Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Khảo sát mẫu tự

Khảo sát mẫu tự
--
Trích từ:
http://www.budsas.org/uni/u-paliht/01.htm


Trang gốc
Trang web BuddhaSasana
 
Buddhasāsana
Pāli Hàm Thụ
Tỳ khưu Giác Giới
(Bodhisīla Bhikkhu)
Chùa Siêu Lý, Vĩnh Long
PL. 2548 - TL. 2004

Xin lưu ý: Ðọc với phông chữ Unicode Việt Phạn VU-Times
-ooOoo-
CHƯƠNG I
KHẢO SÁT MẪU TỰ
AKKHARĀVOLOKANA
Mẫu tự là gì?
 
Ðịnh nghĩa: Mẫu tự là những chữ cái để sử dụng trong tiếng của một ngôn ngữ hay là những ký hiệu ghi lại âm giọng của tiếng nói.
 
I- CÁC LOẠI MẪU TỰ (Akkhara)
 
Mẫu tự Pāli gồm có 8 nguyên âm (sara) và 33 phụ âm (byañjana), tất cả gồm có 41 chữ cái (mẫu tự).
 
A- Nguyên âm (Sara)
 
Là chữ cái thành âm giọng gốc, để tự nó hoặc có những âm khác ghép vào mà tạo thành tiếng. Nguyên âm Pāli gồm có 8 chữ là:
a
ā
i
ī
u
ū
e
o
 
B - Phụ âm (Byañjana)
 
Là chữ cái dùng để ghép với âm gốc (nguyên âm) mà tạo thành âm giọng khác. Phụ âm Pāli gồm có 33 chữ:

k
kh
g
gh

c
ch
j
jh
ñ

ṭh
ḍh

t
th
d
dh
n

p
ph
b
bh
m

y
r
l
v
s
h
 
Ba mươi ba chữ phụ âm này được phân thành 5 nhóm (vagga) và một nhóm ngoại biệt (avagga).
 
Năm nhóm ấy gồm có 25 chữ như sau:
 
- Nhóm ka có 5 chữ:   k  kh  g  gh  ṅ
- Nhóm ca có 5 chữ:   c  ch  j  jh  ñ
- Nhóm ṭa có 5 chữ:   ṭ  ṭh  ḍ  ḍh  ṇ
- Nhóm ta có 5 chữ:   t  th  d  dh  n
- Nhóm pa có 5 chữ:   p  ph  b  bh  m
 
Nhóm ngoại biệt gồm có 8 chữ là:   y  r  l  v  s  h  ḷ  ṃ
 
II- HÌNH THỨC ÂM GIỌNG MẪU TỰ
 
Hình thức âm giọng mẫu tự là nói đến âm điệu giọng đọc dài, ngắn, nặng, nhẹ, vang, êm, nhấn, lơi... của các chữ cái.
 
A- Về nguyên âm (sara)
 
Các nguyên âm Pāli được phân theo âm giọng như sau:
 
1- Trường âm và đoản âm (dīgharassa)

Trường âm và đoản âm là lối âm giọng của nguyên âm có dài hơi và ngắn hơi.
 
Năm nguyên âm là ā, ī, ū, e o gọi là những chữ trường âm hay trường nguyên âm, vì phát âm có giọng kéo dài. Tuy nhiên, 2 nguyên âm e và o khi đứng trước những phụ âm kép thì chuyển thành đoản âm.
 
Thí dụ: khetta, pokkharaṇī
 
Ba nguyên âm: a, i, u gọi là những chữ đoản âm hay đoản nguyên âm, vì phát âm có giọng giật ngắn. (Tuy vậy, khi các đoản nguyên âm này có phụ âm đi kèm sau thì chuyển thành trường âm.
 
Thí dụ: sīlaṃ, kapiṃ, dhenuṃ ...
 
2- Giọng nặng và nhẹ (garulahu)
 
Giọng nặng, giọng nhẹ là lối âm giọng của nguyên âm có giọng trì nặng hoặc có giọng lướt nhẹ.
Năm trường nguyên âm: ā, ī, ū, eo là những chữ có giọng nặng.
Thí dụ: ākāso, ābādhā ... Các đoản nguyên âm: a, i, u khi đứng trước phụ âm kép hoặc trước phụ âm thì cũng có giọng nặng.
Thí dụ: attha, buddha, sīlaṃ, kapiṃ ...
Ba đoản nguyên âm: a, i, u nếu không đứng kề phụ âm kép hay , thì có giọng nhẹ.
Thí dụ: muni, adhipati, kapi ...
 
B - Về phụ âm (byañjana)
 
Các phụ âm Pāli được phân âm giọng thành:
 
1) Âm vang không vang (ghosāghosa).
2) Giọng lơi
giọng nhấn (sithiladhanita).
 
Âm vang (ghosa) là lối phát âm ồn ào, âm không vang (aghosa) là lối phát âm êm ả.
 
Hai mươi phụ âm là: g, gh, ṅ, j, jh, ñ, ḍ, ḍh, ṇ, d, dh, n, b, bh, m, y, r, l, v h những chữ thuộc loại âm vang, được phát âm vang ồn.
 
Mười hai phụ âm là: k, kh, c, ch, ṭ, ṭh, t, th, p, ph, s là những chữ thuộc loại âm không vang, được phát âm êm.
 
Riêng phụ âm "" (niggahita hay anusara) được gọi là chữ thoát âm (ghosāghosavimutti), nghĩa là tiếng được phát âm không thành âm vang hay âm không vang; nó chỉ được phát âm tùy theo nguyên âm, nên mới gọi nó là anusara, và luôn luôn "" được đi sau nguyên âm, như là aṃ, iṃ, uṃ ...
 
- Giọng lơi (sithila) là lối phát âm có giọng thong thả. Giọng nhấn (dhanita) là lối phát âm có giọng gằn nhấn.
 
Mười vô khí phụ âm: k, g, c, j, ṭ, d, t, d, p, b, và 5 chữ tỷ âm cuối nhóm là ṅ, ñ, ṇ, n, m, là 15 chữ thuộc giọng lơi, được phát âm thong thả.
 
Mười tiếng hữu khí phụ âm: kh, gh, ch, jh, ṭh, ḍh, th, dh, ph, bh là những tiếng thuộc giọng nhấn, được phát âm gằn mạnh.
 
Ghi chú:
 
Năm phụ âm: k, c, ṭ, t, p là chữ có âm giọng lơi và không vang, được gọi là sithilāghosa
Mười phụ âm: g, ṅ, j, ñ, ḍ, ṇ, d, n, b, m, là chữ có âm giọng lơi mà vang, được gọi là sithilaghosa
Năm phụ âm: kh, ch, ṭh, th, ph, là chữ có âm giọng nhấn mà không vang, được gọi là dhani-tāghosa
Năm phụ âm: g, jh, ḍh, dh, bh, được gọi là dhanitaghosa, chữ có âm giọng nhấn lại vang...
Riêng 8 phụ âm ngoài nhóm (avagga) là y, r, l, v, s, h, ḷ, ṃ không được ghi nhận theo giọng lơi hay giọng nhấn; chúng chỉ được phát âm theo âm vang hay âm không vang hoặc thoát âm như đã nói ở trên.
 
III- CƠ CẤU PHÁT ÂM
 
Nói đến cách thức để phát âm cho đúng với qui cách âm giọng văn phạm, đó là nói về cơ cấu phát âm vậy.
 
Cơ cấu phát âm gồm hai vấn đề được nói đến là vị trí âm vận (ṭhāna) và cơ tạo âm vận (karaṇa).
 
A- Vị trí âm vận (ṭhāna)
 
Vị trí âm vận tức là nơi tác dụng để phát âm của chữ.
Tiếng Pāli có 6 vị trí âm vận:
1) Cổ họng (kaṇṭha)
2) Nóc họng (tālu)
3) Ðầu lưỡi (muddha)
4) Răng (danta)
5) Môi (oṭṭha)
6) Mũi (nāsika).
 
Về chữ phát âm, có loại theo một vị trí âm vận (ekaṭṭhānaja) và có loại theo hai vị trí âm vận (dviṭ-ṭhānaja).
 
Loại theo một vị trí âm vận gồm có 6 nguyên âm và 26 phụ âm như sau:
a, ā, và k, kh, g, gh là những chữ phát âm theo cổ họng, gọi là kaṇṭhaja.
i, īc, ch, j, jh, y là những chữ phát âm theo nóc họng, gọi là tāluja.
ṭ, ṭh, ḍ, ḍh, r, ḷ là những chữ phát âm theo đầu lưỡi, gọi là muddhaja.
t, th, d, dh, l, s là những chữ phát âm theo răng, gọi là dantaja.
u, ū, p, ph, b, bh là những chữ phát âm theo môi, gọi là oṭṭhaja.
là chữ phát âm theo mũi, gọi là nāsikaja.
 
Loại theo hai vị trí âm vận gồm có 2 nguyên âm (e và o) cùng 7 phụ âm (ṅ, ñ, ṇ, n, m, v, h) như sau:
 
e là chữ phát âm theo cổ họng và nóc họng, gọi là kaṇṭhatāluja.
o là chữ phát âm theo cổ họng và môi, gọi là kaṇṭhoṭṭhaja.
là chữ phát âm theo cổ họng và mũi, gọi là kaṇṭhanāsikaja.
ñ là chữ phát âm theo nóc họng và mũi, gọi là tālunāsikaja.
là chữ phát âm theo đầu lưỡi và mũi, gọi là muddhanāsikaja.
n là chữ phát âm theo răng và mũi, gọi là dantanāsikaja.
m là chữ phát âm theo môi và mũi, gọi là oṭṭhanāsikaja.
v là chữ phát âm theo răng và môi, gọi là dan-toṭṭhaja.
h là chữ phát âm thật ra chỉ theo một vị trí (ekaṭṭhānaja) nhưng được kể là chữ phát âm theo hai vị trí âm (dviṭṭhānaja), bởi vì có khi nó theo vị trí này, có khi lại theo vị trí kia, nên mới xếp như vậy. Khi "h" đứng độc lập trong từ (như hatthī, harati ...) thì phát âm theo cổ họng, gọi là kaṇṭhaja. Trong trường hợp "h" đứng ghép sau 8 phụ âm là ñ, ṇ, n, m, y, l, v, thì được phát âm theo ngực (ura) và gọi là uraja.
 
Thí dụ: pañhā, tạṇhā, anhāto, tamhā, mayhaṃ, vulhaṃ, jivhā, daḷhaṃ ...
Ðó là nói về vị trí âm vận (ṭhāna).
 
B - Cơ tạo âm vận (karaṇa)
 
Lối làm cho phát âm chữ theo vị trí âm vận gọi là cơ tạo âm vận.
Vì không phải ở mỗi vị trí âm (ṭhāna) đều có thể làm cho phát âm được hết; nên lối phát âm có 4 cách:
1) Cách tự vị trí phát âm (sakaṭṭhānaṃ): những chữ thuộc âm họng (kaṇṭhaja), âm môi (oṭṭhaja) và âm mũi (nāsikaja), thì tự vị trí âm của chúng có thể làm cho phát âm được, không cần phương cách khác.
2) Cách giữa lưỡi phát âm (jivhāmajjhaṃ): những chữ thuộc âm nóc họng (tāluja) phải có cách phát âm là giữa lưỡi ép sát vào nóc họng.
3) Cách co chót lưỡi phát âm (jivhopaggaṃ): những chữ theo âm lưỡi (muddhaja) phải có cách phát âm là co chót lưỡi ép vào màng cúa.
4) Cách chót lưỡi phát âm (jivhaggaṃ): những chữ theo âm răng (dantaja) phải có cách phát âm là chót lưỡi đập vào răng.
Ðó là nói về cơ tạo âm vận (karaṇa).
 
IV- PHỤ ÂM GHÉP (Byañjanasaṃyoga)
 
Tiếng Pāli có phụ-âm đơn, có phụ âm ghép.
Trường hợp phụ âm đơn, tức là phụ âm đứng độc lập trong một chữ.
Thí dụ: Kapi, dadhi, gāma, vana ...
Trường hợp phụ âm ghép, nghĩa là phụ âm đi đôi, thường xảy ra ở giữa một từ, cũng có khi đứng đầu một từ.
Thí dụ: Kappa, assa, byāpāda, vyādhi ...
Nói về phụ âm ghép ở tiếng Pāli, cũng có phần theo hệ thống, cũng có phần không theo hệ thống.
Phần phụ âm ghép có theo hệ thống, xảy ra như sau:
- Phụ âm trong mỗi nhóm, chữ thứ nhất được ghép với chính nó và với chữ thứ hai.
 
Thí dụ:
kk: akka (mặt trời).
kkh: akkhi (con mắt).
cc: sacca (sự thật).
cch: maccha (con cá).
ṭṭ: aṭṭa (giàn trò, chòi canh).
ṭṭh: aṭṭha (tám, số tám).
tt: atta (ta, tự ngã, bản ngã).
tth: attha (sự lợi ích, nhu cầu, ý nghĩa).
pp: appa (chút ít, thiểu số) .
pph: puppha (bông hoa) ...
 
- Phụ âm trong mỗi nhóm, chữ thứ ba được ghép với chính nó và với chữ thứ tư.
 
Thí dụ:
gg : agga (chót, tột đỉnh).
ggh: aggha (giá trị).
jj : ajja (hôm nay).
jjh : ajjhāya (chương sách).
ḍḍ: kuḍḍa (vách tường).
ḍḍ : aḍḍha (phân nửa, 1/ 2).
dd: sadda (tiếng, âm thanh).
ddh: saddhā (niềm tin).
bb: sabba (tất cả).
bbh: abbhā (ánh sáng).
 
- Chữ thứ năm trong mỗi nhóm phụ âm đều ghép được với 4 chữ cùng nhóm và với chính nó (trừ chữ "ṅ" không ghép với được).
 
Thí dụ:
ṅk : aṅka (số hiệu, số trang).
ṅkh: saṅkha (cái tù và).
ṅg : aṅga (phần, chi).
ṅgh: saṅgha (chúng tăng, tăng lữ).
ñc : kiñci (một cái gì).
ñch : lañcha (dấu vết).
ñj : khañja (sự què quặt).
ñjh : sañjhā (buổi tối).
ññ : kaññā (cô gái).
ṇṭ : vaṇṭa (cuống hoa).
ṇṭh : kaṇṭha (cổ họng).
ṇḍ : daṇḍa (gậy gộc, hình phạt).
ṇḍh: suṇḍhi (ngà voi).
ṇṇ : paṇṇa (lá cây).
nt : khanti (sự chịu đựng).
nth: pantha (con đường).
nd : canda (mặt trăng).
nd : andha (sự mù quáng).
nn : anna (cơm, vật thực).
mp: kampa (sự dao động).
mph: sampha (sự nhảm nhí).
mb: amba (trái xoài).
mbh: khambhakata (sự chống nạnh)
mm: ammā (mẹ).
 
- Ba phụ âm ngoài nhóm là y, l, s được ghép với chính nó.
 
Thí dụ:
yy: ayya (ông chủ, đức ông, đức ngài).
ll: salla (mũi tên).
ss: assa (con ngựa).
Phần phụ âm ghép không theo hệ thống, xảy ra như sau:
 
- Trường hợp phụ âm ghép hình thức không theo hệ thống mà đặt giữa chữ.
 
Thí dụ:
ky : sakya (dòng Thích Ca, dòng chiến sĩ).
kl : uklāpa (dơ bẩn, sự bẩn thỉu).
khy: ākhyāta (tiếng động từ).
ñh : pañhā (sự hỏi, vấn đề).
ṇh: taṇhā (ái dục).
tr : tatra (ở đấy).
ty : asityā (80).
dr : bhadra (tốt đẹp, hiền thiện).
nv : anveti (đi theo).
nh : anhāto (sự mang lại).
by : abyākata (vô ký).
my: kamyatā (sự ước muốn).
mh: amha (chúng tôi).
yh : gārayha (sự thấp hèn).
ly : kalyāna (tốt, đức lành).
lh : galha (sự mạnh mẽ)
vy : koravya (thuộc xứ kuru).
vh : jivhā (cái lưỡi).
at : bhastā (túi da, ống bễ).
mm: asmā (cục đá).
sy : raṃsyā (hào quang).
hm: brahma (vị phạm thiên).
ḷh : daḷha (sự kiên cố).
ṃy: saṃyoga (sự kết hợp).
ṃr: saṃrakkhanā (sự hộ trì)
ṃv: saṃvāsa (sự chung sống).
ṃs: saṃsāra (sự luân hồi).
ṃh: saṃhāra (sự soạn thảo).
- Lại có trường hợp phụ âm ghép hình thức không theo hệ thống mà lại dùng dẫn đầu tiếng.
Thí dụ:
kr : kriyā (sự hành vi).
kv : kvā (ở đâu?).
tv : tvaṃ (anh, mi, ngươi, mày ...).
dv : dve (hai, số hai).
my: nyāsa (thuế nợ).
nh : nhāyati (tắm).
pl : plava (vật nổi, chiếc bè).
by : byaggha (con hổ, cọp, hùm).
br : brūti (nói).
vy : vyādhi (sự bệnh hoạn).
sn : sneha (sự thương yêu).
sv : sve (ngày mai).
Phần phụ âm ghép trong tiếng Pāli đại lược là như vậy.
 
-ooOoo-
 
BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG I
 
I. Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây, sau khi đã tìm hiểu bài:
 
1/ Trường hợp nào trường nguyên âm được đọc thành đoản âm, đoản nguyên âm được đọc thành trường âm?
2/ Trường nguyên âm có giọng nặng hay nhẹ? Ðoản nguyên âm có giọng nặng hay nhẹ?
3/ Phụ âm nào thuộc âm vang (ghosa) mà giọng lơi (sithila)? Phụ âm nào thuộc âm không vang (aghosa) mà giọng nhấn (dhanita)?
4/ Phụ âm nào không theo âm vang (ghosa) cũng chẳng thuộc âm không vang (aghosa)?
5/ Tiếng Pāli có mấy vị trí âm vận? Hãy phân nguyên âm tiếng Pāli theo vị trí âm vận (ṭhāna).
6/ Phụ âm nào phát âm theo hai vị trí âm vận (dviṭṭhānaja)?
7/ Phụ âm h theo một vị trí âm (ekaṭṭhānaja) hay hai vị trí âm (dvṭṭhānaja)?
8/ Có bao nhiêu cơ tạo âm vận?
9/ Vị trí âm vận (ṭhāna) và cơ tạo âm vận (karaṇa) khác nhau thế nào?
10/ Phụ âm ghép có tác dụng gì đến âm giọng nguyên âm?
 
II. Hãy tập phát âm mẫu tự Pāli cho thật đúng:
 
- Trường nguyên âm giọng nặng.
- Ðoản nguyên âm giọng nặng và giọng nhẹ.
- Phụ âm, âm vang và không vang, giọng nhấn và giọng lơi, phát âm chính xác theo vị trí âm vận.
Sau khi phát âm chính các mẫu tự:
- Hãy tập đọc ráp vần các phụ âm với nguyên âm.
- Hãy tập đọc các từ có phụ âm đơn.
- Hãy tập đọc các từ có phụ âm ghép ở giữa từ .
- Hãy tập đọc các từ có phụ âm ghép đứng đầu.
 -ooOoo-
Ðầu trang | 00 | 01 | 02a | 02b | 02c | 03a | 03b | 03c | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10
 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Giác Giới, chùa Siêu Lý, Vĩnh Long, đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 09-2004).
[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 07-09-2004
--
 http://www.budsas.org/uni/u-paliht/01.htm
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét