái Lan làm chủ tịch, Đức Dalai Lama và HT. Thích Nhất Hạnh là đồng phó chủ tịch của Hội)
1991 : Đức Dalai Lama thứ 14 viếng thăm Úc châu.
1993: Lễ khánh thành Pho tượng cao nhất thế giới do Tông phái Tịnh Độ (Pure Land Sect) Nhật Bản kiến tạo . Pho tượng cao 100 mét được đặt trên một cái bệ lớn cao 20 mét, tổng cộng cao 120 mét. (Trước đây tượng nữ Thần Tự Do được xem là cao nhất thế giới cũng chỉ cao 93 mét).
1994 : Khánh thành Chùa Nam Thiên tại Wollongong, NSW, một chùa lớn nhất tại Úc do người Trung Hoa xây dựng với tổng chi phí 50 triệu đô la.
1996 : Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ đã long trọng tổ chức lễ đặt đá và khởi công xây dựng tượng Di lặc, một vị Phật sẽ đản sanh ở cõi Ta bà trong tương lai. Tượng cao 128m sẽ được tôn trí tại tâm điểm của một công viên rộng 48 mẫu tại Bohdgaya, Ấn Độ. Dự án này sẽ chi phí nhiều chục triệu đô la và sẽ hoàn thành sau 10 năm. Khi hoàn tất đây sẽ là pho tượng cao nhất trên thế giới.
1996 : Đức Dalai Lama thứ 14 viếng thăm Úc châu lần thứ hai, có hơn 3000 người đến dự lễ truyền Pháp Mật Tông Kalachakra tại Melbourne.
1999 : Thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc-Đại-Lợi và Tân Tây Lan tại Sydney.

11/2000: Đại Hội Phật Giáo Tăng Già Thế Giới lần thứ 7 tại Đài Loan
12/2000: Đại Hội Liên Hữu Phật GiáoThế Giới lần thứ 21 tại Thái Lan
1914-1918 : Thế chiến thứ nhất (WW I)
1917-1922 : Cuộc cách mạng của nước Nga

1959: quân lính Trung quốc xâm lăng Tây Tạng, hàng ngàn tu sĩ bị giết, phần lớn những tu viện, Phật học viện biến thành chuồng nuôi ngựa.... nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Dalai Lama thứ 14 dẫn một triệu người sang tị nạn tại miền bắc Ấn Độ.


1939-1945: Thế chiến thứ hai ( WW II )

1966 : Cuộc cách mạng văn hóa ở Trung Hoa

1989 : Phá bỏ bức tường Bá Linh (Berlin) giữa Đông và Tây Đức. Chấm dứt thời kỳ chiến tranh lạnh
 2545 Thế kỷ thứ 21
Tây lịch
 01/2001 : Tăng Ni và Phật tử Việt Nam tổ chức Hội thảo về ngày Đức Thế Tôn thành đạo ngay tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ, nơi Đức Phật chứng ngộ Bồ Đề cách đây 2589 năm.
4/3/2001: chính quyền Hồi Hồi giáo Tabiban tại Afghanistan (A Phú Hãn) do Mullah Mohammed Omar, người đứng đầu tập đoàn quân phiệt Hồi giáo cực đoan này, đã ra lệnh phá hủy 2 tượng Phật khổng lồ , một tượng cao 53 mét (175 feet) và một tượng khác cao 34.5 mét được  điêu khắc thẳng trên núi đá ở thành phố Bamiyan , khoảng 90 dặm về Tây của thủ đô Kabul, Afghanistan, vào thế kỷ thứ 2 sau Tây lịch

5/2002:Đức Dalai Lama thứ 14 sẽ viếng thăm Úc châu lần thứ ba
Một trận động đất xảy ra vào lúc 8.50 sáng ngày 26-1-2001 tại tiểu bang Gujarat, Ấn Độ đã cướp đi mạng sống của gần 100.000 người, với mức độ thiệt hại tài sản không tính đếm được và có hơn 500 người sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Vào ngày 15-02-2001,
ĐĐ Thích Như Định, đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc, đem số tiền  50.000 đô la Úc (tương đương 14.5 laks rupee Ấn Độ) đến thẳng Ấn Độ để cứu trợ người bị nạn.

Tổng hợp từ tài liệu:

  • Paul Hamlyn (1968) The Life and Times of Buddha, Sydney, Australia
  • Tarthang Tulku (1984) Crytal Mirror, Annual of Tibetan Buddhism, volume VII, Dharma publishing, California, USA
  • Exploring Religion (1998), Oxford, Sydney, Australia)
  • HT. Thích Huyền Tôn (2000), Việt Nam Quốc Lịch. Năm Ngàn Năm Văn Hiến.


---o0o---


| Mục lục | Xứ Sở | Sự kiện | Nhân Vật | Phụ Lục|


 

---o0o---



---o0o---

Kỹ thuật vi tính:
 Hải Hạnh, Ðàm Thanh, 
Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường


Cập nhật: 01-04-02


Biên tập nội dung : Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp cho Trang Nhà qua địa chỉ : quangduc@quangduc.com
Địa chỉ gởi thư: Tu Viện Quảng Đức, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic. 3060. Tel: 61. 03. 9357 3544