Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015
Nhớ bài thơ cho Ngộ: Bồ tát
Bồ tát
Anh gọi em
Bồ tát,
Và anh nhớ
Dấu chân chim
Mang tấm lòng
Nhân ái!
Bồ tát của anh ơi,
Em đã lớn lên
Trong tình thương Quán thế,
Và bây giờ,
Em mang
Niềm vui
Đến với đời
Bồ tát
Em!
ĐỗNguyễn
Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015
Đêm phương tây
Rừng Điệu Ngộ mùa đông
Khi đêm về bên anh
Bên em trời vừa sáng nắng mai
Đêm tây nhớ phương đông!
ĐỗNguyễn
bốn sở hành vô lý: thiên vị, ghét bỏ, ngu si và sợ hãi.
22. CHUYỆN CON CHÓ (Tiền thân Kukkura)
Những con chó lớn lên...,
Câu chuyện này, khi ở tại Kỳ Viên, Thế Tôn đã kể về việc làm lợi ích cho bà con. Câu chuyện sẽ được trình bày trong Chương mười hai, Tiền thân Bhaddasàla (số 465). Ðể xác chứng lời dạy này, bậc Ðạo Sư kể chuyện quá khứ.
*
Thuở xưa, khi vua Brahamadatta đang trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát do duyên hành động lợi ích cho bà con như vậy, được sanh làm con chó đầu đàn rất thông minh, sống trong một nghĩa địa lớn với đàn chó hàng trăm con vây quanh.Một hôm, vua ngự lên xe được trang hoàng đẹp đẽ, được kéo bởi những con ngựa Sindh giống quý, đi đến khu vườn, trọn ngày vui chơi tại đấy, và khi mặt trời lặn, vua mới trở về thành. Yên cương của xe vẫn mắc vào xe, và quân hầu để xe trong sân hoàng cung trọn đêm. Ban đêm, trời mưa, yên cương bị ướt. Các con chó nhà vua thuộc nòi giống tốt, từ trên lầu đi xuống, nhai ăn da và dây cương chiếc xe ấy. Hôm sau, họ báo cáo với vua:
- Thưa Thiên tử, từ những miệng cống chui vào, các con chó đã nhai ăn da và dây cương chiếc xe.
Vua nổi giận, ra lệnh giết tất cả chó mà họ thấy được. Từ đấy trở đi, khởi lên tai nạn lớn cho loài chó. Chúng chạy trốn vào nghĩa địa và đến bên cạnh Bồ-tát. Bồ-tát hỏi:
- Các con tụ họp đông ở đây vì duyên cớ gì?
Chúng đáp:
- Trong nội thành, da và dây cương của chiếc xe vua bị chó nhai ăn. Vua tức giận ra lệnh tàn sát chúng con. Nhiều anh em con bị giết hại. Cuộc khủng bố lớn đã khởi lên.
Bồ-tát suy nghĩ: "Tại một chỗ được bảo vệ như vậy, các con chó ở ngoài không có cơ hội để vào. Ðây là việc làm của đàn chó giống tốt trong nội cung. Nay những con có tội không gặp việc gì, còn những con vô tội lại bị giết. Ta hãy cho vua thấy những con chó có tội kia và cứu mạng sống cho bà con vô tội của ta.
Bồ-tát an ủi:
- Các con chớ sợ, Ta sẽ làm cho các con hết sợ hãi. Hãy chờ ở đây cho đến khi Ta yết kiến nhà vua.
Rồi ngài hướng tâm đến các Ba-la-mật, đặt hạnh từ bi lên hàng đầu, ngài nguyện: "Không một ai dám quăng đá hay gậy để hại ta". Rồi Bồ-tát một mình đi vào thành.
Sau khi ra lệnh sát hại các con chó, vua ngồi một mình trong pháp đình. Bồ-tát đi đến đây, nhảy thẳng đến dưới chỗ ngồi của vua. Các người hầu cận của vua cố gắng hết sức đuổi ra, nhưng vua ngăn lại. Bồ-tát nghỉ một lát, từ dưới ghế đi ra, đảnh lễ vua rồi hỏi:
- Có phải Ðại vương sai giết hại các loài chó?
- Phải, chính ta.
- Lỗi của chúng là gì, thưa bậc nhơn chủ?
- Chúng nhai ăn đồ da phụ tùng và dây cương ở xe của ta!
- Ngài có biết những con nào đã ăn đồ da không?
- Ta không biết.
- Không biết những con chó nào đã ăn đồ da, lại ra lệnh giết, như vậy không phải lẽ, thưa Ðại Vương.
- Vì các con chó đã ăn đồ da ở xe ta, nên ta ra lệnh tàn sát tất cả con chó thấy được.
- Các người của ngài giết tất cả chó hay có tha chết một số chó?
- Những con chó nòi giống tốt trong cung của ta được khỏi chết!
- Tâu Ðại vương, vừa rồi ngài nói ra lệnh giết tất cả con chó mà họ thấy được vì chúng đã ăn dồ da ở xe của ngài. Nhưng nay ngài lại nói những con chó giống tốt trong cung của ngài được khỏi chết! Sự việc là vậy, ngài đã thực hành theo bốn sở hành vô lý: thiên vị, ghét bỏ, ngu si và sợ hãi. Hành động vô lý như vậy là không chính đáng, không phải là phép vua. Vì vua, trong khi xử kiện, cần phải giống như cán cân. Nay các con chó nòi giống tốt được khỏi chết, còn các con chó yếu đuối lại bị giết. Sự việc như vậy, thì đây không phải sự giết hại không thiên vị tất cả loài chó mà chỉ là sự giết hại các loài chó yếu đuối thôi!
Nói xong, bậc Ðại Sĩ, với âm thanh dịu ngọt bảo vua:
- Tân Ðại vương, sở hành của ngài không phải là công lý.
Rồi thuyết pháp cho vua, Bồ-tát đọc bài kệ này:
Trong cung điện nhà vua,
Thuộc loài nòi giống tốt,
Có dung sắc, sức mạnh,
Chúng khỏi bị giết hại.
Chỉ chúng tôi bị giết.
Ðây không giết tất cả;
Chỉ giết kẻ yếu hèn.
- Này chó hiền trí, ngươi có biết ai đã ăn da ở xe ta không?
- Vâng, tôi có biết
- Ai đã ăn?
- Chính những con chó nòi giống tốt trong cung của ngài!
- Làm thế nào biết được chúng đã ăn?
- Tôi sẽ nêu rõ chính chúng đã ăn.
- Này chó hiền trí, hãy nói rõ đi.
- Hãy cho gọi các con chó nòi giống tốt trong cung của ngài, cho đem một ít nước sữa và cỏ dabba đến đây.
Vua làm theo lời yêu cầu. Rồi bậc Ðại Sĩ nói:
- Hãy cho nghiền nát cỏ này trong nước sữa và cho những con chó ấy uống.
Vua làm theo như vậy. Khi đang uống, các con chó liền nôn ra những miếng da.
- Ôi! Thật giống như đức Phật toàn tri xử kiện!
Vua reo mừng, liền tỏ lòng tôn kính Bồ-tát bằng cách dâng cúng cái lọng trắng. Nhưng Bồ-tát thuyết pháp cho vua với mười câu kệ về pháp hành trong Tiền thân Tesakuna (số 521), mở đầu với câu:
- Hãy hành Chánh pháp! Thưa bậc Ðại vương thuộc dòng Sát-đế-lỵ, từ nay trở đi, Ðại vương chớ phóng dật!
Sau khi khuyên nhà vua giữ Năm giới, Bồ-tát trả lại vua cái lọng trắng.
Nghe lời bậc Ðại Sĩ thuyết pháp, vua tha chết cho mọi loài chúng sanh, rồi ra lệnh cung cấp cho tất cả loài chó, bắt đầu từ Bồ-tát, cơm ăn thường xuyên giống như thức ăn của vua. Tuân theo lời Bồ-tát khuyến giáo cho đến trọn đời, vua làm các phước đức như bố thí v.v..., vì vậy sau khi mạng chung, vua sanh lên cõi trời. Lời "Khuyến giáo của con Chó" tồn tại đến mười ngàn năm. Còn Bồ-tát sống đến hết thọ mạng, rồi đi theo nghiệp của mình.
*
Bậc Ðạo Sư nói:- Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ nay Như Lai mới hành động lợi ích cho bà con, trong quá khứ cũng đã làm như vậy.
Thuyết pháp thoại này xong, và kết hợp hai mẩu chuyện với nhau, bậc Ðạo Sư kết luận với sự nhận diện Tiền thân:
- Thời ấy, nhà vua là Ànanda, hội chúng của đức Phật là bầy chó hiền lành, còn con chó hiền trí là Ta vậy.
Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015
Kinh Hành
(IX) (29) Kinh Hành
1. - Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này của kinh hành. Thế nào là năm?
2. Kham nhẫn được đường trường; kham nhẫn được tinh cần; ít bệnh tật; đưa đến tiêu hóa tốt đẹp các đồ được ăn, được uống, được nhai, được nếm; định chứng được trong khi kinh hành được tồn tại lâu dài. Những pháp này, này các Tỷ-kheo là năm lợi ích của kinh hành.
(II) (52) Ðống
1. - Nói đến một đống bất thiện, này các Tỷ-kheo, nói một cách chơn chánh là nói đến năm triền cái. Thật vậy, này các Tỷ-kheo, toàn bộ đống bất thiện tức là năm triền cái. Thế nào là năm?
2. Dục tham triền cái, sân triền cái, hôn trầm thụy miên triền cái, trạo hối triền cái, nghi triền cái.
Nói đến một đống bất thiện, này các Tỷ-kheo, nói một cách chơn chánh là nói đến năm triền cái. Thật vậy, này các Tỷ-kheo, toàn bộ đống bất tiện này, này các Tỷ-kheo, tức là năm triền cái.
(V) (95) Bất Ðộng
1. - Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không bao lâu thể nhập vào bất động. Thế nào là năm?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được nghĩa vô ngại giải, đạt được pháp vô ngại giải, đạt được từ vô ngại giải, đạt được biện tài vô ngại giải, quán sát tâm như đã giải thoát.
Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không bao lâu thể nhập vào bất động.
--
2. "Ta sẽ thuyết pháp tuần tự", thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy. "Ta sẽ thuyết với mắt nhìn vào pháp môn", thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy. "Ta sẽ thuyết vì lòng từ mẫn", thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy. "Ta sẽ thuyết pháp, không phải vì tài vật", thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy. "Ta sẽ thuyết pháp, không làm thương tổn cho mình và cho người". Thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy.
- Này Ananda, thật không dễ gì để thuyết pháp cho các người khác. Ðể thuyết pháp cho các người khác, này Ananda, sau nội tâm an trú được năm pháp, mới nên thuyết pháp cho các người khác.
- Này các Hiền giả, khi Tỷ-kheo buộc tội muốn buộc tội người khác, hãy an trú nội tâm năm pháp rồi hãy buộc tội. Thế nào là năm?
2. "Tôi sẽ nói đúng thời, không phải phi thời"; "Tôi sẽ nói chơn thật, không phải phi chơn thật"; "Tôi sẽ nói nhu hòa, không phải thô bạo"; "Tôi sẽ nói lời liên hệ đến lợi ích, không phải lời không liên hệ đến lợi ích"; "Tôi sẽ nói với từ tâm, không phải với sân tâm".
--
Bạn cho điều khó cho,
Làm những điều khó làm,
Kham nhẫn những lời nói,
Thật khó lòng kham nhẫn,
Nói lên bí mật mình,
Che giấu bí mật người,
Bất hạnh, không từ bỏ,
Khánh tận, không chê khinh,
Trong những trường hợp trên,
Tìm được người như vậy,
Với ai cần bạn hữu,
Hãy gần bạn như vậy.
Lợi Ích và Bố Thí
(V) (35) Lợi Ích và Bố Thí
- Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này của bố thí. Thế nào là năm? Ðược nhiều người ái mộ, ưa thích; được bậc Thiện nhân, Chân nhân thân cận; tiếng đồn tốt đẹp được truyền đi; không có sai lệch pháp của người gia chủ; khi thân hoại mạng chung được sanh lên cõi lành, Thiên giới. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là lợi ích của bố thí.
Người cho được ái kính,
Sở hành là hiền thiện,
Bậc Hiền thường thân cận,
Sống Phạm hạnh chế ngự.
Thuyết pháp người bố thí,
Ðưa đến khổ đoạn diệt,
Vị ấy biết được pháp,
Lậu hoặc được tịch tịnh.
--
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi05-0106.htm
(I) (1) Từ
1. Như vầy tôi nghe:
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì, tại Jetavanna, khu vườn Ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". "Thưa vâng, bạch Thế Tôn".
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
2. - Với từ tâm giải thoát, này các Tỷ-kheo, được sử dụng, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như cỗ xe, được làm như căn cứ địa, được tùy trú, được tích tập, được khéo tác thành, thời chờ đợi là có tám lợi ích. Thế nào là tám?
3. Ngủ được an lạc, dậy được an lạc, không thấy ác mộng, được người ái mộ, được phi nhân ái mộ, được chư Thiên hộ trì, lửa hay thuốc độc hay kiếm không gia hại, nếu không thông đạt thượng vị, đạt được Phạm Thiên giới. Với từ tâm giải thoát, này các Tỷ-kheo, được sử dụng, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như cỗ xe, được làm như căn cứ địa, được tùy trú, được tích tập, được khéo tác thành, thời chờ đợi là có tám lợi ích này.
Ai tu tập từ tâm--
Vô lượng thường ức niệm
Các kiết sử yếu dần
Thấy được sanh y diệt
Với tâm không ác độc
Từ mẫn mọi chúng sanh
Do vậy, vị ấy thành
Bậc thuần nhất chí thiện
Với tâm ý từ mẫn
Ðối với mọi chúng sanh
Bậc Thánh khéo thực hiện
Nhiều công đức tốt lành
Sau khi đã chinh phục
Rất đông đảo loài người
Các ẩn sĩ vua chúa
Theo nghi lễ tế tự
Lễ tế ngựa tế người
Lễ uống nước thắng trận
Lễ ném cầu may rủi
Lễ rút lui khóa cửa
Không được phần mười sáu
Bậc khéo tu từ tâm
Như ánh sáng mặt trăng
Ðối với các quần sao
Không giết, không bảo giết
Không thắng, không bảo thắng
Từ tâm mọi chúng sanh
Không hận thù với ai.
(VII) (17) Sự Trói Buộc Của Nữ Nhân
1. - Với tám hình tướng, này các Tỷ-kheo, nữ nhân trói buộc nam nhân. Thế nào là tám?
2. Này các Tỷ-kheo, nữ nhân trói buộc nam nhân với sắc; này các Tỷ-kheo nữ nhân trói buộc nam nhân với tiếng cười; này các Tỷ-kheo, nữ nhân trói buộc nam nhân với lời nói; này các Tỷ-kheo, nữ nhân trói buộc nam nhân với lời ca; này các Tỷ-kheo, nữ nhân trói buộc nam nhân với nước mắt; này các Tỷ-kheo, nữ nhân trói buộc nam nhân với áo quần; này các Tỷ-kheo, nữ nhân trói buộc nam nhân với vật tặng; này các Tỷ-kheo, nữ nhân trói buộc nam nhân với xúc chạm.
Với tám hình tướng, này các Tỷ-kheo, nữ nhân trói buộc nam nhân. Các loài hữu tình bị khéo trói buộc bởi các hình tướng ấy, giống như trói buộc bởi bẫy sập.
(VIII) (18) Nam Nhân Trói Buộc
1. - Với tám hình tướng, này các Tỷ-kheo, nam nhân trói buộc nữ nhân. Thế nào là tám?
2. Này các Tỷ-kheo, nam nhân trói buộc nữ nhân với sắc; này các Tỷ-kheo nam nhân trói buộc nữ nhân với tiếng cười; này các Tỷ-kheo, nam nhân trói buộc nữ nhân với lời nói; này các Tỷ-kheo, nam nhân trói buộc nữ nhân với lời ca; này các Tỷ-kheo, nam nhân trói buộc nữ nhân với nước mắt; này các Tỷ-kheo, nam nhân trói buộc nữ nhân với áo quần; này các Tỷ-kheo, nam nhân trói buộc nữ nhân với vật tặng; này các Tỷ-kheo, nam nhân trói buộc nữ nhân với xúc chạm.
Với tám hình tướng, này các Tỷ-kheo, nam nhân trói buộc nữ nhân. Các loài hữu tình bị khéo trói buộc bởi các hình tướng ấy, giống như trói buộc bởi bẫy sập.
không phản ứng?
12. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không phản ứng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không mắng chưởi lại những ai mắng chưởi, không nổi sân lại những ai nổi sân, không gây hấn lại những ai gây hấn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không phản ứng.
--
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi04-1921.htm
--
(I) (51) Mahàpajàpatì Gotamì
1. Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, khu vườn Nigrodha. Rồi Mahàpajàpatì Gotamì đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Mahàpajàpatì Gotamì bạch Thế Tôn:
- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.
- Thôi vừa rồi, này Gotamì, chớ có ưa thích nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.
2. Lần thứ hai, Mahàpajàpatì Gotamì bạch Thế Tôn:
- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.
- Thôi vừa rồi, này Gotamì, chớ có ưa thích nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.
3. Lần thứ ba, Mahàpajàpatì Gotamì bạch Thế Tôn:
- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.
- Thôi vừa rồi, này Gotamì, chớ có ưa thích nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.
Rồi Mahàpajàpatì Gotamì biết được: "Thế Tôn không chấp nhận cho nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng", liền khổ đau, sầu muộn, nước mắt đầy mặt, khóc than, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.
4. Rồi Thế Tôn, sau khi ở Kapilavatthu cho đến khi vừa ý, rồi ra đi đến Vesàli, tiếp tục bộ hành rồi đến Vesàli.
Ở đấy, Thế Tôn ở Vesàli, tại Ðại Lâm, ở ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Mahàpajàpatì Gotamì, với tóc cạo sạch, đắp áp cà-sa, cùng với nhiều nữ nhân Sàkya ra đi đến Vesàli, tiếp tục bộ hành và đến Vesàli, tại Ðại Lâm, ở ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Mahàpajàpatì Gotamì, với chân bị sưng, tay chân lấm bụi khổ đau, sầu muộn, nước mắt đầy mặt, khóc than, đứng ngoài cửa chính. Tôn giả Ananda thấy Mahàpajàpatì Gotamì với chân bị sưng, tay chân lấm bụi khổ đau, sầu muộn, nước mắt đầy mặt, khóc than, đứng ngoài cửa chính, thấy vậy liền nói với Mahàpajàpatì Gotamì:
- Thưa Gotamì, vì sao lại đứng ở cửa với chân bị sưng, tay chân lấm bụi khổ đau, sầu muộn, nước mắt đầy mặt, khóc than như vậy?
- Thưa Tôn giả Ananda, vì rằng Thế Tôn không chấp nhận cho nữ nhân xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết.
- Vậy thưa Gotamì, hãy đứng chờ ở đây, chờ cho đến khi tôi xin phép Thế Tôn; để nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.
5. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, có Mahàpajàpatì Gotamì với chân bị sưng, tay chân lấm bụi khổ đau, sầu muộn, nước mắt đầy mặt, khóc than đứng ở ngoài cửa nói rằng: "Thế Tôn cho phép nhận cho nữ nhân xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng". Lành thay! Bạch Thế Tôn, nếu nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.
- Thôi vừa rồi, này Ananda, chớ có ưa thích nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Thế Tôn thuyết giảng.
Lần thứ hai ... Lần thứ ba, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- Lành thay! Bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn cho phép nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Thế Tôn thuyết giảng.
- Thôi vừa rồi, này Gotamì, chớ có ưa thích nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Thế Tôn thuyết giảng.
6. Rồi Tôn giả suy nghĩ như sau: "Thế Tôn không chấp nhận cho nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng. Vậy ta hãy dùng phương pháp khác để xin Thế Tôn cho phép nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình ".
Rồi Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, không biết nữ nhân sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng, có thể chứng được Dự lưu quả, Nhất lai quả, Bất lai quả hay A-la-hán quả không?
- Này Ananda, sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng, nữ nhân có thể chứng được Dự lưu quả, Nhất lai quả, Bất lai quả hay A-la-hán quả.
- Bạch Thế Tôn, sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng, nữ nhân có thể chứng được Dự lưu quả, Nhất lai quả, Bất lai quả hay A-la-hán quả. Lại nữa, bạch Thế Tôn, Mahàpajàpatì đã giúp đỡ Thế Tôn rất nhiều trong vai người dì, người vú, người kế mẫu, khi mẹ của Thế Tôn mệnh chung, lại cho Thế Tôn bú sữa. Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.
7. - Này Ananda, nếu Mahàpajàpatì Gotamì chấp nhận tám kính pháp, thời Gotamì có thể được thọ cụ túc giới: Dầu cho thọ đại giới một trăm năm, một Tỷ-kheo-ni đối với một Tỷ-kheo mới thọ đại giới trong một ngày cũng phải đảnh lễ, đứng dậy, chắp tay, xử sự đúng pháp. Pháp này sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua. Tỷ-kheo-ni không có thể an cư mùa mưa tại chỗ không có Tỷ-kheo. Pháp này sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua. Nửa tháng một lần, Tỷ-kheo-ni cần phải thỉnh chúng Tỷ-kheo hỏi ngày trai giới và đến để thuyết giới. Pháp này, sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua. Sau khi an cư mùa mưa xong, Tỷ-kheo-ni cần phải làm lễ Tự tứ trước hai Tăng chúng về ba vấn đề được thấy, được nghe và nghi. Pháp này, sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua. Tỷ-kheo-ni phạm trọng tội phải hành pháp pakkhamànattam (man-na-đọa) cho đến nửa tháng. Pháp này, sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua. Sau khi học tập sáu pháp trong hai năm, phải đến xin thọ cụ túc giới trước hai Tăng chúng. Pháp này, sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua. Không vì duyên cớ gì, một Tỷ-kheo-ni có thể mắng nhiếc, chỉ trích một Tỷ-kheo. Pháp này, sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua. Này Ananda, bắt đầu từ hôm nay, có sự giáo giới phê bình giữa các Tỷ-kheo về Tỷ-kheo-ni, không có sự giáo giới phê bình giữa các Tỷ-kheo-ni về các Tỷ-kheo. Pháp này, sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua. Này Ananda, nếu Mahàpajàpatì Gotamì chấp nhận tám kính pháp này, thời cho phép Mahàpajàpatì Gotamì được thọ cụ túc giới.
8. Rồi Tôn giả Ananda, sau khi học từ Thế Tôn tám trọng pháp này, rồi đi đến Mahàpajàpatì Gotamì, sau khi đến, nói với Mahàpajàpatì Gotamì:
- Nếu Mahàpajàpatì Gotamì chấp nhận tám kính pháp này, thời Gotamì sẽ được thọ cụ túc giới: "Dầu cho thọ đại giới một trăm năm, một Tỷ-kheo-ni ... không có sự giáo giới phê bình giữa các Tỷ-kheo-ni về các Tỷ-kheo. Pháp này, sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua". Nếu Gotamì chấp nhận tám trọng pháp này, thời Gotamì sẽ được thọ cụ túc giới.
- Thưa Tôn giả Ananda, ví như một người đàn bà hay một người đàn ông, còn đang tuổi trẻ, tánh ưa trang sức, sau khi gội đầu xong, sau khi được một vòng hoa sen xanh hay một vòng vũ quý hoa, hay một vòng thiên tư hoa (hay cự thắng hoa) dùng hai tay cầm lấy vòng hoa ấy và đặt lên đỉnh đầu. Cũng vậy, thưa Tôn giả, tôi xin chấp nhận tám kính pháp này, cho đến trọn đời không có vượt qua.
9. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, Mahàpajàpatì Gotamì đã chấp nhận tám kính pháp này, cho đến trọn đời không có vượt qua.
- Này Ananda, nếu nữ nhân không được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng, thời này Ananda, Phạm hạnh được an trú lâu dài, và diệu pháp được tồn tại đến một ngàn năm. Vì rằng, này Ananda, nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật này, nay này Ananda, Phạm hạnh sẽ không được an trú lâu dài, thời này Ananda, diệu pháp được tồn tại năm trăm năm. Ví như, này Ananda, những gia đình nào có nhiều phụ nữ, ít đàn ông, thời những gia đình ấy rất dễ bị các đạo tặc, trộm cắp não hại. Cũng vậy, này Ananda, nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật này, nên Phạm hạnh sẽ không được an trú lâu dài. Ví như, này Ananda, khi nào một chứng bệnh được tên là "trắng như xương" rơi vào một ruộng lúa đã chín, thời ruộng lúa ấy không có an trú lâu dài. Cũng vậy, này Ananda, khi nào nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật này, thời Phạm hạnh này không có an trú lâu dài. Ví như, này Ananda, khi nào một chứng bệnh được tên là "đỏ sét" rơi vào một ruộng mía đã chín, thời ruộng mía ấy không có an trú lâu dài. Cũng vậy, này Ananda, khi nào nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật này, thời Phạm hạnh này không được an trú lâu dài. Ví như, này Ananda, một người vì nghĩ đến tương lai xây dựng bờ đê cho một hồ nước lớn để nước không thể chảy qua, cũng vậy, này Ananda, vì nghĩ đến tương lai, Ta mới ban hành kính tám pháp này, cho các Tỷ-kheo-ni cho đến trọn đời không vượt qua.
Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015
Kinh tieu khong, tbk 121
Anh mới đọc và lần đầu tiên hiểu bài Kinh Tiểu không..(nhờ tham khảo thêm bản dịch tiếng đức có chú giải). Ngày xưa, không hiểu, vì vài chữ dịch của bản HT Minh Châu khó hiểu và dường như không chính xác, nhất là dịch chữ ekattam, làm đoạn văn vô cùng khó hiểu.
Xem bản dịch của HT Thich Minh Châu:
..
-- Thật vậy, này Ananda, điều Ông đã nghe là nghe đúng, ghi nhớ đúng, tác ý đúng, thọ trì đúng. Thuở xưa và nay, này Ananda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều.
Ví như lâu đài Lộc Mẫu này không có voi, bò, ngựa, ngựa cái, không có vàng và bạc, không có đàn bà, đàn ông tụ hội, và chỉ có một cái không phải không, tức là sự nhất trí (ekattam) do duyên chúng Tỷ-kheo; cũng vậy, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý thôn tưởng, không tác ý nhơn tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí, do duyên lâm tưởng. Tâm của vị ấy được thích thú hân hoan, an trú, hướng đến lâm tưởng. Vị ấy tuệ tri như sau: "Các ưu phiền do duyên thôn tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên nhân tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên lâm tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có thôn tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có nhân tưởng". Và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí (ekattam) do duyên lâm tưởng". Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, vị ấy tuệ tri: "Cái kia có, cái này có". Như vậy, này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.
Nhận xét của anh:
sự nhất trí (ekattam), đây là từ của HT Minh Châu dịch từ chữ ekattam, thực ra, ekattam co 3 nghĩa: nt.) 1. unity; 2. loneliness; 3. agreement.
Ở đây, theo anh, nên dùng ở nghĩa 2. loneliness thì thích hợp hơn. Do đó bản tiếng đức dịch như sau, họ dùng chữ die singularität/loneliness:
4. " Ānanda, so wie dieser Palast von Migāras Mutter leer von Elefanten, Vieh, Hengsten und Stuten ist, leer von Gold und Silber, leer von einer Zusammenkunft von Männern und Frauen, und nur diese Nicht-Leerheit gegenwärtig ist, nämlich die Singularität, die von der Sangha der Bhikkhus abhängt [2]; genauso achtet ein Bhikkhu - indem er nicht auf die Wahrnehmung 'Dorf' achtet, nicht auf die Wahrnehmung 'Menschen' achtet - so achtet er auf die Singularität, die von der Wahrnehmung 'Wald' abhängt [3]
Ngoài ra, bản dịch tiếng anh của Tharisaro cũng dùng chữ the singleness (sự đơn độc), tóm lại bản tiếng anh và đức giống nhau và hợp lí hơn:
..
[The Buddha:] "Yes, Ananda, you heard that correctly, learned it correctly, attended to it correctly, remembered it correctly. Now, as well as before, I often remain in an attitude of emptiness. Just as this palace of Migara's mother is empty of elephants, cattle and mares, empty of gold and silver, empty of assemblies of women and men, and there is only this non-emptiness -- the singleness based on the community of monks; even so, Ananda, a monk -- not attending to the perception (mental note) of village, not attending to the perception of human being -- attends to the singleness based on the perception of forest. His mind takes pleasure, finds satisfaction, settles, and indulges in its perception of forest.
Xem bản dịch của HT Thich Minh Châu:
..
-- Thật vậy, này Ananda, điều Ông đã nghe là nghe đúng, ghi nhớ đúng, tác ý đúng, thọ trì đúng. Thuở xưa và nay, này Ananda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều.
Ví như lâu đài Lộc Mẫu này không có voi, bò, ngựa, ngựa cái, không có vàng và bạc, không có đàn bà, đàn ông tụ hội, và chỉ có một cái không phải không, tức là sự nhất trí (ekattam) do duyên chúng Tỷ-kheo; cũng vậy, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý thôn tưởng, không tác ý nhơn tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí, do duyên lâm tưởng. Tâm của vị ấy được thích thú hân hoan, an trú, hướng đến lâm tưởng. Vị ấy tuệ tri như sau: "Các ưu phiền do duyên thôn tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên nhân tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên lâm tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có thôn tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có nhân tưởng". Và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí (ekattam) do duyên lâm tưởng". Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, vị ấy tuệ tri: "Cái kia có, cái này có". Như vậy, này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.
Nhận xét của anh:
sự nhất trí (ekattam), đây là từ của HT Minh Châu dịch từ chữ ekattam, thực ra, ekattam co 3 nghĩa: nt.) 1. unity; 2. loneliness; 3. agreement.
Ở đây, theo anh, nên dùng ở nghĩa 2. loneliness thì thích hợp hơn. Do đó bản tiếng đức dịch như sau, họ dùng chữ die singularität/loneliness:
4. " Ānanda, so wie dieser Palast von Migāras Mutter leer von Elefanten, Vieh, Hengsten und Stuten ist, leer von Gold und Silber, leer von einer Zusammenkunft von Männern und Frauen, und nur diese Nicht-Leerheit gegenwärtig ist, nämlich die Singularität, die von der Sangha der Bhikkhus abhängt [2]; genauso achtet ein Bhikkhu - indem er nicht auf die Wahrnehmung 'Dorf' achtet, nicht auf die Wahrnehmung 'Menschen' achtet - so achtet er auf die Singularität, die von der Wahrnehmung 'Wald' abhängt [3]
Ngoài ra, bản dịch tiếng anh của Tharisaro cũng dùng chữ the singleness (sự đơn độc), tóm lại bản tiếng anh và đức giống nhau và hợp lí hơn:
..
[The Buddha:] "Yes, Ananda, you heard that correctly, learned it correctly, attended to it correctly, remembered it correctly. Now, as well as before, I often remain in an attitude of emptiness. Just as this palace of Migara's mother is empty of elephants, cattle and mares, empty of gold and silver, empty of assemblies of women and men, and there is only this non-emptiness -- the singleness based on the community of monks; even so, Ananda, a monk -- not attending to the perception (mental note) of village, not attending to the perception of human being -- attends to the singleness based on the perception of forest. His mind takes pleasure, finds satisfaction, settles, and indulges in its perception of forest.
Vui
Rừng Điệu Ngộ
Đầu năm
Bây chừ mới gặp lại nhau,
Em vừa quay lại sau ngày đi xa.
Giòng pm thấy em vui
Lâu rồi mới được hàn huyên một lần.
Nhiều khi ngẫm nghĩ cười thầm,
Niềm vui trỡ lại chẳng thèm ghi ra!
ĐỗNguyễn
..lòng anh vui va đang vui hưởng niềm vui ấy đó Ngộ..
Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015
(VI) (66) Tham Ái
1. - Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn? Có tham, có sân, có si, có mạn. Bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt hiện hữu ở đời.
2.
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi04-0712.htm
1. - Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn? Có tham, có sân, có si, có mạn. Bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt hiện hữu ở đời.
2.
Tham ái vật đẹp đẽ,--
Thích thú sắc khả ái,
Bị cột bởi vô minh,
Các hữu tình hạ liệt,
Càng tăng trưởng trói buộc.
Cho đến kẻ có trí,
Làm các việc bất thiện,
Sanh từ tham, sân, si,
Khiến phiền muộn, khó chịu,
Làm đau khổ sanh khởi,
Kẻ vô minh bao vây,
Kẻ mù không có mắt,
Tự tánh họ là vậy,
Họ không thể nghĩ rằng,
Ta có thể như vậy.
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi04-0712.htm
(II) (62) Không Nợ
1. Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika đang ngồi một bên:
2. - Có bốn loại an lạc này, ngày Gia chủ, người tại gia thọ hưởng các dục thâu hoạch được, tùy thời gian, tùy thời cơ khởi lên cho vị ấy. Thế nào là bốn? Lạc sở hữu, lạc thọ dụng, lạc không mắc nợ, lạc không phạm tội.
3. Và này Gia chủ, thế nào là lạc sở hữu?
Ở đây, này Gia chủ, tài sản của người thiện nam tử, thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được do sức mạnh cánh tay, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thâu hoạch đúng pháp. Vị ấy suy nghĩ: "Ta có tài sản, thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được do sức mạnh cánh tay... thâu hoạch đúng pháp." Nghĩ vậy, vị ấy được lạc, được hỷ. Này Gia chủ, đây gọi là lạc sở hữu.
4. Và này, thế nào là lạc tài sản?
Ở đây, này Gia chủ, thiện nam tử thọ hưởng những tài sản thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được... thâu hoạch đúng pháp và làm các việc phước đức. Vị ấy nghĩ rằng: "Ta thọ hưởng những tài sản thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn... thâu hoạch đúng pháp và ta làm các phước đức." Nghĩ vậy vị ấy được lạc, được hỷ. Này Gia chủ, đây gọi là lạc tài sản.
5. Và này Gia chủ, thế nào là lạc không mắc nợ? Ở đây, này Gia chủ, vị thiện gia nam tử không có mắc nợ ai một điều gì, ít hay nhiều. Vị ấy nghĩ rằng: "Ta không có mắc nợ ai một điều gì, ít hay nhiều." Nghĩ vậy, vị ấy được lạc, được hỷ. Này Gia chủ, đây gọi là lạc không mắc nợ.
6. Và này Gia chủ, thế nào là lạc không phạm tội?
Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử thành tựu thân hành không phạm tội, thành tựu khẩu hành không phạm tội, thành tựu ý hành không phạm tội. Vị ấy nghĩ rằng: "Ta thành tựu thân hành không phạm tội, khẩu hành không phạm tội, ý hành không phạm tội". Nghĩ vậy, vị ấy được lạc, được hỷ. Này Gia chủ, đây gọi là lạc không phạm tội.
Có bốn loại lạc này, này Gia chủ, người tại gia thọ hưởng các dục thâu hoạch được, tùy thời gian, tùy thời cơ, khởi lên cho vị ấy.
1. Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika đang ngồi một bên:
2. - Có bốn loại an lạc này, ngày Gia chủ, người tại gia thọ hưởng các dục thâu hoạch được, tùy thời gian, tùy thời cơ khởi lên cho vị ấy. Thế nào là bốn? Lạc sở hữu, lạc thọ dụng, lạc không mắc nợ, lạc không phạm tội.
3. Và này Gia chủ, thế nào là lạc sở hữu?
Ở đây, này Gia chủ, tài sản của người thiện nam tử, thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được do sức mạnh cánh tay, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thâu hoạch đúng pháp. Vị ấy suy nghĩ: "Ta có tài sản, thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được do sức mạnh cánh tay... thâu hoạch đúng pháp." Nghĩ vậy, vị ấy được lạc, được hỷ. Này Gia chủ, đây gọi là lạc sở hữu.
4. Và này, thế nào là lạc tài sản?
Ở đây, này Gia chủ, thiện nam tử thọ hưởng những tài sản thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được... thâu hoạch đúng pháp và làm các việc phước đức. Vị ấy nghĩ rằng: "Ta thọ hưởng những tài sản thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn... thâu hoạch đúng pháp và ta làm các phước đức." Nghĩ vậy vị ấy được lạc, được hỷ. Này Gia chủ, đây gọi là lạc tài sản.
5. Và này Gia chủ, thế nào là lạc không mắc nợ? Ở đây, này Gia chủ, vị thiện gia nam tử không có mắc nợ ai một điều gì, ít hay nhiều. Vị ấy nghĩ rằng: "Ta không có mắc nợ ai một điều gì, ít hay nhiều." Nghĩ vậy, vị ấy được lạc, được hỷ. Này Gia chủ, đây gọi là lạc không mắc nợ.
6. Và này Gia chủ, thế nào là lạc không phạm tội?
Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử thành tựu thân hành không phạm tội, thành tựu khẩu hành không phạm tội, thành tựu ý hành không phạm tội. Vị ấy nghĩ rằng: "Ta thành tựu thân hành không phạm tội, khẩu hành không phạm tội, ý hành không phạm tội". Nghĩ vậy, vị ấy được lạc, được hỷ. Này Gia chủ, đây gọi là lạc không phạm tội.
Có bốn loại lạc này, này Gia chủ, người tại gia thọ hưởng các dục thâu hoạch được, tùy thời gian, tùy thời cơ, khởi lên cho vị ấy.
Ðược lạc không mắc nợ,
Nhớ đến lạc sở hữu,
Người hưởng lạc tài sản,
Với tuệ, thấy như thị,
Do thấy, vị ấy biết,
Sáng suốt cả hai phần,
Lạc vậy chỉ bằng được,
Bằng một phần mười sáu,
Lạc không có phạm tội.
Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015
Phuong cach trinh bay tu duy mind map
Rèn luyện tư duy bằng phương pháp Mind Map
Trần Hữu Dũng
Nguon: http://tamnhin.net/ren-luyen-tu-duy-bang-phuong-phap-mind-map.html
..
Mind Map(Sơ đồ tư duy hay Giản đồ ý) có thể dùng như 1 cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng cuả lược đồ phân nhánh.
I. Phương pháp Mind Mapping là gì?
Bộ óc của con người làm việc khác với máy tính. Trong khi máy tính hoạt động theo các phương thẳng, não bộ hoạt động vừa theo các phương liên kết vừa theo các phương thẳng bao gồm so sánh, phân tích và tổng hợp.Sự liên kết đóng vai trò vượt trội trong hầu hết mọichức năng hệ thần kinh. Mỗi một từ, một ý đều có vô số kết nối với các ý và khái niệm khác.
Phương pháp Mind Mapping được Tony Buzan (người Anh, 1942 - ) triển khai vào thập niên 1960 là một phương pháp hiệu quả sử dụng việc ghi chép và tạo ra các ý tưởng bằng các liên kết. Để tạo ra một sơ đồ não bộ, người ta bắt đầu từ giữa trang giấy bằng với ý chính và kéo ra các hướng, tạo ra một cấu trúc liên tục và có hệ thống bao gồm các chữ và các hình ảnh chính.
II. Nguyên tắc sử dụng phương pháp Mind Mapping:
Dụng cụ cần để thực hiện Mind Mapping giấy trắng khổ A4 hoặc A3 và các loại bút lông, bút màu. Sau đây là 8 bước đơn giản thực hiện một sơ đồ Mind Mapping:
Bước 1: Bắt đầu từ giữa trang giấy.Tập trung vào giữa trang giấy vì tại vị trí đó chúng ta sẽ ghi lại một từ hoặc một hình ảnh tượng trưng cho ý tưởng đầu tiên.
Bước 2: Đừng quá nghiêm trọng! Viết ra hoặc vẽ lại những điều đầu tiên xuất hiện trong đầu khi bắt đầu nghĩ về vấn đề, con người,vật thể, mục đích liên quan … Suy nghĩ quanh các ý tưởng chủ đạo. Những ý phát sinh này có thểl ộn xộn, đôi khi còn kỳ lạ hoặc không quan trọng.
Bước 3: Tự do hợp tác. Khi các ý tưởng nảy sinh, viết ra một hoặc hai từ mô tả ý tưởng trên các dòng phân nhánh từ ý trung tâm. Để các ý tưởng mở rộng ra thành các nhánh lớn, nhánh nhỏ. Ghi lại tất cả các ý,không cần bình luận hoặc đánh giá.
Bước 4: Nghĩ càng nhanh càng tốt.Thực hiện bước khám phá các ý tưởng. Diễn dịch các ý tưởng dưới dạng các từ ngữ, hình ảnh, số hoặc biểu tượng.
Bước 5: Không có giới hạn Hãy nghĩ ra ngoài khuôn khổ (‘bên ngoài chiếc hộp’). Mọi thứ đều có thể. Sử dụng bút màu để phân biệt các ý tưởng.
Bước 6: Không đánh giá Những vấn đề có vẻ không liên quan có thể thích hợp ở phần sau. Hãy suy nghĩ như đang động não. Nếu bạn cứ dừng lại ở ‘một từ không liên quan’, đầu bạn sẽ giống như bị kẹt băng và bạn sẽ không bao giờ nghĩ ra những ý tưởng tốt hơn được.
Bước 7: Tiếp tục …Hãy để tay bạn tiếp tục làm việc. Nếu các ý tưởng bị chậm lại, vẽ những đường trống và chờ não bạn tự động tìm ra các ý tưởng để điền vào. Hoặc hãy thay đổi màu sắc để khởi động lại đầu óc bạn. Đứng và viết ra các ý tưởng trên một bảng giấy giúp bạn suy nghĩ tốt hơn.
Bước 8: Thêm các liên kết Có những lúc bạn nhận ra ngay các mối liên hệ và bạn có thể kết nối ý phụ với ý chính. Có những lúc bạn không nhận ra, do đó bạn chỉ nối các ý đó với ý trung tâm. Cấu trúc có thể hìnhthành sau; yêu cầu đầu tiên là đem các ý tưởng ra khỏi đầu bạn và dàn trải chúng trên trang giấy.
III. Ứng dụng của phương pháp Mind Mapping:
Mind Mapping có thể áp dụng cho hầu hết các tình huống trong cuộc sống có liên quan đến việc học và tư duy. Đối với cá nhân: hoạch định, danh sách các việc cần làm, các dự án, giao tiếp, tổ chức, phân tích và giải quyết vấn đề. Đối với người học: học thuộc, ghi chú, báo cáo, viết luận,trình bày, kiểm tra, suy nghĩ, tập trung.Tất cả những ứng dụng của phương pháp Mind Mapping giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả và rõ ràng của tư duy, tăng mức độ tập trung và hứng thú dành cho từng hoạt động.
IV. Lợi ích của phương pháp Mind Mapping:
Học tập : Người học giảm được khối lượng công việc, cảm thấy thoải mái khi học, ôn bài và làm kiểm tra. Ngoài ra, tạo sự tự tin vào khả năng học của người học.
Tổng kết : Có được cái nhìn toàn bộ, bao quát, hiểu được các mối liên hệ.
Tập trung : Tập trung vào công việc để có kết quả tốt hơn. Sử dụng tất cả kỹ năng tư duy để tập trung chú ý.
Ghi nhớ Dễ nhớ : ‘Thấy’ được thông tin trong đầu. Tổ chức : Đứng đầu trong việc liệt kê các chi tiết của sự kiện, dự án hoặc bất kỳ chủ đề nào.
Trình bày : Bài phát biểu rõ ràng, dễ theo dõi, sống động. Giao tiếp : Rõ ràng và chính xác. Hoạch định Sắp xếp mọi chi tiết, mọi mặt từ đầu đến cuối trên một trang giấy.
Đào tạo : Từ chuẩn bị đến trình bày, mọi việc trở nên dễ dàng hơn và nhanh hơn.Tư duy Có được phương pháp dễ dàng phân tích ý tưởng
Trần Hữu Dũng
--
Những bài viết của Giáo sư Trần Hữu Dũng
Thư cho một bạn trẻ - (14:57 | 30/01/2015)
Viễn ảnh 2025 - (10:06 | 02/01/2015)
'Phát triển bền vững' nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa - (08:47 | 26/09/2014)
Con đường tạo dựng thương hiệu của Hàn Quốc - (20:46 | 24/08/2014)
Một giáo sư kinh tế Mỹ “mê” Nguyễn Ngọc Tư - (20:41 | 24/08/2014)
--
http://tamnhin.net/ren-luyen-tu-duy-bang-phuong-phap-mind-map.html
Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015
Hành Thiền
Hành Thiền Trong Đời Sống Hàng Ngày
Hành Thiền Trong Đời Sống Hàng Ngày
Cathy Johnson
Phạm Xuân Quang dịch Việt
(Nguyên tác: Making meditation an everyday practice, Cathy Johnson,
http://www.abc.net.au/health/features/stories/2012/11/20/3636889.htm)
*
Thiết lập một thói quen hành thiền đều đặn có thể khó khăn, nhất là khi bạn là một người mới bắt đầu. Tuy nhiên chúng tôi có những cách thức để giúp bạn giữ được sự hứng thú.
- Hành thiền theo một trình tự
- Đây không phải là "tất cả hoặc không có gì"
- Thử nghiệm hành thiền có hướng dẫn
- Kiên nhẫn với chính mình
- Không viện cớ thoái thác
Dành thời gian trong một ngày bận rộn để thực tập tìm yên tĩnh tâm hồn có thể là một việc làm đi ngược với những ý niệm cố hữu của chúng ta về hiệu quả và năng suất – nhất là khi phần thưởng không phải lúc nào cũng có ngay lập tức.
Tuy nhiên, những người có nhiều kinh nghiệm về thiền nói rằng để có được một kỹ năng hành thiền thì tính bền bỉ là rất cần thiết, và các vị ấy đưa ra những lời khuyên giúp cho bạn đi đúng đường.
1. Hành thiền theo một trình tự
Bà Gillian Ross – một vị thầy và tác giả sách dạy thiền, nói rằng cho dù bạn thích lối hành thiền đơn thuần, một trình tự nho nhỏ có thể rất tốt cho bạn. Hành thiền một giờ giấc cố định, tại một nơi chốn cố định giúp bạn thiết lập được một thói quen đều đăn, bà tin là như vậy. “Nếu bạn có gia đình, việc làm đó ít ra cũng tỏ cho họ biết: ‘Đây là thời gian đặc biệt để tôi hành thiền, đừng làm phiền tôi’.”
Bà Ross cũng khuyên rằng bạn nên tạo chỗ hành thiền của mình thành một nơi “đặc biệt, thoải mái dễ nhìn”, giảm thiểu các quấy rầy từ các loại máy, chẳng hạn như điện thoại di động. Quấn lên mình một tấm khăn choàng màu sáng có thể có tác động tốt, để tạo một cảm giác hướng nội.
Ông Craig Hassed – một bác sĩ đa khoa, một nhà nghiên cứu về thiền và là giáo sư thâm niên tại Đại học Monash (Úc), nói rằng trước khi ăn sáng hoặc trước khi ăn tối là thời điểm tốt để hành thiền lý tưởng bởi vì bạn rất dễ buồn ngủ sau khi ăn – khi mà chuyển hóa thực dưỡng của bạn đang ở mức thấp nhất.
Cũng là điều tốt nếu bạn hành thiền để thư giãn và ngủ dễ dàng, nhưng học kỹ năng hành thiền để có thể giúp bạn trong nhiều lãnh vực khác của đời sống, bạn cần phải tỉnh thức.
2. Đây không phải là "tất cả hoặc không có gì"
Nếu bạn quên thực hành thiền trước bữa ăn sáng và ăn tối, hay bỏ hành thiền trong vài ngày, đừng cảm thấy như là đã mất tất cả và phải bỏ cuộc. Ông Hassed nói “Hãy hành thiền khi bạn nhớ đến và có cơ hội. Nếu trong một ngày bạn có nhiều vấn đề khẩn cấp không tránh được, bạn vẫn có thể hành thiền sau khi giải quyết xong các vấn đề đó.” Đừng đặt đồng hồ trong tầm mắt để tránh lo lắng về thời gian. “Ngay khi bạn mở mắt ra vì tưởng rằng đã xong thời gian thiền, và nếu thời lượng vẫn chưa đủ, hãy tiếp tục hành thiền.” Trong khi vài người thấy cần thiết có đồng hồ báo giờ, chẳng hạn như dùng điện thoại di động, ông Hassed khuyên bạn phải dùng loại nào để nó để đừng làm bạn giật mình, xuất ra khỏi thiền. Bạn muốn mang theo những gì mình thực hành vào thời gian còn lại trong ngày, chứ không phải chấm dứt hành thiền một cách căng thẳng, đột ngột.
3. Thử nghiệm hành thiền có hướng dẫn
Lo ngại thời gian hành thiền của mình bị trật hướng vì tâm mình hoàn toàn đi ra khỏi công việc hành thiền? Hãy có một thái độ chấp nhận rằng phóng tâm là một phần của hành thiền. Nhưng bà Ross nói lắng nghe các lời hướng dẫn hành thiền thu âm trong băng đĩa có thể giúp tránh phóng tâm khi bạn mới bắt đầu hành thiền. “Sẽ đến lúc bạn không cần những lời hướng dẫn, bạn muốn buông bỏ các lời hướng dẫn đó, nhưng tôi nghĩ rằng trong lúc bắt đầu, các hướng dẫn đó rất có ích lợi.”
4. Kiên nhẫn với chính mình
Cảm thấy chán nản vì không thể kiểm soát được những ý nghĩ khởi lên trong tâm? Bà Ross nói: “Chúng ta không thể chọn ‘không suy nghĩ’, nhưng với thực tập nhẹ nhàng, nhất là mỗi ngày, bạn sẽ học và biết được ý nghĩa của nghỉ ngơi trong trạng thái thuần niệm, không có một tư tưởng nào, cho dù chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn.
“Và từ đó, trạng thái ấy sẽ chảy tràn vào cuộc sống hàng ngày của bạn, khi bạn tự thấy dành ít năng lượng cho suy tư và dành nhiều năng lượng cho tỉnh thức, và điều nầy có nghĩa là bạn giảm đi các phản ứng vô ích. Bạn có thể cho rằng mình chưa đi đến đâu với các suy tưởng không ngừng, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy được mức độ gia tăng của sự tỉnh thức.”
Nếu cảm thấy tâm rối loạn hay cảm thấy không thể chú tâm khi ngồi thiền, ông Hassed khuyến nghị bạn thử nghiệm cách hành thiền khi bạn di chuyển, chẳng hạn như pháp đi kinh hành. Khi thân thể di chuyển, hãy chú tâm ghi nhận cảm giác toàn thân, từ đầu ngón chân trở lên, và tập đưa tâm về hoạt động đó khi tâm đi lang thang nơi khác.
5. Không viện cớ thoái thác
Ông Hassed nói rằng con người chúng ta là những sinh vật lệ thuộc vào thói quen. Do đó, khi chúng ta cố gắng thay đổi những tập quán cũ, không ngạc nhiên khi thấy tâm trí của chúng ta kháng cự lại, và đưa ra hằng loạt lý lẽ thoái thác.
- Hôm nay căng thẳng quá, không biết hành thiền được hay không? Đây là thời gian lý tưởng để học cách phản ứng khác đối với sự căng thẳng.
- Bây giờ mọi việc đều suông sẻ, tại sao lại cần có yên tĩnh nội tâm? Học tập hành thiền là một hình thức làm cho tâm ta trở nên vững vàng, cũng như luyện tập thân thể, không thể có được qua đêm.
tráng kiện. Thực hành sẽ giúp bạn gia tăng khả năng để dùng đến khi bạn cần nó.
- Bận rộn quá? Đây là một lý do quan trọng để bạn học cách chú tâm có hiệu quả hơn. “Làm sắc bén sự chú tâm cũng giống người tiều phu mài bén cái rìu của ông ta – những khoảng thời gian ngắn của hành thiền sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thì giờ trong tương lai,” ông Hassed nói thế.
- Cảm cảm thấy lạ lùng? Bà Ross nói rằng “Tất cả các loại cảm giác có thể khởi sinh khi chúng ta hành thiền. Hãy để chúng đến, hãy để chúng đi. Đừng cho chúng thêm năng lượng nào, hay lo lắng về chúng. Bạn đang thực tập một nghệ thuật buông xả.”
(Bình Anson hiệu đính, 02/01/2014)
--
http://budsas.blogspot.com.au/2015/01/hanh-thien-trong-oi-song-hang-ngay.html
(Bình Anson hiệu đính, 02/01/2014)
Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015
Dan bai tho Dien cua Ngo
Họa bài thơ ĐIÊN của em
Gấu Panda
Điên
Thơ M.Tôi chết đi,
Để đừng yêu anh nữa!
Chết cả hồn
Để tựa người điên
Không suy tư lo lắng ưu phiền
Chỉ cười thôi,
Chỉ cười nghiêng ngã!
Điên
Thơ ĐN
Khoan chết nha,
Để còn yêu nhau mãi!
Sống thật vui
Tràn ngập tình người
Há ngại suy tư người mẫn tuệ!
Rất hồn nhiên,
Rất là em đó!
lua chon va che bien nam
Meo lua chon va che bien nam
Nấm là thực phẩm tự nhiên giàu dinh dưỡng, đặc biệt, rất tốt cho người già, phụ nữ và trẻ em.
Xin giới thiệu bạn cách lựa chọn, chế biến và bảo quản nấm!
1. Một số loại nấm
Nấm hương (Nấm đông cô): Hình như chiếc ô, màu nâu sậm, có thể dùng tươi hoặc khô, chứa nhiều đạm, vitamin C, B, tiền Vitamin D, can-xi, nhôm, sắt, ma-giê... Nấm rơm: Dạng tròn dài, gồm hai màu: trắng hoặc trắng xám. Cánh nấm mỏng, xốp, giòn, có nhiều lớp. Nấm mèo (mộc nhĩ đen): Trông giống tai người, màu nâu sẫm hoặc đen, chứa nhiều protid, khoáng chất. Chọn nấm có tai to, cánh mộc nhĩ càng dày thì độ giòn càng lớn Nấm bào ngư (nấm sò): Mũ màu xám, sẫm nâu hoặc nâu nhạt. Thịt nấm dày, màu trắng. Nấm bào ngư chọn loại dai cứng, thân mập, ăn sẽ giòn và ngon hơn loại thân nhỏ nở loe sẽ dai không ngọt bằng. Nấm kim châm: Màu trắng, thân dài khoảng 20cm, mũ nhỏ. Nấm mỡ mũ tròn, chân ngắn, màu trắng. Nấm tươi: Khi chọn mua nấm tươi bạn nên lựa những loại còn giữ được màu sắc, tránh chọn nấm đã dập nát. Nếu lấy dao cắt đầu nấm mà rỉ ra chất trắng sữa là dấu hiệu của nấm độc. Nấm khô: nấm khô sẽ khó chọn hơn nấm khi còn tươi, vì thế bạn nên chọn loại chắc, không đứt gãy, không có vết mốc màu trắng
2. Công dụng của các loại nấm
Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng ung thư và kháng virus, giải độc và bảo vệ tế bào gan, hạ đường máu và chống phóng xạ, thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch…
Điều quan trọng đầu tiên là chọn nấm. Mỗi loại nấm lại thường xuất hiện theo mùa, có hương vị đặc trưng và công dụng khác nhau. Một số loại nấm thường được dùng làm lẩu:
Nấm Hương: có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa… Nấm Rơm: là thức ăn rất tốt cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tiểu đường, ung thư và các bệnh lý mạch vành tim. Ngân Nhĩ (mộc nhĩ trắng): có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, nâng cao năng lực tạo máu của tủy xương, cải thiện chức năng của gan và thận, thúc đẩy quá trình tổng hợp protid trong gan, làm giảm cholesterol máu, chống phù và chống phóng xạ. Mộc Nhĩ đen: có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản. Ngoài ra, còn có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư và phóng xạ. Nấm Mỡ: mũ tròn, chân ngắn, màu trắng. Nấm có tác dụng làm giảm lượng đường, cholesterol trong máu và phòng chống ung thư. Nấm Kim Châm: màu trắng, thân dài khoảng 20cm, mũ nhỏ. Nấm Kim Châm chứa nhiều vitamin, acid amin. Đặc biệt, chất lysin giúp cải thiện chiều cao, trí tuệ của trẻ em. Nấm Bào Ngư: mũ màu xám, sẫm nâu hoặc nâu nhạt. Thịt nấm dày, màu trắng. Thực phẩm này thích hợp cho người bị rối loạn tiêu hóa, giúp phục hồi chức năng của gan.
3. Cách chọn nấm.
Để lựa được nấm ngon, đầu tiên nhìn vào chóp nấm, sau đó xem cuống và lá tia (gills) trên mũ nấm.
Chóp nấm: Tránh những cây nấm có vết thâm hoặc bị nhăn trên chóp, không nên chọn nấm bị nhớt. Khi nấm thực sự tươi, bạn sẽ nhìn thấy một lớp tơ mỏng như giấy trên nấm. Cuống nấm và lá tia: Bạn nên chọn cuống nấm chắc chắn, màu sắc đồng đều. Khi nấm bắt đầu già, cuống nấm sẽ trông giống như gỗ mục. Nếu nấm đã nở và bạn có thể nhìn thấy những lá tia trên mũ nấm thì chúng phải thành chuỗi đều, đẹp và khô ráo. Nấm đông cô (nấm hương): Nếu dùng nấm hương để làm món "nấm nấu thả" thì nên chọn loại cánh nhỏ, đường kính cánh nấm từ 1,5 - 2 cm, cúp chặt, bên ngoài màu vàng nâu, có lớp bụi phấn trên bề mặt. Nấm ngon thường có màu vàng nâu (nấm phơi được nắng) chân nhỏ và ngắn. Khi ngâm vào nước sau 10 phút nấm nở đều nhưng vẫn còn dai (không bở) nước ngâm nấm màu hanh vàng, có mùi thơm đặc biệt. Nấm rơm: Chọn nấm rơm thì không chọn loại đã nở, hãy chọn loại còn búp (tròn, chưa thành hình chiếc dù) bóp nhẹ thấy cứng tay. Loại màu đen (nấm rơm cát) ngon hơn loại màu trắng (nấm rơm cấy). Nấm mèo (mộc nhĩ): Chọn nấm có tai to, cánh mộc nhĩ càng dày thì độ giòn càng lớn. Mặt trên màu hổ phách sậm, hơi bóng, mặt dưới màu café sữa, sạch, ít gốc ít các tai nấm con, chú ý xem có bị mốc hay không. Không nên chọn loại mộc nhĩ xù xì, màu đen, vì loại này kém giòn, ngâm vào nước ấm đã bị nhũn nát. Nấm bào ngư (nấm sò): Mũ màu xám, sẫm nâu hoặc nâu nhạt. Thịt nấm dày, màu trắng. Nấm bào ngư chọn loại dai cứng, thân mập, ăn sẽ giòn và ngon hơn loại thân nhỏ nở loe sẽ dai không ngọt bằng. Nấm kim châm: Màu trắng, thân dài khoảng 20cm, mũ nhỏ. Nấm mỡ mũ tròn, chân ngắn, màu trắng. Nấm tươi: Khi chọn mua nấm tươi bạn nên lựa những loại còn giữ được màu sắc, tránh chọn nấm đã dập nát. Nếu lấy dao cắt đầu nấm mà rỉ ra chất trắng sữa là dấu hiệu của nấm độc. Nấm khô: nấm khô sẽ khó chọn hơn nấm khi còn tươi, vì thế bạn nên chọn loại chắc, không đứt gãy, không có vết mốc màu trắng.
4. Cách chế biến nấm:
Nấm khô: Nếu để làm nguyên liệu phối hợp để chế biến một số món ăn khác như: nấu bóng, xào thịt gà, cá quả... nên chọn loại nấm có cánh to vừa (đường kính nấm từ 2,5 - 4cm), bản cánh xòe to, chân nấm nhỏ và ngắn, mình dày. Khi nấu ăn phải thả nấm vào ngay từ đầu để nấm tiết chất ngọt ra và thấm các vị khác vào thì mới ngon. Nấm tươi thì cách làm sạch như nấm rơm nhưng thả nấm khi nấu món đã được ½ thời gian để còn giữ được độ giòn (khác nấm khô mềm hơi dai). Nấm đông cô: Lưu ý là nấm đông cô hay có cát nên khi ngâm rửa phải cọ kỹ phía trong tai nấm Nâm rơm: làm sạch nấm rơm bằng cách gọt bỏ phần gốc, như vậy trông không đẹp mà lại “hao”. Bạn hãy dùng dao bén cạo nhẹ ở gốc (tương tự như ta cạo vỏ gừng), nấm rơm sẽ sạch và tròn trịa, trông bắt mắt hơn. Chỉ thực hiện với nấm rơm còn tươi, cứng vì nếu đã bị héo sẽ không cạo được. Nấm rơm thường hay có mùi hơi mốc, để loại bỏ mùi này, khi cạo sạch nấm xong bỏ ngay vào thau nước có pha muối (1 lít nước pha 1 muỗng café muối ăn), ngâm khoảng 15 phút rồi xả sạch thêm 2 lần nước máy, nấm sẽ thơm và hết nhớt.
Ngâm cho nấm nở bằng nước ấm (khoảng 50 độ C), quá lạnh thì nấm lâu nở và không nở hết, quá nóng thì nấm bị bong mặt nhìn không ngon. Cũng nên ngâm nước muối sau khi gọt sạch gốc để loại bỏ mùi mốc thường hay có của nấm. Bỏ nấm vào thức ăn khi thức ăn đã gần chín, như vậy nấm sẽ giữ được độ giòn và độ bóng.
Nấm kim châm: Gọt gốc, tách rời từng cây nấm ra, lưu ý nhẹ tay vì nấm rất dễ bị gãy giập, đảo nhẹ nhàng trong nước lạnh (không ngâm muối), để ráo.
Nấm này cực kỳ mau chín, rất dễ nhũn nên khi ăn với lẫu thì nhúng như rau hoặc các món có nước khác thì bỏ nấm vào đảo đều rồi nhắc xuống bếp ngay.
Nấm bào ngư: Nấm bào ngư chọn loại dai cứng, thân mập, mẩy ăn sẽ giòn và ngon hơn loại thân nhỏ dù nở loe sẽ dai không ngọt bằng. Làm sạch nấm như nấm rơm. Nên chẻ thân nấm ra làm hai, ba tùy theo nấm lớn hay nhỏ. Trước khi nấu chính thức hãy xào nấm với 1 chút dầu và muối ăn (chút xíu muối ăn thôi), nấm sẽ thơm và giòn hơn khi ta nấu, xào chính thức.
Lưu ý trong khi chế biến:
Để dùng nấm khô, cho nước ấm (có thể dùng nước luộc thịt, rượu…) vào ngâm tối thiểu 30 phút. Gạn nước, rửa sạch và thấm bằng khăn giấy. Dung dịch đã dùng để ngâm nấm khô có thể thêm vào canh, nước hầm. Lọc dung dịch này qua một tấm vải thưa gấp đôi hoặc khăn vải trước khi dùng. Vết cắt ở nấm sẽ chuyển màu đen khi tiếp xúc với không khí. Vì vậy, nếu sử dụng nấm tươi, tốt nhất là cắt ngay trước khi dùng hoặc dùng nước cốt chanh bôi vào vết cắt. Có thể làm bột nấm dễ dàng bằng cách xay nấm khô trong máy xay cà phê, máy xay gia vị hoặc máy xay sinh tố… Bột nấm có thể sử dụng để nấu soup, nêm vào nước hầm thịt, hoặc nước xốt. Tránh sử dụng xoong chảo nhôm khi nấu các loại nấm sáng màu. Nhôm sẽ làm ngả màu nấm. Nấm chứa rất nhiều nước, nên bạn đừng thêm nước khi nấu chúng trong lò vi ba, cũng đừng để đầy nấm trong tô, vì có thể tràn nước trong lò. Đừng bỏ phí cuống nấm, hãy cắt tỉa thật sạch và để dành trong tủ lạnh để nấu soup hoặc nước hầm.
5. Làm sạch nấm:
Nấm thường hay bị bụi bẩn nên việc làm sạch chúng rất quan trọng. Mỗi đầu bếp có những cách làm sạch khác nhau. Một số người cho rằng đừng bao giờ rửa nấm, bởi vì chúng sẽ hút rất nhiều nước và làm mất hương vị. Có thể dùng miếng vải ẩm hoặc khăn giấy để lau sạch bụi bẩn ở mỗi cây nấm. Nhưng phương pháp này chỉ tốt khi lượng nấm cần làm sạch của bạn không nhiều. Nếu cần rửa nấm, không nên ngâm chúng trong nước quá lâu. Đặt nấm trong một cái chảo và rửa nhanh chúng dưới vòi nước lạnh, sau đó, phải thấm nấm thật khô ráo. Bạn cũng phải tỉa những vết bẩn ở cuống nấm cho sạch và trông đẹp mắt hơn.
6. Cách bảo quản nấm:
Nên cho nấm bằng túi giấy rồi bỏ vào tủ lạnh. Không nên cất nấm vào túi nhựa, túi nhựa sẽ giữ ẩm và làm cho nấm mau bị nhớt. Siêu thị cũng giữ nấm trong túi nhựa nhưng nhìn kĩ, bạn sẽ thấy những túi đó đều có lỗ thủng.
Nấm tươi: Nên dùng trong mười hai giờ sau khi thu hái. Muốn giữ nấm lâu, sau khi mua về, bạn nhặt sạch rác, cắt bỏ phần gốc dính đất, rơm rạ. Sau đó, bạn chần chúng trong nước sôi khoảng một hai phút rồi rửa lại bằng nước lạnh. Bạn cho nấm vào chậu, đổ nước vừa ngập rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này giúp giữ thực phẩm tươi khoảng ba bốn ngày. Loại khô: Nên để ở nơi thoáng mát, không cho vào túi nylon, buộc kín. Khi sử dụng, bạn ngâm chúng trong nước ấm 10 phút để cánh nở hết rồi rửa sạch đất cát còn bám lại, cắt bỏ chân.
Hà Anh
--
http://www.baomoi.com/Meo-lua-chon-va-che-bien-nam/84/5236825.epi
Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015
Mong 3 Tet moi em cung nghe bai Van co em..
Vẫn có em..
Ngộ về
Hạt dưa..
mời Ngộ
Chiều nay em đã về thăm,
Mừng vui thay thế những ngày bâng khuâng.
Mồng hai Tết em đã về,
Hoa mai vàng nở đón chào dáng em.
Mứt gừng mứt bí hạt dưa,
Em về tiếng pháo đì đùng mừng vui!
Chờ em anh xém bịnh rồi,
Em về còn kịp vui nhiều khỏe ra!
Năm mới chúc em an lành!
Chúc em sức khỏe tâm lành niềm vui!
ĐỗNguyễn
tri ân em đã về.. chờ em muốn bịnh luôn :(
Ngộ vẫn chưa về
Ngộ vẫn chưa về
Sáng dậy cảm giác bâng khuâng nhớ bạn
Bặt tin em cả tuần nay
Cả đến ngày Tết cũng thiếu dáng em
Không biết điều gì xảy ra với em!
ĐỗNguyễn
Sáng dậy cảm giác bâng khuâng nhớ bạn
Bặt tin em cả tuần nay
Cả đến ngày Tết cũng thiếu dáng em
Không biết điều gì xảy ra với em!
ĐỗNguyễn
Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015
Bác ấy cũng là bồ tát
Bác ấy cũng là bồ tát
Đêm khuya vẫn chờ em,
Anh tìm vào youtube học nhạc
Một bác giảng về nhịp
Anh mừng quá
Anh sẽ cố gắng học nhịp
Áp dụng vào bài nhạc,
Anh hát tự tin hơn..
Bỗng dưng anh quý bác ấy ghê
Và anh thầm nghĩ
Bác ấy cũng là bồ tát:
Như em, Ngộ!
Anh vừa nấu tôm và vừa ăn xong,
Món tõi hơi bị vàng quá..
Anh nghĩ,
Có lẽ em đã rời nhà
Mùa Tết ta
Do đó thấy vắng em..
Nhớ em da diết..
..
Anh tập đọc bài kinh Tiểu không
Để trỡ về thực tại hiện tiền!
Thương nhớ Mit
ĐỗNguyễn
Đêm khuya vẫn chờ em,
Anh tìm vào youtube học nhạc
Một bác giảng về nhịp
Anh mừng quá
Anh sẽ cố gắng học nhịp
Áp dụng vào bài nhạc,
Anh hát tự tin hơn..
Bỗng dưng anh quý bác ấy ghê
Và anh thầm nghĩ
Bác ấy cũng là bồ tát:
Như em, Ngộ!
Anh vừa nấu tôm và vừa ăn xong,
Món tõi hơi bị vàng quá..
Anh nghĩ,
Có lẽ em đã rời nhà
Mùa Tết ta
Do đó thấy vắng em..
Nhớ em da diết..
..
Anh tập đọc bài kinh Tiểu không
Để trỡ về thực tại hiện tiền!
Thương nhớ Mit
ĐỗNguyễn
Mồng 1 năm mới
Mai
Mồng một Tết nhớ Ngộ
Mồng một Tết chưa thấy em về,
Anh chờ trông mãi cũng bâng khuâng!
Chỉ mong em khỏe bình an nhé,
Sẽ gặp lại nhau tiếng ngọt ngào!
ĐỗNguyễn
ngoài hôm nay là mồng 1 Tết VN, đố Ngộ biết hôm nay là ngày kỉ niệm gì nửa không? Câu hỏi dễ ẹt à!
Thứ Tư, 18 tháng 2, 2015
Pen Tapping
Nhịp
Pen Tapping
Ngộ ơi,
Anh mới khám phá thêm
Một loại nhạc cụ mới
Pen Tapping
Mời Ngộ
xem
ĐỗNguyễn
Sáng Mồng 1
Năm Mùi
Sáng Mồng 1
Mồng một viếng Chùa nghe Sư ông,
Sư thuyết vô thường nghĩa ngả không
Trỡ về hội họa thăm văn sĩ
Thoáng vào Liễu-Quán áo em hồng!
ĐỗNguyễn
nhớ áo màu hồng Ngộ mặc khi chải tóc.. ôi kí ức tuyệt vời
Hoa Mai bên Đức
Hoa Mai bên Đức
Tết về mồng một quê nhà,
Hình mai vàng đẹp vẫy chào Em, Anh
Dù cho trời lạnh đêm đông
Nhớ về bên ấy ấm lòng nhớ ai!
ĐỗNguyễn
Một cành mai
Một cành mai
Thái Kim Lan
Hãy đem mai vàng vào sâu trong tim (thơ G. Benn, "Mùa xuân cuối"). Không phải nhánh mai của “Đêm qua sân trước một cành mai” (“đình tiền tạc dạ nhất chi mai”), cành mai thanh cao đạo vị mà từ cổ chí kim, văn chương thơ phú thiên kinh vạn quyển đã thường nói rất nhiều: Cành mai của tôi quê quê, không hiểu sao mỗi lần ngắm nó, tôi lại thấy như thế, dù nó… “Tây”, nó “Tây” mà quê. Nó “Tây” chỉ vì nó… ở bên trời Tây, không ở bên xứ mình, thế thôi.
Thật tình nó không “Tây” hay “như Tây” theo nghĩa người mình hay tấm tắc những chi sang đẹp đắt tiền, hiếm hoi, cao quý không có ở xứ mình. Nghe đâu nó còn có xuất xứ từ phương Đông nữa kia, trôi dạt thế nào mà qua tới tận bên Tây thì còn phải tra cứu cho ra.
Tôi cho nó “quê” vì nó mộc, không giấu giếm e thẹn hay kiêu sa trang đài như những bông hoa khác, nó đơn giản bình thường, tầm thường đến không ai để tâm chú ý (chỉ trừ nhà thơ hay ông thợ vườn thượng uyển muốn có đủ các loại hoa dưới trời), thân phận nó cũng từa tựa như phên dậu mồng tơi nơi vùng quê xa lắc, vướng vất một chút “sắc quê” của Nguyễn Bính khi nhìn cô hàng xóm.
Nhưng cành mai của tôi không phải ở bên láng giềng phía đông và trước khi hoa ấy là “cành mai của tôi”, thì nó đã nở tràn khắp trời Tây, từ thôn quê đến thành thị, bồng bềnh đâu đó vô định trên những con đường tôi đi qua, những khi tuyết giá cuối cùng bị đuổi hết, tháng Tư cáu kỉnh với mưa tuyết cũng vừa rũ sạch rừng cây trơ trụi. Một sáng ấm trời đi trớt qua vườn nhà ai - mấy mươi năm cũng vẫn cái cảm giác bất ngờ - loá mắt màu vàng óng ả.
Màu vàng thì giống “mai mình” y chang, tuy có chút chói lói hơn, rực rỡ lồ lộ chứ không nghiêm trang chừng mực như mai của cụ Tiên Điền, nhưng cũng đủ làm cho trái tim tha hương mấp máy nhớ mùa xuân quê hương. Có điều "mai Tây” của tôi thật sự lại nở rộ vào tháng Tư tháng Năm, mới là sai quấy.
Ai bên mình nghe noái chắc cũng mỉm cười, bảo mai của tôi là "mai lai” nếu không là… "mai xạo”; tháng Tư, tháng Năm cây mai bên nhà đã say nắng hè, lá xanh non đổi màu lục bạc trước khi ngả sậm màu cổ mai, nơi vườn mai sư bà Cát Tường hay vườn anh Lợi ở Huế, hay vườn của Vương Duy, Lý Bạch, Đỗ Phủ, có lẽ cũng như thế… ve đến núp hát vang, hoa đi từ lâu, xuân còn đâu nữa, chỉ là hè thôi.
Vả chăng bên Tây bên Mỹ dạo sau này hoa giả thịnh hành, vào dịp Tết, siêu thị châu Á bán vô số cành mai cành đào, cả cây cũng có, làm bằng giấy hay bằng vải, giống mai đào đến tưởng là hoa thiệt, lại thêm tiện lợi vì nó không tàn, làm chi mà có hoa mai vào thời điểm bên mình ăn Tết, bên ni lạnh đến tê người. Ai hoài hơi và có thì giờ mà chơi mai thiệt trong ngày Tết, cái ngày không có trên tấm lịch bên Tây! Và mọi người vẫn cứ lúc cúc đi đến sở làm từ sáng đến tối vào ngày mồng một Tết. Làm chi mà mai với mốt!
Vậy cái tên “mai” chắc là nhìn lạm. Nhưng thưa không. Nếu tính theo tiêu chuẩn thời gian thì cành mai của tôi nở đúng vào dịp Tết bên mình, chắc chắn đến 99%, trừ sự cố con người bỏ quên hay vô tình, dĩ nhiên không kể đến điều kiện thiên nhiên bất ngờ, còn ngoài ra nó chắc chắn đến nỗi, cái câu mà trong đó có một chữ con người thường coi nhẹ, “Có tình… một chút thì có mai nở” trở nên chắc nịch như một định đề, nhưng để chắc chắn hơn xin thêm cho chữ “nếu” ở đầu câu. Và là mai thiệt, có nghĩa mai nở rồi tàn chứ không xơ cứng trơ gan đứng trong kho chờ dịp Tết khác được trưng ra.
Phải có tình và có một chút duyên chi đó, mai của trời Tây mới chịu nở cho riêng mình.
Cái duyên thì như một lẽ tình cờ, như Nguyễn Bính có “nhà nàng ở cạnh nhà tôi” với dậu mồng tơi xanh rờn thuở nào, như tôi gặp may biết được sự hiện diện của loài hoa ấy ngay từ khi chân ướt chân ráo đi đến xứ người.
Tôi gặp cành mai ấy lần đầu, khi trời Tây còn ủ dột trong sương mù và mưa tuyết. Thời ấy nói tiếng Đức chưa rành, còn lớ ngớ chưa biết đâu là đâu, chỉ biết lạnh.
Dịp Tết bên mình thường rơi vào cuối tháng Giêng đầu tháng Hai bên Tây, trời cóng rét dữ, cây cỏ trơ trụi cứng còng, đừng nói đến hoa, vạn vật như chìm trong cõi chết. Trong khung trời lận đận tuyết phủ sương che ấy, tấm thiệp chúc Tết lấp lánh một cành mai vàng trên nền giấy hoa tiên đỏ từ quê nhà rơi vào tay. Tấm thiệp đơn sơ chứ không lòe loẹt rực rỡ như thiếp chúc Tết ngày nay, nhưng đoá hoa lung linh sương đọng bỗng làm tim ngưng vài giây vì nhớ, nhớ Tết ở nơi quê, nhớ không khí ấm cúng gia đình, nhớ mai vàng huyền hoặc trong khói pháo tống cựu nghinh xuân…
Tôi mang tấm thiệp vào lớp học tiếng Đức khoe với mọi người. Dịp hay trong giờ đàm thoại, ông thầy bắt sinh viên đến từ các nước kể về phong tục của nước mình. Tấm thiệp đã cứu tôi có đề tài hay để nói: Tết Việt Nam.
Không biết dạo ấy tôi có sa đà quan trọng hoá cành mai ngày Tết hay không. Có lẽ! Ai xa quê mà không sa đà khi nói chuyện quê hương? Cũng không nhớ mình có chảy nước mắt nhớ nhà, mít ướt?
Hai tuần sau đó, đúng vào mồng một Tết, tôi nhận được một cành hoa gửi đến, na ná như mai, cành khẳng khiu màu nâu đất (lại giống cành đào hơn mai), hoa bốn cánh màu vàng tíu tít. Tuy nhánh cành không cốt cách khổ hạnh thanh cao, hoa không ung dung quí phái như mai lạnh vườn xưa, nhưng màu vàng thuần chất làm sáng gian phòng nhỏ hẹp, bất ngờ ra vẻ xuân. Cái Tết đầu tha hương như nhẹ đi một chút cô độc.
Từ đó thành ra duyên nợ với loài hoa mà thoạt đầu, tên hoa vừa nằm trên chót lưỡi là đã bị quên ngay, như một thoáng gió phớt nhẹ chuyền qua kẽ răng rồi mất tăm. Tôi tạm gọi nó là “mai nhớ”. Dù bôn ba nay đây mai đó nhiều năm, chuyển nhà đi nhiều nơi, hầu như hoa vẫn nhớ theo người. Nó “quê” là ở chỗ ấy, dễ dãi mà trung thành vì nó mọc khắp nơi, trong rừng, trong công viên, nơi hàng rào hàng xóm, trên đường đi dạo, bên cạnh nhà. Nó là loài hoa bụi, mọc sung mãn, mọc um tùm, không cần phải chăm nom tưới bón cho nhiều. Khó mà quên nó, nhưng đón nó vào nhà trong dịp Tết dễ mà không dễ, bởi trái mùa hoa.
Tôi đã nói rồi, cần có chút tình, không phải tình yêu tình phụ kiểu “người yêu ta xấu với người, yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau” oái ăm, mà là “chí tình”, có nghĩa chịu thương chịu khó, hiểu thấu tính khí của hoa, gia công học hỏi tìm tòi từng kinh nghiệm nơi bạn bè rành phong thổ, yêu thiên nhiên, rồi tự mình ra sức chân thành với tâm vô ngại. Ui chao nói dễ mà không dễ chút nào.
Bốn cánh hoa màu vàng sáng bật ra rộn ràng đồng loạt đến tròn mắt sững sờ
Đừng ngại mà cũng đừng chần chờ, - ngại lắm chứ khi đứng trong nhà nhìn tuyết cao hơn thước ngoài vườn, còn chần chờ thì như là lý đương nhiên vì có chi gấp gáp đâu, Tết ở bên Tây có thể lặng lờ qua mà chẳng ai biết, nỏ ai hay - hình như mỗi năm vào dịp ấy tôi thường giật mình nhắc tôi hơn ai hết đừng quên mà lỡ độ mai khai vào dịp Tết bên mình nơi cái xứ không có ngày Tết ấy. Nhiều sớm qua mau, nhiều tối chuồn thẳng lặng lờ đến khi nhớ ra thì ôi thôi rồi…
Cỡ chừng hai tuần trước Tết ta, trước cữ trà sớm, dù cho tuyết ngập quá đầu gối, cũng phải tự thắng cơn ngại ngùng, lội tuyết ì oạp đi ra vườn tìm bụi mai đang cóng buốt trong sương. Chọn cành nào có nhiều nhánh con sây nụ, dù nụ hoa còn ẩn kín trong cành, người sành thì biết. Cành càng sần sùi không trơn tuột sẽ càng mang nhiều hoa. Cành đem vào nhà còn lạnh lắm, không vội, phải để cho nó hoàn hồn trong phòng, tỉa bớt những nhánh khô trước khi cắm vào bình với nước âm ấm, ngập miệng bình, tùy theo bình mà chọn độ dài của cành hay tùy theo cành mà chọn bìnhcho hạp. Rồi chờ… Chỉ có thế thôi.
Tôi đã viết một lần đâu đó, biết chờ là một nghệ thuật. Cũng đã từng nghe những câu chuyện chờ hoa quỳnh như huyền thoại hoa nở. So với quỳnh hoa cao xa siêu thoát như tiên, mai của tôi mới thật là quê mùa cục mịch, ấy thế mà cuộc chờ mai nở cũng có nhiều điều tương tự như một thứ “đạo chờ hoa” hay một công án cho chính người chờ hoa.
Thoạt tiên là nỗi nghi mơ hồ, không biết mai có nở thật cho mình đúng dịp, dù kinh nghiệm quá khứ “đầy mình” đã chắc chắn là như thế. Noái là lý thuyết chứ không nghi sao được khi hiện tiền trước mắt những cành nâu gầy guộc khô khan đứng lơ ngơ trong lộc bình. Rồi lo sợ dấy lên khi đã mấy ngày không thấy một dấu hiệu nào nơi cành hoa ấy. Rồi sự nóng lòng hàng sớm mai, mới mở mắt việc đầu tiên là đến quan sát từng li những dấu vết u lên sần sùi trên cành hoa trong khi châm thêm nước vào bình. Sự bí nhiệm vờn quanh những nhánh cây làm tăng nỗi lo âu, lo nhất là hoa tịt ngòi thì khốn. Rồi một lúc nào đó, bỗng bắt gặp mình khấn vái Trời Phật cầu cho hoa nở với lời chí thành. Và trong tất bật bận rộn của một ngày có lúc thấy chân mình gấp gáp về nhà xem sao. Bỗng có đêm không ngủ, thao thức cầu nguyện cho hoa nở hết. Dạo sau này có lúc đâm ra bói toán, thay vì bói Kiều, tôi bói hoa cho năm mới, nếu hoa nở hết là năm hên…mà hoa không nở thì…ui chao dễ sợ. Vẫn y nguyên những hồi hộp rối bời không chữa được trong cuộc chờ…
Cho đến mươi ngày sau, môt sớm không ngờ, vảy cây nứt ra, lú nhú xuất hiện những búp xanh với tí chấm vàng trên đầu. Từ giây phút ấy sự đợi chờ như được đền đáp còn hơn mình tưởng. Không có gì ngăn được nữa, những nụ vàng mơ như những chiếc kén bò tràn trên cành, thoạt tiên nhón gót mảnh khảnh run run chưa vững. Nhưng không còn lâu, bỗng như được hoá thân, bốn cánh hoa màu vàng sáng bật ra rộn ràng đồng loạt đến tròn mắt sững sờ.
Không nở thì thôi, chứ khi nở thì hết mình, không có búp nào bỏ sót, ngay cả nơi chót vót của cành, tưởng không còn sức, thế mà nụ hoa cũng bắn ra mạnh dạn, chỉ chừa hai ngọn lá non duy nhất ở đầu cành. Năm nào cũng thế, cành mai nở hết lòng, chân thành hồn nhiên, đem lòng tin trở lại cho tôi.
Mẹ tôi cười “ừ há, cũng giống mai thiệt bên nhà”, con tôi reo “bông đẹp quá” khi tôi sửa soạn thắp nến, dâng hoa cúng Phật vào ngày mồng một Tết. Năm nào cũng thế. Riêng năm ni thì…
Mưa bấc sáng 30 Tết vẫn còn bay, chén trà thơm hương mộc tôi đang uống ở gần Ngự Viên, nơi Nguyễn Bính đã từng “ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên”. Tôi thì không nhớ Ngự Viên. Trong không khí rộn ràng đón Tết của “người mình đay” (tiếng Huế), giữa những rừng mai thiệt được uốn éo mỹ thuật cầu kỳ cùng muôn hoa đua sắc trong chợ Tết, tôi nghe nhớ chi lạ một cành mai – mà hình như suốt mấy mươi năm chưa bao giờ nó biết nó là mai – ở xứ người.
Tôi muốn gọi nó một lần thật rõ bằng tên của nó: Forsythien [1] , gửi vào trong gió Ngự Viên.
T.K.L
________________________________________
[1]Forsythien: còn có tên “Goldflieder” (hoàng đinh hương) là một loại hoa vàng bốn cánh tương tự như hoa mai, cây mọc thành bụi rất được ưa chuộng để làm hàng rào ở châu Âu, hoa nở trước khi có lá, giống loại mai Á đông. Cây cũng có nguồn gốc từ châu Á.
--
http://www.lieuquanhue.vn/sang-tac-nghe-thuat/4181-m%E1%BB%99t-c%C3%A0nh-mai.html
30 tháng chạp
Cành mai
Vô đề
Thức dậy em đà đi ngủ
Anh ngồi chơ vơ
Đi ra tiệm sách cũ
Nhìn ông Walter quen thuộc
Phòng sách yên tĩnh..
ĐN
nghe Ajahn Chah
Nghe Ajahn Chah
Ôi ông già ở núi
Miền bắc Thái lan
Có điều gì làm anh
Vẫn thích đọc bài viết
Của ông ta?
ĐỗNguyễn
Ôi ông già ở núi
Miền bắc Thái lan
Có điều gì làm anh
Vẫn thích đọc bài viết
Của ông ta?
ĐỗNguyễn
Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015
30 tết
30 nghĩ đến Ngộ
Hôm nay ba mươi tết,
Bên anh 8 giờ sáng
Ngày 30 tết ta
Anh vừa diện thoại
Chuyện trò với bác Tâm
Vui
Nhìn bên em
Chừng 7.30 pm
Có lẽ em còn ở office
Nhớ em
ĐỗNguyễn
Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015
Cuối năm nhớ chuyện em kể
Cuối năm nhớ chuyện em kể
Thơ tặng Ngộ
Em lãnh thưởng có cây pilot,
Một đồng hồ seiko con gái
Ngày trốn vào Sài gòn phải bán
Chiếc đồng hồ kỉ niệm dấu yêu!
Quen rồi nghe em kể chuyện xưa
Lòng anh xốn xang nước mắt tràn
Anh xa quê nhà làm sao rõ
Bao nỗi đau người em yêu dấu!
ĐỗNguyễn
Bích câu kì ngộ
Bích câu kì ngộ
Lần trăng ngơ ngẩn ra về,
Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa nên.
Nỗi nàng canh cánh nào quên,
Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là?
Bướm kia vương lấy sầu hoa,
Đoạn tương tư ấy nghĩ mà buồn tênh!
Có khi gẩy khúc đàn tranh,
Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân.
Cầu hoàng tay tựa nên vần,
Tương Như lòng ấy, Văn Quân lòng nào.
Có khi mượn chén rượu đào,
Tiệc mồi chưa cạn, ngọc dao đã đầy.
Hơi men chưa nhấp đã say,
Như xông mùi nhớ, như gây giọng tình.
Có khi ngồi suốt năm canh,
Mõ quyên điểm nguyệt, chuông kềnh nện sương.
Ỏi tai những tiếng đoạn trường,
Lửa tình dễ nguội, sông Tương khôn hàn.
Có đêm ngắm bóng trăng tàn,
Tiếng quyên hót sóm, trận nhàn bay khuya.
Ngổn ngang cảnh nọ tình kia,
Nỗi riêng, riêng biết, dãi dề với ai!
Vui xuân chung cảnh một trời,
Sầu xuân riêng nặng một người tương tư.
Lòng yêu tay tả nên thơ,
Mảnh tình phong với mảnh tờ đưa theo.
Ả Hằng ví nặng lòng yêu,
Rẽ mây mở lối tinh thiều cho nao!
Hỏi cho giáp mặt hoa đào,
Vườn xuân chẳng lẽ ngăn rào mãi ru!
Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015
Tết về
Vẫn có em
Tết về
Tết về nhớ tiếng cười duyên!
Mong sao trò chuyện hàn huyên cùng nàng,
Đời vui từ dạo bên người,
Trong ta mãi vọng còi tàu xa khơi!
ĐỗNguyễn
Còn 3 hôm nửa, Tết về
ai khéo làm thế này!
Tết
Tết sắp về
Sáng dậy
Thấy em ghé thăm
Chim hoàng anh hót
Trong rừng mùa đông
Anh thức
Khi em chưa ngủ
Càng vui
Thấy dấu chân
Dáng yêu của Ngộ!
ĐỗNguyễn
Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015
Thứ bảy với âm hưởng 12
Tưởng niệm
Nghe room chính trị
Nghe âm thanh tiếng việt
Khói thuốc bay bay thơm
Sáng dậy cà phê nóng
Có blog để tâm sự học hỏi
Có em ghé về
Mong em bình an
ĐỗNguyễn
Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015
Vô đề 12
Cháo em làm
Anh Em
Đường mùa thu vàng lá..
Anh nhớ đến chồi xanh..
Vắng em chờ mênh mang
Nhớ giọng em đọc thơ..
Cây bút vẽ rời anh
Nhớ mới đây trên tay
Hình bóng Thanh bàn thờ
Nhớ ngày xưa túc xá
Sóng rời xa bãi cát
Mới đây sóng hôn bờ
..Anh thương em bây giờ
Như ngày xưa thuở ấy..
ĐỗNguyễn
Em đã đến
Hoa tặng Đ. Ngộ
Những ngày kỉ niệm
Ngày mai thứ bảy rồi,
Tiệm sách mở đến hai giờ trưa.
Ngủ để mai đi tiệm!
Mấy đêm trông Mit vào,
Mở máy thấy có em về blog
Em có gọi trong sk
Bêm em hai giờ sáng,
Vậy mà em ghé bất ngờ
Đành lỡ một cuộc gọi!
Em đến, niềm vui lên
Cám ơn em nhiều lắm Mit ơi
Lòng buồn cũng nhẹ vơi!
ĐỗNguyễn
Tóm lược cuốn sách: Lược sử Phật giáo
12, hình chụp sau khi thấy em về..
Tóm lược cuốn sách: Lược sử Phật giáo
A short history of buddhism
Eduard Conze
Conze chia PG làm 4 thời kì:
1. Thời kì I: từ thời Phật đến năm 00 công nguyên, gọi là thời phật giáo nguyên thủy.
Ấn độ
1.1 Đặc điểm của thời kì I
a. thiếu thông tin chính xác
b. Thời vua A Duc có thật 274 đến 236 trước CN chắc chắn có thật.
c. Phật sống khoảng 563 đến 483 trước CN
d. Suốt thời kì này Kinh không được ghi chép mà chỉ được truyền miệng. Những gì phật nói không được ghi chép lại ngay. Gần cuối thời kì mới có sự ghi chép.
e. Có thể Phật đã giảng dạy bằng ngôn ngữ Ardhamagadhi của xứ Ma kiệt đà
f. Về những kinh điển đã đươc ghi chép sớm nhất, ngay cả ngôn ngữ được xử dụng vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.
g. Kinh Nikaya mà chúng ta đang có chỉ là bản dịch của những kinh điển đầu tiên, Kinh agama cũng thế.
h. Hai tài liệu cổ nhất mà chúng ta có thể xếp vào thời kì tiền A dục với phần nào chắc chắn đề cập đến giới luật.
con tiep
2. Thời kì II: từ đầu công nguyên đến năm 500, thời kì giáo lí đại thừa.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)