Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Niet ban, bay gio va tai day! Tu tuong Su ong Nhat Hanh

Königsbau đêm Giao thừa sau khi đốt pháo..

Đêm giao thừa Tết tây 2015


Mit ơi,

Anh mới đọc bài viết trên trang Langmai.org của Sư ông Nhất Hạnh..
Bài này nói về hạnh phúc niết bàn. Qua đây, như em, anh cũng cảm nhận gần với tư tưởng của Sư ông!

Đầu năm xin giới thiệu với Em:

ĐỗNguyễn

Trích:
..


Có nhiều người nghĩ rằng Niết bàn (Nirvāna) là một cảnh giới hạnh phúc mà người chứng đạo được đi vào sau khi chết. Không có sự hiểu lầm nào tai hại hơn thế. 

Bụt đã dạy rất nhiều lần về Hiện Pháp Niết Bàn (Dṛṣṭa-dharma) nghĩa là về Niết bàn trong hiện tại. Nếu ta có khả năng buông bỏ được những phiền não như đam mê, hận thù và ganh tị, nếu ta buông bỏ được những cái thấy sai lầm về sinh diệt, có không, tới đi v.v… thì ta có thể tiếp xúc được với Niết bàn ngay trong giây phút hiện tại. 

Niết bàn có nghĩa là giải thoát, là tự do. Ví dụ ta đạp nhằm một cái gai và nếu cái gai ấy chưa lấy ra được, thì ta khó chịu. Lấy ra được cái gai ấy rồi thì ta thấy rất dễ chịu. Cái dễ chịu ấy là một thứ giải thoát, một thứ tự do. Ta đâu cần phải chết đi mới có được cái cảm giác giải thoát và tự do đó. 

Những phiền não như đam mê và hận thù, những hiểu lầm và sợ hãi mà ta đang có chính là những cái gai đang làm cho ta khó chịu, khổ đau và đày đọa. Đó là những cái gai ta chưa khươi ra được. Lấy ra được một cái gai thì ta có thêm được một sự dễ chịu. Càng lấy được nhiều gai chừng nào thì càng dễ chịu từng ấy. Cảm giác tự do, thoải mái và dễ chịu ấy tức là Niết bàn. 

Có hai loại chướng ngại cho Niết bàn, hai loại rào cản không cho ta tiếp xúc với Niết bàn: đó là phiền não chướng và sở tri chướng. 

Phiền não chướng là thứ chướng ngại do những tâm hành như tham đắm, hận thù và ganh tị gây ra. Đó là những ngọn lửa thiêu đốt ta. 

Sở tri chướng là những chướng ngại do những tâm hành như kỳ thị, cố chấp, những lề thói suy tư nhị nguyên, những tà kiến như ngã chấp, pháp chấp v.v… 

Chúng có tác dụng bưng bít, vây hãm, che đậy. Rất nhiều khi ta lấy tà kiến làm chân lý. Vượt thoát những tâm hành như thế ta thấy không gian trong ta và ngoài ta rộng thênh thang, và những ngọn lửa thiêu đốt kia được dập tắt. Niết bàn có nghĩa là sự dập tắt của các ngọn lửa phiền não và sở tri. Nó là trạng thái lắng dịu, nó là trạng thái mát mẻ, ổn định và tự do. Niết bàn là nơi cư trú hàng ngày của các bậc hiền nhân, của các bậc hiền thánh.
..
--
Đọc cả bài :
http://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-kinh/rong-choi-troi-phuong-ngoai/loi-noi-dau



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét