Giới thiệu
Ngộ thương,
Hôm nay vừa thức dậy thôi
Bên cà phê sáng bổng nghe về thiền
Sư Nẫu oang oang trên mic
Đàm luận với anh PH cũng vui
Chủ đề công án trong thiền...
Do đó, mình thử tìm hiểu công án là gì?
...
Wiki viết:
Công án là 1 chủ dề trong thiền tông Trung Hoa và Nhật bản. Thiền sư Lâm tế và môn phái Tào động xử dụng công án để giãng dạy môn sinh.
Công án (zh. gōng-àn 公案, ja. kōan) cố nguyên nghĩa là một án công khai, quyết định phải trái trong quan phủ. Trong Thiền tông, thuật ngữ quan trọng này chỉ một phương pháp tu tập thiền định đặc biệt.
Công án có thể là một đoạn kinh, một kinh nghiệm giác ngộ, một câu chuyện về một vị sư, một cuộc đàm thoại, vấn đáp hay một cuộc pháp chiến. Nhưng chúng có chung một điều là đề cập đến thể tính của vạn vật. Đặc trưng của công án là thường thường nghịch lí, "nằm ngoài phạm vi của lí luận". Công án không phải là "câu đố" thông thường vì nó không hề được giải đáp bằng lí luận, muốn hiểu nó phải nhảy qua một cấp độ khác của nhận thức.
Khoảng giữa thế kỉ thứ 10, Thiền tông bắt đầu dùng công án như phương tiện để giáo hoá và các thiền sinh sử dụng chúng làm đối tượng quán tưởng trong lúc thiền. Vì lời giải của công án thường nằm ngoài lí luận, nên thiền sinh thấy rõ giới hạn của tư duy và bị buộc phải chuyển hoá tâm thức bằng một bước nhảy của trực giác, nhảy qua khỏi sự mâu thuẫn của lí luận nhị nguyên. Với tâm thức này, thiền sinh có một kinh nghiệm trực tiếp về thể tính. Phương tiện công án được phổ biến trong các dòng thiền Lâm Tế tông, Tào Động tông ở Trung Quốc và Nhật Bản. Người ta cho rằng, gom góp lại có tất cả khoảng 1700 công án - một con số mang giá trị trừu tượng - và trong số đó 500-600 ngày nay còn được lưu hành tại Nhật. Phần lớn các công án được ghi lại trong các tập như Vô môn quan, Bích nham lục, Thong dong lục, Lâm Tế lục.
Người ta thường nhắc đến việc sử dụng công án làm phương tiện tu tập trong tông Lâm Tế nhưng chính tông Tào Động cũng thường hay sử dụng. Các vị Thiền sư sau này khuyến khích môn đệ của mình tham quán công án nhằm cản trở tâm thức của thiền sinh trở lại tâm trạng của phàm phu - sau khi đã nếm được mùi vị giác ngộ lần đầu, có thể gọi là "lần đầu thấy đạo". Ngoài ra, việc quán công án cũng giúp thiền sinh phát triển và mở rộng kinh nghiệm giác ngộ cho đến lúc tỉnh ngộ triệt để, được thầy ấn khả.
Khi trắc nghiệm sự chứng ngộ của môn đệ trong lúc tu tập công án cấp cao, các vị Thiền sư thường đặt ra những câu hỏi đặc biệt, hỏi ngang dọc, hỏi về sự liên hệ của công án (thiền sinh đang quán) với giáo lí Đại thừa, đặt những câu hỏi mới, khác biệt (tạp tắc 雜則, ja. zassoku) song song với công án gốc (bản tắc 本則, ja. honsoku) và vì vậy, công án chính được sáng rọi cùng tận bằng nhiều cách khác nhau. Điều dĩ nhiên là thiền sinh không thể tham quán tất cả 1700 công án nhưng một số tương đối lớn được tham quán và thiền sinh được trắc nghiệm tường tận.
Bản tắc (zh.本則, ja. honsoku) nghĩa là "Quy tắc căn bản", là một cách gọi khác của một Công án, được sử dụng trong hai tập Bích nham lục và Vô môn quan để phân biệt với những thành phần khác của công án như "thuỳ thị", "trước ngữ," "bình xướng".
--
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_%C3%A1n
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét