Hoa tháng 3 tặng Ngộ
Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015
31.03 2015 bên anh 22.28, buổi sáng bên em..
Ba sinh viên ở Sidney mới đến đây học 1 năm
Thứ bảy anh đi Flomarkt, gặp 3 sv này. Họ mới qua và đang học ở Uni Tübingen.
Anh đang ngồi đọc bài Cư trần lạc đạo phú (Trần nhân Tông) trong room..(1)
Bên này, trời vào xuân nhưng vẫn lạnh, hồi chiều, anh đi về nhà, có mưa đá nho nhỏ..
Tủ lạnh hôm nay trống, trà earl grey cũng hết, anh dùng trà jasmin, vài hôm nửa anh sẽ làm món ruốc và mua nếp nấu xôi. Miam..
Pali
Hồi xưa, anh có biết 2 tài liệu học Pali cơ bản: (đã gởi qua email cho em file pdf va .đoc. Em xem email nhé!)
1.
Compiled by Lily de Silva, M.A., Ph.D.
University of Peradeniya, Sri Lanka
http://www.budsas.org/uni/u-palicb/v00.htm
2.
http://www.budsas.org/uni/u-paliht/00.htm
Cả 2 cuốn đều cơ bản. SC Liễu pháp và Sư CĐ bên Bangkok đều dùng 2 tài liệu này. Cả 2 đều có trên mạng.
ĐỗNguyễn
mong em một buổi sáng thứ tư đẹp
Bánh mì anh chụp hồi chiều trong tiệm Bäckerei để em xem
--(1)
Trong đạo nghĩa, khoảng cơ quan, đà lọt lẫn trường kinh cửa tổ (CTLĐ)
Chữ “trong” ở đây có thể là chữ “cong”, và có người biên chép nào đó đã thử sửa lại thành chữ trong, tức là chữ mới. Tại vì hồi đó người ta chỉ dùng chữ cong. Trong đạo nghĩa có nghĩa là ta sống trong đạo và trong nghĩa. Khoảng là cái không gian rộng rãi. Cơ quan là những then máy, những phương pháp sử dụng trong thiền môn để giúp người thiền sinh cởi mở được những khổ đau, thoát khỏi cái kẹt của họ.
Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015
Chồi non
Chồi non
Ngộ thương,
Ghé Rommel, bà nói đã xong việc của anh. R. nhắc về một việc cần làm! Nhớ
Mừng!
Thay vì đi xe vespa, anh đi bộ cho khỏe.
Chụp hình chồi non mới mọc..
Ghé nhà bank.. lấy được vài đồng lẻ cuối..
Vô hiệu sách cũ, tìm được cuốn sách của Konrad Lorenz.. nói về nạn nhân mãn, sự vô cảm (anh nhớ em từng kể anh nghe về đề tài này), phá hoại môi trường.. của xã hội đương thời.. và cuốn 37 bài thơ và thư pháp của Mao.
Thảo luận với Sư TN về vô ngã và tự ngã. Đề tài hay? Chưa thấy ý kiến đột phá!
ĐỗNguyễn
sáng 30.03.2015
Götz Andriani viết về Beuys khó có thể chê được..
Sáng thức vô room..
Chuẩn bị đi ra bank lấy mấy đồng lẻ cuối.. Thay áo mang giày.. tìm vớ..
Mấy đôi vớ lủng lổ.. chờ khâu..
Bên ấy 9 giờ tối, có lẽ em đang coi tivi..
ĐN
Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015
Nong va Lanh- bai tho thang 4-2014
Nong va Lanh/ ta(.ng Mi't
Nong va Lanh,,
Troi mua lam ram mai,
Long ta nho ve ai,
Mua Phuc sinh dang den,
Ta dang o trong dem,
Con gau xa om giuong
Ngu quen nguoi phuong nay..
Bong mot tieng keu ten,
Ta giat minh nhin len
Loi chao nhe..
Can phong bong sang len..
PV
Thang tu 2014
Mua don Phuc sinh
Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015
Ngày thứ bảy trôi qua
Anh thấy em co ghé thăm vườn
Lòng thấy niềm vui rộn
DN
Anh thấy em co ghé thăm vườn
Lòng thấy niềm vui rộn
DN
Tưởng (Sannã)
Trong Phật-giáo có ba danh từ có ý nghĩa tương-tự: Tưởng (Sannã), Thức (Vinnãna) và Tuệ (Pannã). Cả ba đều có nghĩa hiểu biết, nhưng ở mức độ khác nhau, cần phải được phân biệt rõ ràng. Một em bé hai ba tuổi thấy đồng tiền, nhận ra đó là đồng tiền, nhưng không hiểu giá trị nó. Một người đứng tuổi thấy đồng tiền thì biết giá trị của nó là thế nào nhưng không biết thể chất của đồng tiền ra sao, làm bằng gì... Một khoa học gia thấu triệt từng chi tiết các hóa chất và đặc tính của mỗi loại kim khí dùng để đút đồng tiền. Tưởng (Sannã) hay tri giác, như em bé, thấy vật gì tròn, nhỏ, dẹp, màu vàng... nhận ra đó là đồng tiền nhưng rõ ràng không biết giá trị của nó. Thức (Vinnãna) như người đứng tuổi biết giá trị và lợi ích của đồng tiền mà không hiểu bản chất hay các thành phần cấu hợp đồng tiền. Trí tuệ (Pannã) là tri kiến phân giải của chuyên viên, thấu triệt mỗi thành phần hợp thành đồng tiền.
Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015
Bonjour tristesse
nam mo nam mo ba` ra cay khe tui ra sau
Còn đâu
Còn đâu đêm tâm sự
Em kể chuyện ngày xưa buồn tủi
Anh ngồi lắng nghe em..
Xưa khác nay đà khác
Dòng pm của ta lặng lẽ..
Em không một hồi âm..
Trong lòng nỗi Buồn đến
Chào Buồn , kẻ láng giềng quen thuộc
Của những ngày xa Ngộ!
ĐỗNguyễn
Mit thương,
Nhân đây anh viết bài thơ:
Vô ngã
Các pháp đều vô thường khổ đau
Và vô ngã
Pháp sinh ra do duyên
Pháp diệt cũng do duyên
Kẻ si thì khổ đau
Ta đừng nghĩ như người si,
Sẽ thoát khỏi khổ đau!
ĐỗNguyễn
Còn đâu
Còn đâu đêm tâm sự
Em kể chuyện ngày xưa buồn tủi
Anh ngồi lắng nghe em..
Xưa khác nay đà khác
Dòng pm của ta lặng lẽ..
Em không một hồi âm..
Trong lòng nỗi Buồn đến
Chào Buồn , kẻ láng giềng quen thuộc
Của những ngày xa Ngộ!
ĐỗNguyễn
Mit thương,
Nhân đây anh viết bài thơ:
Vô ngã
Các pháp đều vô thường khổ đau
Và vô ngã
Pháp sinh ra do duyên
Pháp diệt cũng do duyên
Kẻ si thì khổ đau
Ta đừng nghĩ như người si,
Sẽ thoát khỏi khổ đau!
ĐỗNguyễn
Mơ ước
Biển Cửa Đại
Mơ ước
Anh mơ sẽ có một ngày
Cùng em trên một chiếc thuyền về thăm
Quê nhà ngắm cửa giòng sông
Thu Bồn nhẹ chảy hòa cùng biển Đông
ĐỗNguyễn
.. mình đi bộ dọc theo bờ biển cửa Đại đến nơi sông Thu Bồn chảy ra biển..:)
Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015
gioi thieu voi Ngo 1 bai hay ve Ly quang Dieu
.. anh thich ong nay Ngo oi!
DN
Lý Quang Diệu
Lý Quang Diệu - nhà kinh tế học thực dụng
Sống thực tế, kiên định với những gì mình tin là đúng và có lợi cho đất nước, ông cũng sẵn sàng lắng nghe lời khuyên của người có kinh nghiệm, học hỏi những điều tốt khắp nơi để mang về áp dụng ở Singapore.
Phép màu kinh tế Singapore dưới bàn tay Lý Quang Diệu
Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu là người không ngại thách thức những tư tưởng vốn đã trở nên quen thuộc và không cần thỏa hiệp với những lý thuyết giáo điều. Đến tận cuối đời, ông vẫn tin tưởng, kiên định với việc chấp nhận và thích ứng hoàn cảnh khó khăn trong một thế giới luôn thay đổi. Để làm mới nhãn quan của mình, ông liên tục tìm lời khuyên, nghe quan điểm của các chuyên gia, nhà học thuật, các chính trị gia, nhà báo thậm chí ngay cả những người dân trên đường phố.
Dù nghe nhiều và chứng kiến nhiều cuộc tranh luận, ông không bao giờ để bản thân mình bị "lung lay" nếu chưa tìm ra được điều mà ông tuyệt đối tin tưởng, rằng điều đó tốt cho lợi ích dài hạn của người dân trên đất nước. Một trong những bằng chứng rõ rệt cho tính cách này là sân bay Changi - biểu tượng của đất nước Singapore mới giàu mạnh hiện nay.
Khi Singapore muốn mở rộng sân bay vào đầu năm 1970, một nhà tư vấn hàng không của Anh đề xuất bổ sung đường băng cho sân bay sẵn có ở Paya Lebar. Lý do mà công ty đưa ra là việc nới rộng, thay vì xây mới, sẽ giảm thiểu số tiền giải phóng mặt bằng, quỹ đất phải sử dụng. Nội các Singapore chấp nhận đề xuất trên, nhưng Thủ tướng Lý Quang Diệu vẫn đề nghị một công ty tư vấn khác của Mỹ đánh giá lại, sau đó tổ chức thêm một cuộc nghiên cứu khác nữa..
Cả hai nghiên cứu sau cho ra kết quả nên ở lại sân bay cũ và mở rộng nó. Nhưng vị Thủ tướng vẫn không hài lòng. Ông nói rằng việc giữ nguyên sân bay hiện tại không chắc là khôn ngoan với sự bền vững của Singapore về mặt dài hạn. Ông nhắc lại một bài học trên đường đời của mình: "Tôi từng đến sân bay Logan ở Boston và ấn tượng mạnh về tiếng ồn của những chiếc máy bay đi lên đi xuống. Nếu chúng ta mở rộng sân bay ở Paya Lebar, trung tâm Singapore sẽ phải chịu đựng ô nhiễm tiếng ồn trong nhiều năm tới.
Cuối cùng, ông chọn Chủ tịch của cơ quan Cảng Singapore, ông Howe Yoon Chong, người vốn nổi tiếng vì tính cách mạnh mẽ - yêu cầu thực hiện cuộc nghiên cứu cuối cùng. Người này đã trả lời ông rằng phương án sân bay Changi là có thể thực hiện được.
Sau đó, bất chấp cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973, Thủ tướng Lý Quang Diệu vẫn đặt cược một tỷ USD vào canh bạc sân bay Changi năm 1975. Đây là dự án mạo hiểm vì ông sẽ phải san phẳng nhiều tòa nhà, di chuyển hàng nghìn ngôi mộ, cải tạo nhiều khu vực đầm lầy, lấy đất lấn biển tại một số khu vực. Thời gian xây sân bay lúc đầu dự định là 10 năm, nhưng do tính cấp thiết đã rút gọn lại, buộc phải làm xong trong 6 năm.
Cuối cùng, quyết định của Thủ tướng Lý Quang Diệu đã mang lại quả ngọt. Ngày nay, sân bay Changi là một trung tâm du lịch, hàng không và điểm đến hấp dẫn của đảo quốc Sư tử.
Thử nghiệm: Liệu cách này có phù hợp với chúng ta?
Cách ông Lý Quang Diệu biến những câu chuyện không thể thành có thể, cách tiếp cận thực dụng, quyết tâm với tầm nhìn dài hạn đã giúp Singapore tồn tại và phát triển, ngay cả khi phương pháp ông làm dường như đi ngược lại những nguyên tắc thông thường.
"Tại một quốc gia đang phát triển, các bạn cần một lãnh đạo - người không chỉ thấu hiểu những cuộc tranh luận giữa các bên đối lập, mà còn phải nói được vào lúc kết luận rằng 'Hãy xem, trong trường hợp của chúng ta, cái nào có hiệu quả. Bất kể người Anh, người Australia, người New Zealand làm như thế nào. Đây là Singapore. Liệu cách này có hiệu quả ở đây?", ông nói.
Đã nhiều lần, ông chứng minh khả năng nhìn xuyên thấu của một người giàu kinh nghiệm, có thể vượt lên trên mọi định kiến, thành kiến. Khi còn trẻ, ông từng đọc về chủ nghĩa xã hội Fabian, một dạng làm chính quyền mà ông đặc biệt say mê trong quãng thời gian học đại học ở Anh, đến nỗi trong nhiều năm liền ông đăng ký mua tạp chí về chủ đề này để học hỏi.
Tuy nhiên, ông nhận ra rằng những lý thuyết này có thể không hiệu quả khi áp dụng vào thực tế. "Chúng ta phải sống trong một thế giới như nó vốn có, không phải thế giới mà chúng ta muốn có". Đó là một câu nói của ông mà sau này trở nên nổi tiếng.
Trong những năm đầu khi xây dựng đất nước, để phản biện lại lý thuyết đang thịnh hành thời điểm đó là các tập đoàn đa quốc gia không khác nào những tên thực dân kiểu mới - vốn chỉ chăm chăm hút sạch tài nguyên đất, lao động và khoáng sản giá rẻ của một quốc gia, Lý Quang Diệu đã làm điều ngược lại. Ông trải thảm đỏ mời các nhà đầu tư nước ngoài bằng chính sách thuế, tài chính hấp dẫn. Người đưa ra lời khuyên cho ông là nhà kinh tế Albert Winsemius đến từ Hà Lan. Bài giảng "các công ty châu Âu và Mỹ hoạt động như thế nào" của vị chuyên gia đã cho Lý Quang Diệu nhìn thấy tương lai của Singapore khi đất nước này kết nối vào hệ thống thương mại, đầu tư toàn cầu thông qua các công ty đa quốc gia, sử dụng chính mong muốn và lợi nhuận của họ.
Sau này, cố Thủ tướng giải thích lại một cách giản dị: "Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để kiếm sống, làm thế nào để tồn tại. Đó không phải là những câu hỏi kinh tế mang tính lý thuyết suông. Đó là vấn đề sống hay chết của hai triệu con người".
Nhìn lại, ông Lý Quang Diệu tin rằng duy trì lập trường thực dụng đã đảm bảo sự tồn tại cho Singapore lẫn sự phát triển như ngày hôm nay. Ông nói: "Nếu có một công thức cho sự thành công của chúng tôi, đó là chúng tôi đã liên tục học hỏi cách giải quyết mọi việc, làm thế nào để mọi thứ ngày một tốt hơn. Bài thử nghiệm tôi áp dụng vào mọi lý thuyết, mọi mô hình là liệu nó có hiệu quả ở đây không? Đó là bí quyết vàng luôn tồn tại trong văn phòng của tôi trong suốt những năm qua. Nếu một lý thuyết mang ra thử nghiệm không hiệu quả, hoặc kết quả tồi, tôi sẽ không mất thời gian và tài nguyên vào nó nữa".
Cú nhảy niềm tin
Sống thực tế không có nghĩa là hoàn toàn vận hành theo lối an toàn. Trái ngược lại, Lý Quang Diệu luôn không ngừng nghỉ trong việc cải tiến và biến những hoàn cảnh khó khăn thành cơ hội. Nhiều cuộc thử nghiệm có thể sai, ông nói, "nhưng điều tối quan trọng là không được e ngại cải cách".
Ông Peter Ho, người từng là chịu trách nhiệm về dịch vụ công ích của Singapore cho biết trong những năm đầu của Singapore, nhiều quyết sách đã được đưa ra mà căn cứ của nó không có gì hơn là dựa vào niềm tin.
"Xây cảng container đầu tiên ở Tanjong Pagar lại là quyết định liều lĩnh. Vì thời điểm đó, chưa có ai chứng minh rằng container là một phương pháp vận chuyển tốt. Nhưng Thủ tướng Lý Quang Diệu đã cho người phụ trách vấn đề này quyền hạn để biến nó thành hiện thực.
Ông Ho nói tiếp: "Trên thực tế, mong muốn thử nghiệm mọi thứ đã sinh ra một thế hệ các doanh nhân Singapore có khả năng biến những con số 0 trở thành những biểu tượng của Singapore ngày nay như hãng hàng không Singapore Airlines, Ngân hàng DBS, công ty ST Engineering, Sân bay Changi, công ty Singtel, và nhiều thứ khác. Hệ thống máy tính hóa quốc gia cũng là một ví dụ. Do Bộ Quốc phòng khởi xướng, nay hệ thống này đã làm biến đổi Singapore.
Đứng trên vai kẻ khác
Lý Quang Diệu luôn đưa ra các giải pháp bằng cách rút ra bài học từ những kinh nghiệm của nước khác hoặc nhờ tư vấn của chuyên gia. Không nhất thiết phải sáng tạo lại bánh xe, ông luôn lặp đi lặp lại câu nói này.
Trong các chuyến công tác của mình, ông luôn để ý, quan sát xem một xã hội, một chính quyền hoạt động như thế nào, điểm tốt ở đâu. Từ đó ông có những ghi chép lại về mọi thứ để mang về áp dụng, ví dụ loại cây nào có thể mang về trồng ở Singapore, ngành công nghiệp nào có thể xây dựng ở Singapore.
Cũng nhờ cách này, ông xây dựng các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm không khí tại đất nước của mình. Khi đến Boston năm 1970, ông nhìn thấy những dòng xe nối đuôi nhau trước cửa các garage chờ đến lượt kiểm tra. Sau đó ông về nước và thiết kế hệ thống kiểm tra phương tiện. Khi đến Nhật và chứng kiến căn bệnh Minamata vì ô nhiễm năm 1970, ông đã dời các khu công nghiệp xa ra khỏi khu dân cư.
"Tôi thích đứng trên vai người khác, những người đã đi trước chúng ta", ông nói.
Khi gặp khó khăn, ông Lý Quang Diệu sẵn sàng nhận lời khuyên của những người có kinh nghiệm, bất kể việc họ đến từ đâu. Ví dụ, khi Singapore trong tình huống cấp bách cần xây dựng ngay lập tức lực lượng quốc phòng để phòng ngừa nguy cơ bạo loạn từ nhóm Malay Ultras năm 1965, Ấn Độ và Ai Cập đã không phản hồi đề nghị giúp đỡ. Trong tình huống này, ông Lý Quang Diệu đã quay sang phía người Israel. Mặc dù vậy, khi nhóm quân Israel đầu tiên đến Singapore vào tháng 11 năm đó, giới chức Singapore giới thiệu họ là "người Mexico" để tránh gây chú ý.
Cải cách hệ thống tài chính
Trong suốt nhiều năm liền, ông nổi tiếng với những quy định nghiêm khắc về hệ thống tài chính và trong việc bảo hộ các ngân hàng nội. Cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra giai đoạn 1997 - 1998.
Ông Heng Swee Keat, người lúc đó Thư ký riêng của ông Lý Quang Diệu nhớ lại: "Những quy định nghiêm ngặt của chúng tôi từng thích hợp trong quá khứ, nhưng trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại, các ngân hàng gặp khó khăn, ông Lý Quang Diệu đã quả quyết rằng Singapore cần phải thay đổi".
Khi đó, Lý Quang Diệu là Bộ trưởng cấp cao, đã mang đến cho Thủ tướng Ngô Tác Đống một bản kế hoạch, thuyết phục ông này làm theo. Bản kế hoạch này sau đó đã mang đến những thay đổi quan trọng về mặt chính sách và hệ thống tài chính Singapore.
Trong bài phỏng vấn năm 1999, ông Lý Quang Diệu đã nói: "Nếu chính phủ làm theo cách mà tôi đã làm cách đây 30 năm là bảo hộ ngân hàng nội, thì các ngân hàng nay đã gặp rắc rối. Chúng ta ngày nay đang ở một đất nước có sự hiện diện của 200 ngân hàng lớn nhất và cạnh tranh nhất thế giới. Do đó điều cần làm là cải thiện khả năng cạnh tranh của mình, nếu không sẽ giống như New Zealand, nơi tất cả các ngân hàng địa phương đã bị sang tên đổi chủ và về tay người nước ngoài".
Ông Heng nói tiếp: "Nếu ông Lý Quang Diệu không áp dụng những chính sách thay đổi vào cuối thập niên 1990 và không biến khó khăn thành cơ hội, chúng tôi sẽ không thể nào trở thành trung tâm tài chính mạnh như ngày nay. Chuẩn bị mở cửa thị trường tài chính ngay trong chính tâm của cuộc khủng hoảng tài chính cần sự dũng cảm và khả năng tiên đoán xuất sắc. Đây là những phẩm chất của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu".
Sòng bạc, giải đua F1 và vấn đề đồng tính
Bước vào thế kỷ 21, các quốc gia đứng trước cuộc cạnh tranh không khoan nhượng về nhân tài, du lịch, vốn đầu tư. Điều này đòi hỏi đất nước phải điều chỉnh lại một cách tinh tế vài vấn đề động chạm đến xã hội và người dân Singapore.
Trong cuộc phỏng vấn năm 2007, cố Thủ tướng Lý Quang Diệu thừa nhận Singapore đã có quan điểm không rõ ràng về vấn đề người đồng tính. "Chúng tôi nói, được, hãy để họ yên. Nhưng về vấn đề luật pháp, hãy để đó tương lai giải quyết", ông nói. Trong khi Trung Quốc hay Đài Loan đã áp dụng những chính sách khá cởi mở, ông cho rằng Singapore còn có cộng đồng người Hồi giáo, một bộ phận người Hoa, người Ấn lớn tuổi và bảo thủ. "Do đó, chúng tôi để mọi thứ diễn biến thật chậm chạp. Đó là cách tiếp cận thực dụng để duy trì cân bằng xã hội", ông nói tiếp.
Từng có một thời gian dài cố Thủ tướng phản đối việc tổ chức giải đua Công thức một. Tuy nhiên, đến một ngày ông nhận ra rằng giải đua này mang đến một lực lượng những người hâm mộ giàu có và có thể đem lại lợi ích kinh tế cho Singapore. Lợi ích lớn hơn là đẩy mạnh vị thế của đất nước trên trường quốc tế cũng làm ông Lý Quang Diệu "lung lay". Ngoài ra, ông nhận thức được rằng cảnh quay về cuộc đua sẽ là cơ hội quảng bá hình ảnh Singapore đến hàng tỷ người trên toàn thế giới.
Còn về vấn đề sòng bạc, trước đây ông từng tuyên bố nếu muốn làm thì phải "bước qua xác tôi". Nhưng trong bài phỏng vấn giải thích với New York Times năm 2007, ông thừa nhận: "Tôi không thích bài bạc. Nhưng thế giới đã thay đổi và nếu chúng tôi không có những khu nghỉ dưỡng được tích hợp sòng bạc như ở Las Vegas, Singapore sẽ thua. Do đó, chúng tôi quyết định tiến hành. Hãy thử và cố gắng giữ chúng trong phạm vi an toàn, không dính líu đến mafia, mại dâm hay rửa tiền. Chúng tôi có thể làm điều đó không? Tôi không chắc, nhưng cho đến nay cuộc thử nghiệm vẫn tốt".
Nói tiếp về quan điểm của mình, cố Thủ tướng cho biết: "Chúng tôi phải đi theo bất cứ hướng nào mà hoàn cảnh thế giới hướng tới nếu muốn tồn tại. Nếu không kết nối với thế giới hiện đại, chúng tôi sẽ chết, sẽ quay lại với nhưng ngôi làng chài mà người dân Singapore đã từng ở cách đây cả trăm năm".
Anh Đức (theo Channel NewsAsia)
--
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/ly-quang-dieu-nha-kinh-te-hoc-thuc-dung-3161376.html
DN
Lý Quang Diệu
Lý Quang Diệu - nhà kinh tế học thực dụng
Sống thực tế, kiên định với những gì mình tin là đúng và có lợi cho đất nước, ông cũng sẵn sàng lắng nghe lời khuyên của người có kinh nghiệm, học hỏi những điều tốt khắp nơi để mang về áp dụng ở Singapore.
Phép màu kinh tế Singapore dưới bàn tay Lý Quang Diệu
Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu là người không ngại thách thức những tư tưởng vốn đã trở nên quen thuộc và không cần thỏa hiệp với những lý thuyết giáo điều. Đến tận cuối đời, ông vẫn tin tưởng, kiên định với việc chấp nhận và thích ứng hoàn cảnh khó khăn trong một thế giới luôn thay đổi. Để làm mới nhãn quan của mình, ông liên tục tìm lời khuyên, nghe quan điểm của các chuyên gia, nhà học thuật, các chính trị gia, nhà báo thậm chí ngay cả những người dân trên đường phố.
Dù nghe nhiều và chứng kiến nhiều cuộc tranh luận, ông không bao giờ để bản thân mình bị "lung lay" nếu chưa tìm ra được điều mà ông tuyệt đối tin tưởng, rằng điều đó tốt cho lợi ích dài hạn của người dân trên đất nước. Một trong những bằng chứng rõ rệt cho tính cách này là sân bay Changi - biểu tượng của đất nước Singapore mới giàu mạnh hiện nay.
Khi Singapore muốn mở rộng sân bay vào đầu năm 1970, một nhà tư vấn hàng không của Anh đề xuất bổ sung đường băng cho sân bay sẵn có ở Paya Lebar. Lý do mà công ty đưa ra là việc nới rộng, thay vì xây mới, sẽ giảm thiểu số tiền giải phóng mặt bằng, quỹ đất phải sử dụng. Nội các Singapore chấp nhận đề xuất trên, nhưng Thủ tướng Lý Quang Diệu vẫn đề nghị một công ty tư vấn khác của Mỹ đánh giá lại, sau đó tổ chức thêm một cuộc nghiên cứu khác nữa..
Cả hai nghiên cứu sau cho ra kết quả nên ở lại sân bay cũ và mở rộng nó. Nhưng vị Thủ tướng vẫn không hài lòng. Ông nói rằng việc giữ nguyên sân bay hiện tại không chắc là khôn ngoan với sự bền vững của Singapore về mặt dài hạn. Ông nhắc lại một bài học trên đường đời của mình: "Tôi từng đến sân bay Logan ở Boston và ấn tượng mạnh về tiếng ồn của những chiếc máy bay đi lên đi xuống. Nếu chúng ta mở rộng sân bay ở Paya Lebar, trung tâm Singapore sẽ phải chịu đựng ô nhiễm tiếng ồn trong nhiều năm tới.
Cuối cùng, ông chọn Chủ tịch của cơ quan Cảng Singapore, ông Howe Yoon Chong, người vốn nổi tiếng vì tính cách mạnh mẽ - yêu cầu thực hiện cuộc nghiên cứu cuối cùng. Người này đã trả lời ông rằng phương án sân bay Changi là có thể thực hiện được.
Sau đó, bất chấp cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973, Thủ tướng Lý Quang Diệu vẫn đặt cược một tỷ USD vào canh bạc sân bay Changi năm 1975. Đây là dự án mạo hiểm vì ông sẽ phải san phẳng nhiều tòa nhà, di chuyển hàng nghìn ngôi mộ, cải tạo nhiều khu vực đầm lầy, lấy đất lấn biển tại một số khu vực. Thời gian xây sân bay lúc đầu dự định là 10 năm, nhưng do tính cấp thiết đã rút gọn lại, buộc phải làm xong trong 6 năm.
Cuối cùng, quyết định của Thủ tướng Lý Quang Diệu đã mang lại quả ngọt. Ngày nay, sân bay Changi là một trung tâm du lịch, hàng không và điểm đến hấp dẫn của đảo quốc Sư tử.
Thử nghiệm: Liệu cách này có phù hợp với chúng ta?
Cách ông Lý Quang Diệu biến những câu chuyện không thể thành có thể, cách tiếp cận thực dụng, quyết tâm với tầm nhìn dài hạn đã giúp Singapore tồn tại và phát triển, ngay cả khi phương pháp ông làm dường như đi ngược lại những nguyên tắc thông thường.
"Tại một quốc gia đang phát triển, các bạn cần một lãnh đạo - người không chỉ thấu hiểu những cuộc tranh luận giữa các bên đối lập, mà còn phải nói được vào lúc kết luận rằng 'Hãy xem, trong trường hợp của chúng ta, cái nào có hiệu quả. Bất kể người Anh, người Australia, người New Zealand làm như thế nào. Đây là Singapore. Liệu cách này có hiệu quả ở đây?", ông nói.
Đã nhiều lần, ông chứng minh khả năng nhìn xuyên thấu của một người giàu kinh nghiệm, có thể vượt lên trên mọi định kiến, thành kiến. Khi còn trẻ, ông từng đọc về chủ nghĩa xã hội Fabian, một dạng làm chính quyền mà ông đặc biệt say mê trong quãng thời gian học đại học ở Anh, đến nỗi trong nhiều năm liền ông đăng ký mua tạp chí về chủ đề này để học hỏi.
Tuy nhiên, ông nhận ra rằng những lý thuyết này có thể không hiệu quả khi áp dụng vào thực tế. "Chúng ta phải sống trong một thế giới như nó vốn có, không phải thế giới mà chúng ta muốn có". Đó là một câu nói của ông mà sau này trở nên nổi tiếng.
Trong những năm đầu khi xây dựng đất nước, để phản biện lại lý thuyết đang thịnh hành thời điểm đó là các tập đoàn đa quốc gia không khác nào những tên thực dân kiểu mới - vốn chỉ chăm chăm hút sạch tài nguyên đất, lao động và khoáng sản giá rẻ của một quốc gia, Lý Quang Diệu đã làm điều ngược lại. Ông trải thảm đỏ mời các nhà đầu tư nước ngoài bằng chính sách thuế, tài chính hấp dẫn. Người đưa ra lời khuyên cho ông là nhà kinh tế Albert Winsemius đến từ Hà Lan. Bài giảng "các công ty châu Âu và Mỹ hoạt động như thế nào" của vị chuyên gia đã cho Lý Quang Diệu nhìn thấy tương lai của Singapore khi đất nước này kết nối vào hệ thống thương mại, đầu tư toàn cầu thông qua các công ty đa quốc gia, sử dụng chính mong muốn và lợi nhuận của họ.
Sau này, cố Thủ tướng giải thích lại một cách giản dị: "Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để kiếm sống, làm thế nào để tồn tại. Đó không phải là những câu hỏi kinh tế mang tính lý thuyết suông. Đó là vấn đề sống hay chết của hai triệu con người".
Nhìn lại, ông Lý Quang Diệu tin rằng duy trì lập trường thực dụng đã đảm bảo sự tồn tại cho Singapore lẫn sự phát triển như ngày hôm nay. Ông nói: "Nếu có một công thức cho sự thành công của chúng tôi, đó là chúng tôi đã liên tục học hỏi cách giải quyết mọi việc, làm thế nào để mọi thứ ngày một tốt hơn. Bài thử nghiệm tôi áp dụng vào mọi lý thuyết, mọi mô hình là liệu nó có hiệu quả ở đây không? Đó là bí quyết vàng luôn tồn tại trong văn phòng của tôi trong suốt những năm qua. Nếu một lý thuyết mang ra thử nghiệm không hiệu quả, hoặc kết quả tồi, tôi sẽ không mất thời gian và tài nguyên vào nó nữa".
Cú nhảy niềm tin
Sống thực tế không có nghĩa là hoàn toàn vận hành theo lối an toàn. Trái ngược lại, Lý Quang Diệu luôn không ngừng nghỉ trong việc cải tiến và biến những hoàn cảnh khó khăn thành cơ hội. Nhiều cuộc thử nghiệm có thể sai, ông nói, "nhưng điều tối quan trọng là không được e ngại cải cách".
Ông Peter Ho, người từng là chịu trách nhiệm về dịch vụ công ích của Singapore cho biết trong những năm đầu của Singapore, nhiều quyết sách đã được đưa ra mà căn cứ của nó không có gì hơn là dựa vào niềm tin.
"Xây cảng container đầu tiên ở Tanjong Pagar lại là quyết định liều lĩnh. Vì thời điểm đó, chưa có ai chứng minh rằng container là một phương pháp vận chuyển tốt. Nhưng Thủ tướng Lý Quang Diệu đã cho người phụ trách vấn đề này quyền hạn để biến nó thành hiện thực.
Ông Ho nói tiếp: "Trên thực tế, mong muốn thử nghiệm mọi thứ đã sinh ra một thế hệ các doanh nhân Singapore có khả năng biến những con số 0 trở thành những biểu tượng của Singapore ngày nay như hãng hàng không Singapore Airlines, Ngân hàng DBS, công ty ST Engineering, Sân bay Changi, công ty Singtel, và nhiều thứ khác. Hệ thống máy tính hóa quốc gia cũng là một ví dụ. Do Bộ Quốc phòng khởi xướng, nay hệ thống này đã làm biến đổi Singapore.
Đứng trên vai kẻ khác
Lý Quang Diệu luôn đưa ra các giải pháp bằng cách rút ra bài học từ những kinh nghiệm của nước khác hoặc nhờ tư vấn của chuyên gia. Không nhất thiết phải sáng tạo lại bánh xe, ông luôn lặp đi lặp lại câu nói này.
Trong các chuyến công tác của mình, ông luôn để ý, quan sát xem một xã hội, một chính quyền hoạt động như thế nào, điểm tốt ở đâu. Từ đó ông có những ghi chép lại về mọi thứ để mang về áp dụng, ví dụ loại cây nào có thể mang về trồng ở Singapore, ngành công nghiệp nào có thể xây dựng ở Singapore.
Cũng nhờ cách này, ông xây dựng các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm không khí tại đất nước của mình. Khi đến Boston năm 1970, ông nhìn thấy những dòng xe nối đuôi nhau trước cửa các garage chờ đến lượt kiểm tra. Sau đó ông về nước và thiết kế hệ thống kiểm tra phương tiện. Khi đến Nhật và chứng kiến căn bệnh Minamata vì ô nhiễm năm 1970, ông đã dời các khu công nghiệp xa ra khỏi khu dân cư.
"Tôi thích đứng trên vai người khác, những người đã đi trước chúng ta", ông nói.
Khi gặp khó khăn, ông Lý Quang Diệu sẵn sàng nhận lời khuyên của những người có kinh nghiệm, bất kể việc họ đến từ đâu. Ví dụ, khi Singapore trong tình huống cấp bách cần xây dựng ngay lập tức lực lượng quốc phòng để phòng ngừa nguy cơ bạo loạn từ nhóm Malay Ultras năm 1965, Ấn Độ và Ai Cập đã không phản hồi đề nghị giúp đỡ. Trong tình huống này, ông Lý Quang Diệu đã quay sang phía người Israel. Mặc dù vậy, khi nhóm quân Israel đầu tiên đến Singapore vào tháng 11 năm đó, giới chức Singapore giới thiệu họ là "người Mexico" để tránh gây chú ý.
Cải cách hệ thống tài chính
Trong suốt nhiều năm liền, ông nổi tiếng với những quy định nghiêm khắc về hệ thống tài chính và trong việc bảo hộ các ngân hàng nội. Cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra giai đoạn 1997 - 1998.
Ông Heng Swee Keat, người lúc đó Thư ký riêng của ông Lý Quang Diệu nhớ lại: "Những quy định nghiêm ngặt của chúng tôi từng thích hợp trong quá khứ, nhưng trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại, các ngân hàng gặp khó khăn, ông Lý Quang Diệu đã quả quyết rằng Singapore cần phải thay đổi".
Khi đó, Lý Quang Diệu là Bộ trưởng cấp cao, đã mang đến cho Thủ tướng Ngô Tác Đống một bản kế hoạch, thuyết phục ông này làm theo. Bản kế hoạch này sau đó đã mang đến những thay đổi quan trọng về mặt chính sách và hệ thống tài chính Singapore.
Trong bài phỏng vấn năm 1999, ông Lý Quang Diệu đã nói: "Nếu chính phủ làm theo cách mà tôi đã làm cách đây 30 năm là bảo hộ ngân hàng nội, thì các ngân hàng nay đã gặp rắc rối. Chúng ta ngày nay đang ở một đất nước có sự hiện diện của 200 ngân hàng lớn nhất và cạnh tranh nhất thế giới. Do đó điều cần làm là cải thiện khả năng cạnh tranh của mình, nếu không sẽ giống như New Zealand, nơi tất cả các ngân hàng địa phương đã bị sang tên đổi chủ và về tay người nước ngoài".
Ông Heng nói tiếp: "Nếu ông Lý Quang Diệu không áp dụng những chính sách thay đổi vào cuối thập niên 1990 và không biến khó khăn thành cơ hội, chúng tôi sẽ không thể nào trở thành trung tâm tài chính mạnh như ngày nay. Chuẩn bị mở cửa thị trường tài chính ngay trong chính tâm của cuộc khủng hoảng tài chính cần sự dũng cảm và khả năng tiên đoán xuất sắc. Đây là những phẩm chất của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu".
Sòng bạc, giải đua F1 và vấn đề đồng tính
Bước vào thế kỷ 21, các quốc gia đứng trước cuộc cạnh tranh không khoan nhượng về nhân tài, du lịch, vốn đầu tư. Điều này đòi hỏi đất nước phải điều chỉnh lại một cách tinh tế vài vấn đề động chạm đến xã hội và người dân Singapore.
Trong cuộc phỏng vấn năm 2007, cố Thủ tướng Lý Quang Diệu thừa nhận Singapore đã có quan điểm không rõ ràng về vấn đề người đồng tính. "Chúng tôi nói, được, hãy để họ yên. Nhưng về vấn đề luật pháp, hãy để đó tương lai giải quyết", ông nói. Trong khi Trung Quốc hay Đài Loan đã áp dụng những chính sách khá cởi mở, ông cho rằng Singapore còn có cộng đồng người Hồi giáo, một bộ phận người Hoa, người Ấn lớn tuổi và bảo thủ. "Do đó, chúng tôi để mọi thứ diễn biến thật chậm chạp. Đó là cách tiếp cận thực dụng để duy trì cân bằng xã hội", ông nói tiếp.
Từng có một thời gian dài cố Thủ tướng phản đối việc tổ chức giải đua Công thức một. Tuy nhiên, đến một ngày ông nhận ra rằng giải đua này mang đến một lực lượng những người hâm mộ giàu có và có thể đem lại lợi ích kinh tế cho Singapore. Lợi ích lớn hơn là đẩy mạnh vị thế của đất nước trên trường quốc tế cũng làm ông Lý Quang Diệu "lung lay". Ngoài ra, ông nhận thức được rằng cảnh quay về cuộc đua sẽ là cơ hội quảng bá hình ảnh Singapore đến hàng tỷ người trên toàn thế giới.
Còn về vấn đề sòng bạc, trước đây ông từng tuyên bố nếu muốn làm thì phải "bước qua xác tôi". Nhưng trong bài phỏng vấn giải thích với New York Times năm 2007, ông thừa nhận: "Tôi không thích bài bạc. Nhưng thế giới đã thay đổi và nếu chúng tôi không có những khu nghỉ dưỡng được tích hợp sòng bạc như ở Las Vegas, Singapore sẽ thua. Do đó, chúng tôi quyết định tiến hành. Hãy thử và cố gắng giữ chúng trong phạm vi an toàn, không dính líu đến mafia, mại dâm hay rửa tiền. Chúng tôi có thể làm điều đó không? Tôi không chắc, nhưng cho đến nay cuộc thử nghiệm vẫn tốt".
Nói tiếp về quan điểm của mình, cố Thủ tướng cho biết: "Chúng tôi phải đi theo bất cứ hướng nào mà hoàn cảnh thế giới hướng tới nếu muốn tồn tại. Nếu không kết nối với thế giới hiện đại, chúng tôi sẽ chết, sẽ quay lại với nhưng ngôi làng chài mà người dân Singapore đã từng ở cách đây cả trăm năm".
Anh Đức (theo Channel NewsAsia)
--
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/ly-quang-dieu-nha-kinh-te-hoc-thuc-dung-3161376.html
Nhớ biết, nhớ hiểu là tưởng”
“Sañjānāti sañjānātī’ti kho āvuso tasmā saññāti saññātī’ti. Này hiền giả! Nhớ biết, nhớ hiểu là tưởng”
em về
Vẫn có em..
Em về
Em về thăm blog ngày xuân
Vườn xưa thêm đẹp bâng khuâng nắng vàng
Mời em một tách trà xanh
Cùng anh dạo bước ngêu ngao thơ Trần!
ĐỗNguyễn
Câu đầu tiên trong Cư trần lạc đạo
Cư trần lạc đạo, chữ Nôm
Ngộ ơi,
Đây là câu đầu tiên trong CTLDP của Trần nhân Tông. TNT viết tác phẩm này bằng chữ Nôm.
Anh lấy câu này để Room làm đề tài sinh hoạt..
ĐN
--
Mình ngồi thành thị; dùng nết sơn lâm. Muôn nghiệp lặng an nhàn thể tính; nửa ngày rồi tự tại thân tâm.
Nghĩa:
Thân hình tuy còn ngồi ở nơi thành thị, nhưng phong thái mình đã là phong thái của người sống ở núi rừng. Khi các nghiệp (thân, khẩu và ý) đã lắng xuống thì thể và tính mình đều được an tĩnh, chỉ cần nửa ngày thực tập thảnh thơi thì thân và tâm đều đã trở nên tự tại.
--
Chú thích: (1)
2) Mình: Thân thể, thân người (Tự điển chữ Nôm Trích Dẫn).
3) Nết: Nếp sống, phong cách, phong thái; tính hạnh, cách ăn thói ở (Đại Nam Quốc Âm Tự Vị).
4) Nghiệp: (Từ ngữ Phật giáo) Hành động, hành vi thể hiện qua thân thể, lời nói, tư duy có thể tạo nên quả báo thiện ác về sau, Karma (Phật quang đại tự điển)
6)Thể tính: (Từ ngữ Phật giáo) Bản thể và bản tính, thực thể. Thể: Thực chất của sự vật, bản thể; Tính: bản chất không biến đổi của thể. Như vậy, thể là tính, tính là thể, 2 mặt của nhau. Thể tính của Phật và chúng sinh không khác nhau. Câu Xá Luận, quyển 13: “Thể tính thị thiện, Do như lương dược”.
體性指實體,即事物之實質為體,而體之不變易稱為性,故體即性。若就理之法門而言,佛與眾生,其體性同一而無差別。俱舍論卷十三(大二九‧七一上):「體性是善,猶如良藥。」(Phật quang đại tự điển)
7) Rồi: An nhàn, thanh thản, không bận bịu, thảnh thơi; Rãnh rỗi, rỗi rãi (Từ Điển từ Việt cổ).
--
(1)
https://dotchuoinon.files.wordpress.com/2010/11/cc6b0-tre1baa7n-le1baa1c-c491e1baa1o-phc3ba-ebook_jan20_2015.pdf
http://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-kinh/trai-tim-cua-truc-lam-dai-si/cu-tran-lac-dao-phan-nguyen-van
Đèo Hải Vân
Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015
Ngộ ơi
Ngộ thương,
Hôm nay, anh bắt đầu đọc tác phẩm của Trần Nhân Tông,
Có em, làm nung nấu thêm sự tìm tòi của anh..
Thật là mừng..
ĐN
Chung một quảng đường
Ngộ
Ai cũng đi với ta một quảng đường
Chính ta mới đi với ta lâu nhất
Dù ai hay ta, cũng không đi chung mãi
Do đó
Hãy qúy những ngày bên nhau
ĐỗNguyễn
Tim ve Tran Nhan Tong
Cư Trần Lạc Đạo (phần văn xuôi)
Trich tu (1)
HỘI THỨ NHẤT
Thân hình tuy còn ngồi ở nơi thành thị, nhưng phong thái mình đã là phong thái của người sống ở núi rừng. Khi các nghiệp (thân, khẩu và ý) đã lắng xuống thì thể và tính mình đều được an tĩnh, chỉ cần nửa ngày thực tập thảnh thơi thì thân và tâm đều đã trở nên tự tại.
Khi nguồn suối tham ái dừng lại thì ta không còn nhớ tưởng tới chuyện châu yêu ngọc quý, lúc tiếng tranh cãi thị phi chấm dứt thì ta tha hồ nghe được tiếng hót ca của các loại chim yến chim oanh.
Có bao nhiêu người đắc ý khi có dịp đi du ngoạn và ẩn náu những nơi nước biếc non xanh, nhưng có bao nhiêu kẻ có khả năng thấy được tự tính của liễu lục hoa hồng ?
Hình ảnh trời xanh và trăng bạc soi chiếu xuống khắp mọi dòng sông thiền (đang lai láng), trong khi mặt trời trí tuệ chiếu xuống làm xanh tốt bao nhiêu cảnh liễu mềm hoa tươi.
Những người tu tiên vì muốn đổi cốt và phi thăng nên mới luyện thuốc thần đan để uống, vì muốn được trường sinh về thượng giới cho nên mới còn say mê đi tìm thuốc thỏ.
Trong khi ấy, người tu Bụt yêu chuyện đọc kinh xem luận, cho nếp sống thanh thản còn quý giá hơn cả hoàng kim.
HỘI THỨ HAI
Nên biết! Cái quan trọng nhất là làm cho tâm mình thảnh thơi, ngoài ra không có pháp môn tu học nào mầu nhiệm như thế.
Gìn giữ tính sáng thì mới mong đem tới cho ta an lạc. Ngăn ngừa vọng niệm thì vọng niệm không thể nào không dừng lại.
Vượt thoát được ý niệm ta và người thì thật tướng kim cương của tâm biểu hiện, chuyển hóa được hết tham sân thì mới thấy được diệu tâm viên giác.
Tịnh độ chính là tự tâm thanh tịnh của ta, không cần phải hỏi rằng có hay không có tịnh độ ở Tây phương. Di đà là tự tính sáng soi của ta, không cần phải nhọc nhằn tìm về một cõi Cực lạc ở đâu đó nữa.
Quán sát thân và tâm, luyện rèn tính và thức, để có an lạc cho ta mà không phải để khoa trương sự thực tập cho người thấy. Nghiêm trì giới hạnh, đối đầu với quỷ Vô thường, đây đâu phải là chuyện lợi danh buôn bán !
Ăn thì chỉ cần ăn rau trái, miệng không ngại những món đắng cay. Mặc thì chỉ chọn vải bố vải sồi, thân chẳng quản màu nâu màu bạc,
Chỉ cần sống vui được với đạo đức, thì nửa gian lều ở cũng còn quý hơn cả cung trời. Khi đã mến chuộng nhân nghĩa, thì ba phiến ngói còn yêu hơn cả lầu các.
HỘI THỨ BA
Một khi đạt được cái thấy biết, thì mọi lầm lỗi trong quá khứ sẽ biến thành hư không, và các phép luyện tập về ba học giới định tuệ sẽ được thông suốt.
Gìn giữ được tính sáng của chân tâm, thì không còn lạc vào con đường tà đạo, và do đó con đường tu học sẽ là con đường chính tông.
Bụt chỉ là tâm mình, ta hãy ướm hỏi theo cơ duyên thầy Mã Tổ. Đối diện với sắc tài, ta hãy học hỏi theo cách thức của cư sĩ Bàng Công.
Tự tính đã sáng trong, thì tài sản và tư lợi không còn là đối tượng của ham muốn, không cần phải bỏ lên cư trú ở Cánh Diều trên Yên Tử mới làm được như thế. Đề cao cảnh giác về thanh và về sắc, tà niệm sẽ dừng lại mà không còn lay chuyển được ta, chẳng còn phải trèo tới ngồi xuống ở am Sạn trên non Đông.
Tuy còn sống trong cõi trần tục mà ta vẫn thành công được trong sự tu tập, niềm hạnh phúc ấy ta yêu chuộng hết lòng. Dù có ở chốn núi rừng mà chưa có được tuệ giác, thì tai họa vẫn còn, thật chẳng đáng cho ta uổng phí công phu.
Nếu hết lòng phát nguyện cầu được thân cận minh sư, thì cho quả vị Bồ đề có thể trong nội một đêm mà chín, Có phúc được gặp gỡ người thiện tri thức, thì đóa hoa Ưu Đàm chẳng cần mấy kiếp cũng có thể đơm bông.
HỘI THỨ TƯ
Hãy tin! Một phen thấy được cái nhất tâm thì mọi phiền não lậu hoặc đều chấm dứt. Tam độc sẽ được chuyển hóa, và ta chứng được tam thân. Nếu muốn chấm dứt những sai lầm của lục căn thì phải biết nhận diện những hiểm nguy của lục tặc.
Kẻ tu Tiên khi tìm đường đổi cốt thì chỉ có biết con đường phục thuốc luyện đơn; còn người tu Bụt khi tham vấn về chân không, thì chẳng cần né tránh thanh và sắc.
Đã biết thật tính của chân như, đã tin vào tuệ giác Bát Nhã, thì không còn nhu yếu đi tìm Phật và Tổ dù ở phương Tây hay ở phương Đông. Đã chứng được thực tính, đã ngộ được vô vi, thì đâu còn phải nhọc công học hỏi kinh Thiền, dù truyền thống phương Nam hay phương Bắc ?
Khi học giáo lý tam tạng, tất là phải theo thanh quy của vườn Thiền, Lúc đốt trầm hương ngũ phận, chẳng cần tốn tiền mua sắm các loại chiên đàn.
Biết chất chứa nhân nghĩa, biết tu tập đạo đức, ai trong chúng ta mà lại không phải là Bụt Thích Ca? Biết nghiêm trì giới hạnh, biết chặt đứt ghen tham, những kẻ ấy không ai không là Bụt Di Lặc.
HỘI THỨ NĂM
Vậy mới hay: Bụt ở trong nhà, chẳng phải tìm xa.
Vì quên gốc nên ta có nhu yếu đi tìm Bụt, đến khi ta biết được rồi, thì Bụt chính là ta.
Chỉ cần nói và nghe dăm ba câu thiền ngữ, thì ta đã thấy mình đang rong chơi ở quê hương Hà hữu đích thực của mình rồi. Chỉ cần mở kinh ra xem vài lượt, là ta thấy ta đang ngồi nghỉ ngơi tại vương quốc Tân-La.
Sống trong đạo nghĩa, thực tập công án thiền, là ta đã lọt vào được và sống trong môi trường của Kinh và của Tổ. Xa được thị phi, lánh được thanh sắc, là ta không còn lạc đến những chốn dặm liễu đường hoa.
Đức của Bụt là từ bi, nguyện cho mình được gần gũi ngài trong nhiều đời nhiều kiếp. Ơn của Vua Nghiêu là lớn rộng, mong cho người tu hành không phải đóng thuế nộp sưu.
Áo và chăn chỉ cần cho ta đủ hơi ấm qua khỏi mùa lạnh, dù là chằm vá hay đơn sơ; cơm cùng cháo là để cho qua buổi khỏi phải đói lòng, dù là được nấu bằng gạo lức hay gạo hẩm.
Hộ trì tám loại tâm thức (nhãn thức, nhĩ thức, v.v..), chống được với tám ngọn gió (lời, lỗ, nhục, vinh, khen, chê, khổ, sướng) không phải bằng cách đè nén chúng. Làm bật trong huyền môn, trình bày ra ba yếu chỉ, bằng cách mài dũa và cắt xén từ từ.
Dù cây đàn không có giây, ta vẫn chơi và gảy lên được khúc ca vô sinh, dù ống địch không có lỗ, ta vẫn thổi xướng được khúc hát thái bình.
Xới bật rễ cây để tìm cành cây, đó là điều đáng tiếc của Câu chi trưởng lão, Quay đầu lại để nhìn vào bóng mình ở trong kính, đó là chuyện đáng cười của chàng Diễn Nhã Đạt Đa.
Chui lọt qua vòng Kim Cương, chuyện này không đủ để kẻ anh hùng lo sợ. Nuốt trọn vào vỏ trái lật, việc ấy chẳng khiến cho tay hào kiệt ngại phải xướt da.
HỘI THỨ SÁU
Đúng thế ! Chỉ cần thực tập vô tâm là tự nhiên ta được đi vào con đường chính đạo. Biết làm thanh tịnh ba nghiệp thì mới có được bình yên ở thân và tâm, tới được chỗ nhất tâm thì mới có thể thông đạt lời dạy của chư Tổ.
Kẹt vào văn chương, vướng nơi chữ nghĩa, kẻ thiền khách trở nên lạc lõng bơ vơ. Biết chứng nghiệm sự thật và hiểu thấu căn cơ, người xuất gia cần vững vàng và khôn khéo.
Khảo sát hữu lậu và vô lậu, phải bảo cho biết rằng cái rây thì lọt, mà cái vá (môi) thì không. Nghiên cứu tiểu thừa và đại thừa, phải nói cho hay rằng có khi cần cái lòi để xâu tiền, có lúc lại phải dùng sợi dây tơ để đan gàu múc nước.
Nhận cho được bản tâm sáng chói một cách rõ ràng thì không còn ngần ngại về thời tiết nhân duyên. Lau cho sạch đài gương chân tính thì không còn bị ảnh hưởng bởi những giác quan và đối tượng huyên náo của chúng.
Vàng mà chưa lọc hết quặng thì còn phải chín phen đúc, chín phen rèn. Lợi lộc mà chẳng còn đuổi theo thì vẫn sống, hạnh phúc với những gì đạm bạc.
Giữ cho tâm giới thanh tịnh, làm cho tướng giới sạch trong thì trong ngoài đều biểu hiện được tướng Bồ tát trang nghiêm. Ngay thẳng thờ vua, hiếu thảo thờ cha,thì khi đi hay lúc dừng đều chứng tỏ là mình bậc trượng phu trung hiếu.
Khi tham thiền cần thân cận bạn tu, ân tình phải biết đền đáp bằng thân bằng mạng. Lúc học đạo cần phải tìm cầu bậc thầy, đạo nghĩa phải nên báo đáp bằng xương bằng óc.
HỘI THỨ BẢY
Thế mới biết: phép Bụt rất sâu, có thực tập mới bắt đầu biết rõ.
Vô minh càng tan biến thì bồ đề càng sáng tỏ, phiền não càng chuyển hóa bao nhiêu thì đạo đức càng ham chuộng bấy nhiêu
Nghiên cứu và thực hành theo nội dung Kinh văn thì lời Bụt dạy mới có thể dễ dàng lĩnh hội. Học hỏi và bắt chước pháp môn của Tổ, thì ý chỉ Không của Thiền mới không còn là con đường bí hiểm khó hiểu khó nhận ra.
Đi cho tới chỗ tận cùng nơi căn bản, làm cho rã ra mọi mối khách trần phiền não, đừng để cho một mảy vụn nào còn có mặt. Xô cho ngã xuống ngọn cờ chiến thắng, làm cho vẹn toàn mọi tri kiến, đừng để cho một tai họa nào còn có thể ẩn núp trong hai cánh tay.
Phóng lửa giác ngộ, đốt cho cháy hết tất cả các rừng tà kiến chất chứa từ bao nhiêu ngày trước. Cầm kiếm trí tuệ, diệt cho tới cùng những nhận thức sai lạc vẫn còn sót lại hôm nay.
Nhớ ân nghĩa các bậc thánh tăng, yêu thương mẹ cha, theo chí thờ thầy mà học đạo. Yêu chuộng đức độ của Bụt Gotama, tránh con đường hưởng thụ, một lòng giữ giới và ăn chay
Cảm được đức từ bi, kiếp kiếp nguyền xin cho thân cận. Nhớ mãi công cứu độ, dù có phải đời đời chịu đựng đắng cay.
Nghĩa xin nhớ, đạo không quên, hương hoa cúng dường chỉ là để tượng trưng lòng hiếu thảo. Nói rằng tin mà lòng chưa thật, dù có vàng có ngọc cũng chưa hẳn là dạ thẳng ngay.
HỘI THỨ TÁM
Vì thế: Chỉ nên tập rèn, đừng bỏ học hỏi.
Lay cho ý thức tỉnh dậy, đừng để nó khư khư nắm giữ Buông bỏ vọng niệm, chớ để chúng trạo cử lăng xăng.
Chìm đắm trong công danh đó những kẻ ngây thơ dại dột. Nuôi lớn lên phước tuệ, đây những ai trí tuệ thực tài.
Bắc cầu, đưa đò, dựng xây chùa tháp, đó là những gì ta có thể tu bổ và làm đẹp về phương diện hình tướng bên ngoài. Bồi đắp hỷ xả, nuôi dưỡng từ bi, đây là những gì đưa tới giải thoát nội tâm khi kinh Lòng thường được đọc tụng.
Luyện tâm thành Bụt, thì chỉ cần một yếu tố giồi mài. Đãi cát kén vàng, cố nhiên phải qua nhiều phen lựa lọc
Xem kinh, đọc lục, làm cho cả hai cái (thấy) và (biết) đều được ngang nhau. Kính Bụt, tu thân, đừng xem thường những điều nhỏ nhặt.
Đi cho tới chốn tận cùng của ngữ ngôn và văn cú, đừng có một giây phút nào e ngại, Phát hiện cho được các thiền cơ, chớ để cho tám ý niệm ra vào.
HỘI THỨ CHÍN
Ta nên biết: Các phép thiền cơ mà chư Tổ đem dạy, tuy có nhiều đường, nhưng cũng không khác nhau bao nhiêu gang tấc,
Hãy chỉ nói tới những công án từ thiền sư Mã Tổ về sau, cần nhớ chi những gì đã xảy ra từ thời Lương Võ Đế.
“Công đức gì đâu !” thói quen bị kẹt làm cho si mê càng lúc càng thêm dày đặc. “Chẳng có gì là thiêng liêng”, “Tôi không biết !” những lời thiền ngữ ấy lỗ tai của người phàm phu vẫn còn nghe dư âm.
Sinh ở Thiên Trúc, chết tại Thiếu Lâm, tổ Bồ đề Đạt ma được mai táng sơ sài dưới chân núi Hùng Nhĩ. “Thân là cội bồ đề, tâm là đài gương sáng”, bài kệ làm cho dơ mặt vách chốn hành lang.
Vương lão chém mèo, thiền sư đi thấu qua tâm ý còn đầy nghi vấn của cả hai ngài thủ tọa. Thầy Hồ khua chó, thiền sư cho thấy cái thấy con nít của giới môn đồ.
Giá gạo ở chợ Lư Lăng cao quá, mà không cho phép người mua mặc cả. Đường đá ở núi Thạch Đầu trơn lắm, sự nghiệp thiền sư Tây Thiên khó mà tiếp nhận và thừa đương.
Phá Táo cất bỏ cây cờ, dẹp bỏ miếu thiêng nơi có sát sinh cúng tế. Câu Chi đưa ngón tay trỏ lên, áp dụng theo phương pháp giáo hóa của cha ông.
Lưỡi gươm Lâm Tế, cây nạng Bí Ma, giới xuất gia ngày xưa được giáo dưỡng đàng hoàng cho nên đã đạt tới nhiều tự tại. Sư tử ông Đoan, trâu thầy Linh Hựu, người cư sĩ bây giờ được nhắc nhở đã không mắc vào lỗi hợm hĩnh nghênh ngang.
Đưa phiến tử, cất trúc bề, để giúp kẻ thiền sinh chứng ngộ. Xô hòn cầu, cầm vá gỗ, nhắc tăng chúng đừng có mưu kế khoe khoang.
Thiền Tử dù có rà chèo, dòng sông xanh vẫn chưa giúp mình tẩy tịnh. Đạo Ngô có ra múa hốt, trò hề vẫn không che dấu được tài năng.
Rồng Yển lão nuốt cả đất trời, làm người ta sợ hãi. Rắn Ông Tồn vắt ngang thế giới, khiến thiên hạ tránh sang bên
Cây bách chính là bản tâm - muốn thấy phải ra nhìn sao Thái Bạch. Bính Đinh cũng thuộc về lửa - nhờ tìm về sao Bắc Đẩu mới khỏi lạc đường.
Trà Triệu Châu, bánh Thiều Dương, tuy đầy đủ, nhưng thiền sinh vẫn còn đói khát. Ruộng Tào Khê, vườn Thiếu Thất, dầu mênh mông, mà tăng chúng cứ để bỏ hoang.
Liệng bó củi, thổi tắt đèn, nhờ đó mà đạt đạo. Nhìn hoa đào, nghe tiếng trúc, do vậy mà chứng nên.
HỘI THỨ MƯỜI
Xin lắng nghe: Chỉ cần tỏ ngộ về chân không, không cần phải căn cơ, pháp khí.
Vì lòng ta còn vướng chấp cho nên chưa thông đạt. Đó không phải là công án của chư Tổ không có hiệu lực
Cái biết của chúng Tiểu Thừa chưa được đến nơi đến chốn, nên Bụt không ngại tạo nên Bảo sở và hóa thành. Cái chứng ngộ của đấng Thượng Sĩ sở dĩ mà thành công, đó không phải do thực tập ở núi cao hay nơi thành thị
Núi hoang rừng vắng, ấy là nơi của các bậc dật sĩ tiêu dao, Chùa vắng am thanh, đó đích thực là nơi các bậc dị nhân ưa thích.
Dù ngựa cao lọng lớn, những kẻ nghênh ngang kia khi chết xuống cõi âm cũng phải đối diện với Diêm vương. Gác ngọc lầu vàng, những kẻ sang giàu ác độc khi hết đời cũng phải vào trong địa ngục.
Đam mê danh lợi, thổi phồng nhân ngã, đó đích thực là những kẻ phàm phu. Mến chuộng đạo đức, chuyển hóa thân tâm, đây quyết định đưa về thánh trí.
Mày ngang mũi dọc, tướng tuy khác nhưng vẫn như nhau, Mặt thánh lòng phàm, thật và giả cách nhau vạn dặm.
KỆ
Cư trần lạc đạo hãy tùy duyên
Hể đói thì ăn, mệt ngủ liền
Châu báu đầy nhà, đừng kiếm nữa
Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi Thiền !
--
http://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-kinh/trai-tim-cua-truc-lam-dai-si/cu-tran-lac-dao-phan-van-xuoi
Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015
Tìm về Trần Nhân Tông
Ta đi nghỉ sau một ngày đã sống
Tìm hiễu vài chi trong thập nhị nhân duyên
..
Hi Ngộ
Anh đi nghỉ, gặp em sau..
DoNguyen
Cư Trần Lạc Đạo (nguyên văn)
Trích từ trang (1)
Bài Cư Trần Lạc Đạo là của một vị vua xuất gia viết, đó là vua Trần Nhân Tông. Sau khi xuất gia, vua có hiệu là Trúc Lâm Đại Sĩ. Bài này là trái tim của Trúc Lâm Đại Sĩ, và trong địa vị văn học, đây là sáng tác tiếng Nôm đầu tiên tại Việt Nam.
Cư Trần Lạc Đạo là một bài phú gồm mười Hội, trình bày phương pháp tu tập của Trúc Lâm Đại Sĩ. Khi đọc bài này tôi rất xúc động, tựa như mình đang đi vào trái tim của người xưa để thấy được tình thương và tuệ giác của một vị tổ sư.
HỘI THỨ NHẤT
Mình ngồi thành thị; nết dùng sơn lâm. Muôn nghiệp lặng an nhàn thể tính; nửa ngày rồi tự tại thân tâm.
Tham ái nguồn dừng, chẳng còn nhớ châu yêu ngọc quý; thị phi tiếng lặng, được dầu nghe yến thốt oanh ngâm.
Chơi nước biếc, ẩn non xanh, nhân gian có nhiều người đắc ý; biết đào hồng, hay liễu lục, thiên hạ năng mấy chủ tri âm!
Nguyệt bạc vừng xanh, soi mọi chỗ thiền hà lai láng; liễu mềm hoa tốt, ngất quần sinh tuệ nhật sâm lâm.
Lo hoán cốt, ước phi thăng, đan thần mới phục; nhắm trường sinh, về thượng giới, thuốc thỏ còn đam.
Sách dễ xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu; kinh nhàn đọc dấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim.
HỘI THỨ HAI
Biết vậy! Miễn được lòng rồi; chẳng còn phép khác.
Gìn tính sáng, tính mới hầu an; nén niềm vọng, niềm dừng chẳng thác.
Dứt trừ nhân ngã, thì ra tướng thực kim cương; dừng hết tham sân, mới lảu lòng mầu viên giác.
Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương;
Di Đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực lạc.
Xét thân tâm, rèn tính thức, há rằng mong quả báo phô khoe; cầm giới hạnh, địch vô thường, nào có sá cầu danh bán chác.
Ăn rau ăn trái, nghiệp miệng chẳng hiềm thửa đắng cay; vận giấy vận sồi, thân căn có ngại chi đen bạc.
Nhược chỉn vui bề đạo đức, nửa gian lều quí nữa thiên cung; dầu hay mến thửa nhân nghì, ba phiến ngói yêu hơn lầu gác.
HỘI THỨ BA
Nếu mà cóc, tội ắt đà không, phép học lại thông.
Gìn tính sáng mựa lạc tà đạo; sửa mình học cho phải chính tông.
Chỉn Bụt là lòng, xá ướm hỏi đòi cơ Mã tổ; vong tài đối sắc ắt tìm cho phải thói Bàng công.
Áng tư tài tính sáng chẳng tham, há vì ở Cánh-diều Yên-tử; răn thanh sắc niềm dừng chẳng chuyển, lọ chi ngồi am Sạn non Đông.
Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc; sơn lâm chẳng cóc, họa kia thực cả đồ công.
Nguyền mong thân cận minh sư, quả bồ đề một đêm mà chín; phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đơm bông.
HỘI THỨ TƯ
Tin xem! Miễn cóc một lòng; thì rồi mọi hoặc.
Chuyển tam độc mới chứng tam thân; đoạn lục căn nên trừ lục tặc.
Tìm đường hoán cốt, chỉn sá hay phục thuốc luyện đơn; hỏi phép chân không, hề chi lánh ngại thanh chấp sắc.
Biết chân như, tin bát nhã, chớ còn tìm Phật, Tổ Tây Đông; chứng thực tướng, ngỏ vô vi, nào nhọc hỏi kinh thiền Nam Bắc.
Xem tam tạng giáo, ắt học đòi thiền uyển thanh quy; đốt ngũ phận hương, chẳng tốn đến chiên đàn chiêm bặc.
Tích nhân nghì, tu đạo đức, ai hay này chẳng Thích-ca; cầm giới hạnh, đoạn ghen tham, chỉn thực ấy là Di-lặc.
HỘI THỨ NĂM
Vậy mới hay: Bụt ở cong nhà; chẳng phải tìm xa.
Nhân khuây bản nên ta tìm Bụt; đến cóc hay chỉn Bụt là ta.
Thiền ngỏ năm câu, nằm nhãn cong quê Hà hữu; kinh xem ba bận, ngồi ngơi mái quốc Tân-la.
Cong đạo nghĩa, khoảng cơ quan, đà lọt lẫn trường kinh cửa tổ; lánh thị phi, ghê thanh sắc, ngại chơi bời dặm liễu đường hoa.
Đức Bụt từ bi, mong nhiều kiếp nguyền cho thân cận; ơn Nghiêu khoáng cả, lọt toàn thân phô việc đã tha.
Áo miễn chăn đầm ấm qua mùa, hoặc chằm hoặc xễ; cơm cùng cháo đói no đòi bữa, dầu bạc dầu thoa.
Ngăn bát thức, nén bát phong, càng đè càng bội; lãy tam huyền, nông tam yếu, một cắt một ma.
Cầm vốn thiếu huyền, sá đàn dấu xoang vô sinh khúc; địch chẳng có lỗ, cũng phiếm chơi xướng thái bình ca.
Lãy cội tìm cành, còn khá tiếc Cu-chi trưởng lão; quay đầu chớp bóng, ắt kham cười Diễn-nhã-đạt-đa.
Lọt quyển kim cương, há mặt hầu thông nên nóng; nuốt bồng lật cức, nào tay phải xước tượng da.
HỘI THỨ SÁU
Thực thế! Hãy sá vô tâm, tự nhiên hợp đạo. Dừng tam nghiệp mới lặng thân tâm; đạt một lòng thì thông tổ giáo.
Nhận văn giải nghĩa, lạc lài nên thiền khách bơ vơ; chứng lý tri cơ, cứng cát phải nạp tăng khôn khéo.
Han hữu lậu han vô lậu, bảo cho hay the lọt duộc thưng; hỏi đại thừa hỏi tiểu thừa, thưa thẳng tắt lòi tiền tơ gáo.
Nhận biết làu làu lòng vốn, chẳng ngại hề thời tiết nhân duyên; chùi cho vặc vặc tính gương, nào có nhuốm căn trần huyên náo.
Vàng chưa hết quặng, sá tua chín phen đúc chín phen rèn; lộc chẳng còn tham, miễn được một thì chay một thì cháo.
Sạch giới lòng, chùi giới tướng, nội ngoại nên Bồ tát trang nghiêm; ngay thờ chúa, thảo thờ cha, đi đỗ mới trượng phu trung hiếu.
Tham thiền kén bạn, nát thân mình mới khá hồi ân; học đạo thợ thầy, dọt xương óc chưa thông của báo.
HỘI THỨ BẢY
Vậy mới hay: Phép Bụt trọng thay; rèn mới cóc hay.
Vô minh hết bồ đề thêm sáng; phiền não rồi đạo đức càng say.
Xem phỏng lòng kinh, lời Bụt thốt dễ cho thấy dấu; học đòi cơ tổ, sá thiền không khôn chút biết nay.
Cùng căn bản, rữa trần duyên, mựa để mấy hào ly đương mặt; ngã thắng tràng, viên tri kiến, chớ cho còn họa trữ cong tay.
Buông lửa giác ngộ, đốt hoại thảy rừng tà ngày trước; cầm kiếm trí tuệ, quét cho không tính thức thuở nay.
Vâng ơn thánh, xót mẹ cha, thờ thầy học đạo; mến đức cồ, kiêng bùi ngọt, cầm giới ăn chay.
Cảm đức từ bi, để nhiều kiếp nguyền cho thân cận; đội ơn cứu độ, nát muôn thân thà chịu đắng cay.
Nghĩa hãy nhớ, đạo chăng quên, hương hoa cúng xem còn nên thảo; miệng rằng tin, lòng lại lỗi, vàng ngọc thờ cũng chửa hết ngay.
HỘI THỨ TÁM
Chưng ấy: Chỉn sá tua rèn; chớ nên tuyệt học.
Lay ý thức chớ chấp trằng trằng; nén niềm vọng mựa còn xóc xóc.
Công danh mảng đắm, ấy toàn là những đứa ngây thơ; phúc tuệ gồm no, chỉn mới khá nên người thực cóc.
Dựng cầu đò, giồi chiền tháp, ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu; săn hỷ xả, nhuyến từ bi, nội tự tại kinh lòng hằng đọc.
Rèn lòng làm Bụt, chỉn sá tua một sức giồi mài; đãi cát kén vàng, còn lại phải nhiều phen lừa lọc.
Xem kinh đọc lục, làm cho bằng thửa thấy thửa hay; trọng Bụt tu thân, dùng mựa lỗi một tơ một tóc.
Cùng nơi ngôn cú, chỉn chăng hề một phút ngại lo; lật thửa cơ quan, mà còn để tấm hơi lọt lọc.
HỘI THỨ CHÍN
Vậy cho hay: Cơ quan tổ giáo, tuy khác nhiều đàng, chẳng cách mấy gang.
Chỉn sá nói từ sau Mã Tổ; ắt đã quên thuở trước Tiêu Hoàng.
Công đức toàn vô, tính chấp si càng thêm lỗi; quách nhiên bất thức, tai ngu mãng ắt còn vang.
Sinh Thiên Trúc, chết Thiếu Lâm, chôn dối chân non Hùng Nhĩ; thân bồ đề, lòng minh kính, bày dơ mặt vách hành lang.
Vương lão chém mèo, lượt trẩy lòng ngừa thủ tọa; thầy Hồ khua chó, trỏ xem trí nhẹ con giàng.
Chợ Lư Lăng gạo mắc quá ưa, chẳng cho mà cả; sở Thạch Đầu đá trơn hết tấc, khôn đến thưa đang.
Phá táo cất cờ, đạp xuống dấu thiêng thần vật; Cu Chi dơ ngón, dùng đòi nếp cũ ông ang.
Lưỡi gươm Lâm Tế, nạng Bí Ma, trước nạp tăng no dầu tự tại; sư tử ông Đoan, trâu thầy Hựu, răn đàn việt hượm sá nghênh ngang.
Đưa phiến tử, cất trúc bề, nghiệm kẻ học cơ quan nhẹ nhẵn; xô hòn cầu, cầm mộc thược, bạn thiền hòa chước móc khoe khoang.
Thuyền tử rà chèo, dòng xanh chửa cho tịn tẩy; Đạo Ngô múa hốt, càn ma dường thấy quái quàng.
Rồng Yển lão nuốt càn khôn, ta xem chỉn lệ; rắn Ông Tồn ngang thế giới, người thấy ắt giang.
Cây bách là lòng, thác ra trước phải phương Thái bạch; bính đinh thuộc hỏa, lại trở sau lỗi hướng thiên cang.
Trà Triệu lão, bánh Thiều dương, bầy thiền tử hãy còn đói khát; ruộng Tào khê, vườn Thiếu thất, chúng nạp tăng những để lưu hoang.
Gieo bó củi, nẩy bông đèn, nhân mang mới nết; lộc đào hoa, nghe tiếng trúc, mặc vẻ mà sang.
HỘI THỨ MƯỜI
Tượng chúng ấy: Cóc một chân không; dùng đòi căn khí.
Nhân lòng ta vướng chấp khôn thông; há cơ tổ nay còn thửa bí.
Chúng Tiểu thừa cóc hay chửa đến, Bụt sá ngăn Bảo sở hóa thành; đấng Thượng Sĩ chứng thực mà nên, ai ghẻ có sơn lâm thành thị.
Núi hoang rừng quạnh, ấy là nơi dật sĩ tiêu dao; chiền vắng am thanh, chỉn thực cảnh đạo nhân du hý.
Ngựa cao tán cả, Diêm Vương nào kể đứa nghênh ngang; gác ngọc lầu vàng, ngục tốt thiếu chi người yêu quý.
Chuộng công danh, lồng nhân ngã, thực ấy phàm ngu; say đạo đức, dời thân tâm, định nên thánh trí.
Mày ngang mũi dọc, tướng tuy lạ xem ắt bẳng nhau; mặt thánh lòng phàm, thực cách nhẫn vàn vàn thiên lý.
KỆ KẾT THÚC
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên.
Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch;
Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.
--
(1)
http://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-kinh/trai-tim-cua-truc-lam-dai-si/cu-tran-lac-dao-phan-nguyen-van
Tìm hiễu vài chi trong thập nhị nhân duyên
..
Hi Ngộ
Anh đi nghỉ, gặp em sau..
DoNguyen
Cư Trần Lạc Đạo (nguyên văn)
Trích từ trang (1)
Bài Cư Trần Lạc Đạo là của một vị vua xuất gia viết, đó là vua Trần Nhân Tông. Sau khi xuất gia, vua có hiệu là Trúc Lâm Đại Sĩ. Bài này là trái tim của Trúc Lâm Đại Sĩ, và trong địa vị văn học, đây là sáng tác tiếng Nôm đầu tiên tại Việt Nam.
Cư Trần Lạc Đạo là một bài phú gồm mười Hội, trình bày phương pháp tu tập của Trúc Lâm Đại Sĩ. Khi đọc bài này tôi rất xúc động, tựa như mình đang đi vào trái tim của người xưa để thấy được tình thương và tuệ giác của một vị tổ sư.
HỘI THỨ NHẤT
Mình ngồi thành thị; nết dùng sơn lâm. Muôn nghiệp lặng an nhàn thể tính; nửa ngày rồi tự tại thân tâm.
Tham ái nguồn dừng, chẳng còn nhớ châu yêu ngọc quý; thị phi tiếng lặng, được dầu nghe yến thốt oanh ngâm.
Chơi nước biếc, ẩn non xanh, nhân gian có nhiều người đắc ý; biết đào hồng, hay liễu lục, thiên hạ năng mấy chủ tri âm!
Nguyệt bạc vừng xanh, soi mọi chỗ thiền hà lai láng; liễu mềm hoa tốt, ngất quần sinh tuệ nhật sâm lâm.
Lo hoán cốt, ước phi thăng, đan thần mới phục; nhắm trường sinh, về thượng giới, thuốc thỏ còn đam.
Sách dễ xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu; kinh nhàn đọc dấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim.
HỘI THỨ HAI
Biết vậy! Miễn được lòng rồi; chẳng còn phép khác.
Gìn tính sáng, tính mới hầu an; nén niềm vọng, niềm dừng chẳng thác.
Dứt trừ nhân ngã, thì ra tướng thực kim cương; dừng hết tham sân, mới lảu lòng mầu viên giác.
Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương;
Di Đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực lạc.
Xét thân tâm, rèn tính thức, há rằng mong quả báo phô khoe; cầm giới hạnh, địch vô thường, nào có sá cầu danh bán chác.
Ăn rau ăn trái, nghiệp miệng chẳng hiềm thửa đắng cay; vận giấy vận sồi, thân căn có ngại chi đen bạc.
Nhược chỉn vui bề đạo đức, nửa gian lều quí nữa thiên cung; dầu hay mến thửa nhân nghì, ba phiến ngói yêu hơn lầu gác.
HỘI THỨ BA
Nếu mà cóc, tội ắt đà không, phép học lại thông.
Gìn tính sáng mựa lạc tà đạo; sửa mình học cho phải chính tông.
Chỉn Bụt là lòng, xá ướm hỏi đòi cơ Mã tổ; vong tài đối sắc ắt tìm cho phải thói Bàng công.
Áng tư tài tính sáng chẳng tham, há vì ở Cánh-diều Yên-tử; răn thanh sắc niềm dừng chẳng chuyển, lọ chi ngồi am Sạn non Đông.
Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc; sơn lâm chẳng cóc, họa kia thực cả đồ công.
Nguyền mong thân cận minh sư, quả bồ đề một đêm mà chín; phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đơm bông.
HỘI THỨ TƯ
Tin xem! Miễn cóc một lòng; thì rồi mọi hoặc.
Chuyển tam độc mới chứng tam thân; đoạn lục căn nên trừ lục tặc.
Tìm đường hoán cốt, chỉn sá hay phục thuốc luyện đơn; hỏi phép chân không, hề chi lánh ngại thanh chấp sắc.
Biết chân như, tin bát nhã, chớ còn tìm Phật, Tổ Tây Đông; chứng thực tướng, ngỏ vô vi, nào nhọc hỏi kinh thiền Nam Bắc.
Xem tam tạng giáo, ắt học đòi thiền uyển thanh quy; đốt ngũ phận hương, chẳng tốn đến chiên đàn chiêm bặc.
Tích nhân nghì, tu đạo đức, ai hay này chẳng Thích-ca; cầm giới hạnh, đoạn ghen tham, chỉn thực ấy là Di-lặc.
HỘI THỨ NĂM
Vậy mới hay: Bụt ở cong nhà; chẳng phải tìm xa.
Nhân khuây bản nên ta tìm Bụt; đến cóc hay chỉn Bụt là ta.
Thiền ngỏ năm câu, nằm nhãn cong quê Hà hữu; kinh xem ba bận, ngồi ngơi mái quốc Tân-la.
Cong đạo nghĩa, khoảng cơ quan, đà lọt lẫn trường kinh cửa tổ; lánh thị phi, ghê thanh sắc, ngại chơi bời dặm liễu đường hoa.
Đức Bụt từ bi, mong nhiều kiếp nguyền cho thân cận; ơn Nghiêu khoáng cả, lọt toàn thân phô việc đã tha.
Áo miễn chăn đầm ấm qua mùa, hoặc chằm hoặc xễ; cơm cùng cháo đói no đòi bữa, dầu bạc dầu thoa.
Ngăn bát thức, nén bát phong, càng đè càng bội; lãy tam huyền, nông tam yếu, một cắt một ma.
Cầm vốn thiếu huyền, sá đàn dấu xoang vô sinh khúc; địch chẳng có lỗ, cũng phiếm chơi xướng thái bình ca.
Lãy cội tìm cành, còn khá tiếc Cu-chi trưởng lão; quay đầu chớp bóng, ắt kham cười Diễn-nhã-đạt-đa.
Lọt quyển kim cương, há mặt hầu thông nên nóng; nuốt bồng lật cức, nào tay phải xước tượng da.
HỘI THỨ SÁU
Thực thế! Hãy sá vô tâm, tự nhiên hợp đạo. Dừng tam nghiệp mới lặng thân tâm; đạt một lòng thì thông tổ giáo.
Nhận văn giải nghĩa, lạc lài nên thiền khách bơ vơ; chứng lý tri cơ, cứng cát phải nạp tăng khôn khéo.
Han hữu lậu han vô lậu, bảo cho hay the lọt duộc thưng; hỏi đại thừa hỏi tiểu thừa, thưa thẳng tắt lòi tiền tơ gáo.
Nhận biết làu làu lòng vốn, chẳng ngại hề thời tiết nhân duyên; chùi cho vặc vặc tính gương, nào có nhuốm căn trần huyên náo.
Vàng chưa hết quặng, sá tua chín phen đúc chín phen rèn; lộc chẳng còn tham, miễn được một thì chay một thì cháo.
Sạch giới lòng, chùi giới tướng, nội ngoại nên Bồ tát trang nghiêm; ngay thờ chúa, thảo thờ cha, đi đỗ mới trượng phu trung hiếu.
Tham thiền kén bạn, nát thân mình mới khá hồi ân; học đạo thợ thầy, dọt xương óc chưa thông của báo.
HỘI THỨ BẢY
Vậy mới hay: Phép Bụt trọng thay; rèn mới cóc hay.
Vô minh hết bồ đề thêm sáng; phiền não rồi đạo đức càng say.
Xem phỏng lòng kinh, lời Bụt thốt dễ cho thấy dấu; học đòi cơ tổ, sá thiền không khôn chút biết nay.
Cùng căn bản, rữa trần duyên, mựa để mấy hào ly đương mặt; ngã thắng tràng, viên tri kiến, chớ cho còn họa trữ cong tay.
Buông lửa giác ngộ, đốt hoại thảy rừng tà ngày trước; cầm kiếm trí tuệ, quét cho không tính thức thuở nay.
Vâng ơn thánh, xót mẹ cha, thờ thầy học đạo; mến đức cồ, kiêng bùi ngọt, cầm giới ăn chay.
Cảm đức từ bi, để nhiều kiếp nguyền cho thân cận; đội ơn cứu độ, nát muôn thân thà chịu đắng cay.
Nghĩa hãy nhớ, đạo chăng quên, hương hoa cúng xem còn nên thảo; miệng rằng tin, lòng lại lỗi, vàng ngọc thờ cũng chửa hết ngay.
HỘI THỨ TÁM
Chưng ấy: Chỉn sá tua rèn; chớ nên tuyệt học.
Lay ý thức chớ chấp trằng trằng; nén niềm vọng mựa còn xóc xóc.
Công danh mảng đắm, ấy toàn là những đứa ngây thơ; phúc tuệ gồm no, chỉn mới khá nên người thực cóc.
Dựng cầu đò, giồi chiền tháp, ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu; săn hỷ xả, nhuyến từ bi, nội tự tại kinh lòng hằng đọc.
Rèn lòng làm Bụt, chỉn sá tua một sức giồi mài; đãi cát kén vàng, còn lại phải nhiều phen lừa lọc.
Xem kinh đọc lục, làm cho bằng thửa thấy thửa hay; trọng Bụt tu thân, dùng mựa lỗi một tơ một tóc.
Cùng nơi ngôn cú, chỉn chăng hề một phút ngại lo; lật thửa cơ quan, mà còn để tấm hơi lọt lọc.
HỘI THỨ CHÍN
Vậy cho hay: Cơ quan tổ giáo, tuy khác nhiều đàng, chẳng cách mấy gang.
Chỉn sá nói từ sau Mã Tổ; ắt đã quên thuở trước Tiêu Hoàng.
Công đức toàn vô, tính chấp si càng thêm lỗi; quách nhiên bất thức, tai ngu mãng ắt còn vang.
Sinh Thiên Trúc, chết Thiếu Lâm, chôn dối chân non Hùng Nhĩ; thân bồ đề, lòng minh kính, bày dơ mặt vách hành lang.
Vương lão chém mèo, lượt trẩy lòng ngừa thủ tọa; thầy Hồ khua chó, trỏ xem trí nhẹ con giàng.
Chợ Lư Lăng gạo mắc quá ưa, chẳng cho mà cả; sở Thạch Đầu đá trơn hết tấc, khôn đến thưa đang.
Phá táo cất cờ, đạp xuống dấu thiêng thần vật; Cu Chi dơ ngón, dùng đòi nếp cũ ông ang.
Lưỡi gươm Lâm Tế, nạng Bí Ma, trước nạp tăng no dầu tự tại; sư tử ông Đoan, trâu thầy Hựu, răn đàn việt hượm sá nghênh ngang.
Đưa phiến tử, cất trúc bề, nghiệm kẻ học cơ quan nhẹ nhẵn; xô hòn cầu, cầm mộc thược, bạn thiền hòa chước móc khoe khoang.
Thuyền tử rà chèo, dòng xanh chửa cho tịn tẩy; Đạo Ngô múa hốt, càn ma dường thấy quái quàng.
Rồng Yển lão nuốt càn khôn, ta xem chỉn lệ; rắn Ông Tồn ngang thế giới, người thấy ắt giang.
Cây bách là lòng, thác ra trước phải phương Thái bạch; bính đinh thuộc hỏa, lại trở sau lỗi hướng thiên cang.
Trà Triệu lão, bánh Thiều dương, bầy thiền tử hãy còn đói khát; ruộng Tào khê, vườn Thiếu thất, chúng nạp tăng những để lưu hoang.
Gieo bó củi, nẩy bông đèn, nhân mang mới nết; lộc đào hoa, nghe tiếng trúc, mặc vẻ mà sang.
HỘI THỨ MƯỜI
Tượng chúng ấy: Cóc một chân không; dùng đòi căn khí.
Nhân lòng ta vướng chấp khôn thông; há cơ tổ nay còn thửa bí.
Chúng Tiểu thừa cóc hay chửa đến, Bụt sá ngăn Bảo sở hóa thành; đấng Thượng Sĩ chứng thực mà nên, ai ghẻ có sơn lâm thành thị.
Núi hoang rừng quạnh, ấy là nơi dật sĩ tiêu dao; chiền vắng am thanh, chỉn thực cảnh đạo nhân du hý.
Ngựa cao tán cả, Diêm Vương nào kể đứa nghênh ngang; gác ngọc lầu vàng, ngục tốt thiếu chi người yêu quý.
Chuộng công danh, lồng nhân ngã, thực ấy phàm ngu; say đạo đức, dời thân tâm, định nên thánh trí.
Mày ngang mũi dọc, tướng tuy lạ xem ắt bẳng nhau; mặt thánh lòng phàm, thực cách nhẫn vàn vàn thiên lý.
KỆ KẾT THÚC
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên.
Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch;
Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.
--
(1)
http://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-kinh/trai-tim-cua-truc-lam-dai-si/cu-tran-lac-dao-phan-nguyen-van
Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015
Lý Quang Diệu vừa mất
Ông này thật là giỏi
Sau đây là tên 1 cuốn sách của LQD:
Hồi ký Lý Quang Diệu
Theo vị chuyên gia người Việt, có ba nguyên tắc được ông Lý thực thi để xây dựng nhà nước mạnh tại Singapore - trọng hiền tài, thực dụng và trung thực.
--
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2015/03/150319_vuminhkhuong_lyquangdieu
Ông này thật là giỏi
Sau đây là tên 1 cuốn sách của LQD:
Hồi ký Lý Quang Diệu
Theo vị chuyên gia người Việt, có ba nguyên tắc được ông Lý thực thi để xây dựng nhà nước mạnh tại Singapore - trọng hiền tài, thực dụng và trung thực.
--
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2015/03/150319_vuminhkhuong_lyquangdieu
Cùng đi bên Em- bài thơ xưa
Biển Cửa Đại quê ta
Cùng đi bên Em
Mùa thu một sáng lên đường,
Nghe em vẫy gọi dặm trường có theo?
Xe băng băng vượt núi đèo,
Đôi khi net củng thương tình nối cho.
Được gần nhau mãi líu lo,
Làm vơi nỗi nhớ những giờ xa nhau..
ĐỗNguyễn
Đi xưống biển Nam với Mit, bài thơ tháng 5.2015
Sáng
em đến thăm anh..
Sáng
Khuya qua anh đi ngủ sớm hơn lệ thường
Buổi sáng tám giờ đã thức giấc
Rửa chén bát son chảo hôm qua
Nghe radio đài SWF
Trong room lướt qua các đề sách chưa từng đọc
Về phật pháp để trên trang web của anh Bình
Trước khi đi đọc sách
Anh viết blog cho Ngộ..
Mong em khỏe mạnh an vui
Ngày hôm nay..
ĐỗNguyễn
Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015
Đèn trí tuệ
anh thích nghe bài này..mời Ngộ cùng nghe..
Sáng thứ hai nghe còi tàu bên Ngộ
Đèn
khuya
mang
ánh
sáng
cho
đêm
tối
Tình
yêu
trong
tiếng
còi
tàu
hụ
buổi
sáng
Xa
xăm
ĐỗNguyễn
Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015
Thái Độ Chân Chánh
Hội an quê nhà.. ước mơ được cùng nhau về thăm Hội an..
Ngộ thương,
Ông Tejaniya hay nhắc đến cụm từ thái độ chân chánh trong khi thiền Vipassana. Do do, anh dán lên để tham khảo.
ĐN
Thái Độ Chân Chánh
(Yoniso manasikāra)
U. Tejaniya
Có tâm thư giãn và hay biết là điều vô cùng quan
trọng, nhưng được có thái độ chân chánh, gìn giữ tâm mình
nằm trong khuôn khổ chân chánh, quả thật rất thiết yếu cho
công trình hành thiền.
Thái độ chân chánh là thế nào?
Có thái độ chân chánh là có lối nhìn sự vật khiến mình
an vui, thoải mái, và cảm nghe thanh bình thơ thới với bất
luận gì mình đang kinh nghiệm.
Suy tư và nhận thức sai lầm mê muội dễ cho ô nhiễm ảnh hưởng
đến tâm tánh và thái độ mình.
Tất cả chúng ta đều có thái độ sai lầm; điều đó không
thể tránh. Như vậy chớ nên cố gắng tạo cho mình thái độ
chân chánh, hãy cố gắng nhìn nhận nếu ta có thái độ bất chân
chánh hay thái độ chân chánh.
Hay biết khi ta có thái độ chân chánh là rất quan trọng, nhưng càng
quan trọng hơn nữa là nhìn nhận và tìm hiểu thái độ bất chánh của ta.
Hãy cố gắng hiểu biết thái độ bất chánh của ta; cố tìm xem nó ảnh
hưởng đến pháp hành của ta như thế nào, và nhìn thấy nó tạo
cho ta những cảm giác gì. Như vậy, hãy tự quán chiếu và cố
gắng xem trạng thái tâm nào mình đang nhìn để thực hành.
Thái độ chân chánh giúp cho ta chấp thuận, thừa nhận
và quán sát bất luận gì xảy diễn -- dầu thích thú hay buồn khổ
-- một cách thản nhiên và giác tỉnh.
Ta phải chấp nhận và quán sát cả hai, những kinh nghiệm thích thú
và những kinh nghiệm buồn khổ.
Mỗi kinh nghiệm, dầu tốt hay xấu, đều
cho ta cơ hội học hỏi để ghi nhận xem tâm có chấp nhận sự
vật đúng như sự vật là vậy không, hoặc nó sẽ ưa thích, ghét
bỏ, phản ứng, hay xem xét.
Ưa thích vật gì có nghĩa là ta ham muốn vật ấy, không
ưa vật gì có nghĩa là ta ghét bỏ. Ham muốn hay ghét bỏ đều
là ô nhiễm phát sanh từ si -- si hay ảo tưởng cũng đều là ô
nhiễm.
Như vậy, không nên cố gắng tạo gì. Cố gắng tạo điều
gì là tham. Không nên loại bỏ điều gì xảy ra, loại bỏ những gì
xảy ra là sân. Không hiểu biết điều gì xảy ra là si.
Không nên cố gắng làm cho sự vật trở nên như ý ta
muốn. Hãy cố gắng hiểu biết điều gì xảy ra, đúng như nó là
vậy. Nghĩ rằng sự vật phải như thế nầy hay thế kia, muốn
điều nầy hay điều kia xảy diễn hay không xảy diễn, là mong
cầu. Tâm mong cầu, tham vọng, là nguyên nhân làm phát
sanh lo âu phiền muộn và đưa đến sân hận.
Điều quan trọng là ta phải hay biết thái độ của mình.
Xét đoán và không vừa lòng với pháp hành của mình
là thái độ không chân chánh. Trạng thái bất mãn phát sanh,
hoặc do ý nghĩ rằng sự vật xảy ra không giống như theo ý ta
nó phải là vậy, hoặc do ý muốn nó phải khác, hoặc do si mê
không biết đúng ra pháp hành phải như thế nào. Những thái
độ như thế nhốt cái tâm lại, gài kín, và gây trở ngại cho pháp
hành của ta.
Hãy cố gắng nhận thức tình trạng bất toại
nguyện của mình, chấp nhận hoàn toàn, và minh mẫn quán
sát. Trong tiến trình nhận xét và tìm hiểu những cảm thọ bất
toại nguyện, ta sẽ thấy rõ nguyên nhân của nó. Khi thấu hiểu
nguyên nhân, biết rõ tại sao mình không vừa lòng, là ta đã giải
quyết vấn đề, nó sẽ không còn trở lại nữa. Càng lúc ta càng
thấy rõ ràng hơn nguyên nhân làm phát sanh lòng bất toại
nguyện trong thân và trong tâm mình. Ta sẽ thận trọng xem
xét tâm mình mỗi khi xét đoán điều gì và dần dần gội rửa, dứt
bỏ mọi sai lầm và bằng cách đó tâm trở nên tinh xảo hơn trong
khi phải đối phó với ô nhiễm, gặp phải những trường hợp bất
toại nguyện.
Nguyên nhân làm khởi sanh thái độ không chân chánh
là tâm si mê. Mọi người chúng ta đều có tâm si. Tất cả
những thái độ bất chánh của ta là hậu quả của các ô nhiễm
tham và sân hoặc nữa cũng là thân bằng quyến thuộc của
chúng, như lòng phấn khởi hân hoan, hay âu sầu phiền muộn,
hoặc lo âu. Không chấp nhận ô nhiễm chỉ làm cho chúng tăng
thêm sức phá rối. Các ô nhiễm cản ngăn bước tiến của pháp
hành và gây trở ngại, không để cho ta sống đầy đủ. Nó cũng
cản ngăn, không để cho ta tìm cuộc sống thật sự an lành và tự
do. Chớ nên xem thường ô nhiễm, chúng nó sẽ cười chế nhạo
ta.
Ta hãy thận trọng canh chừng, chuyên chú đề phòng
ô nhiễm, phải sáng suốt nhận diện những ô nhiễm phát sanh
trong tâm. Hãy cố gắng quan sát và hiểu biết, nhưng không
nên dính mắc với chúng, hãy thoáng nhìn rồi phớt lờ, bỏ qua,
không nên xem nó là chính mình. Khi ta không còn dính mắc
và tự đồng hóa với chúng, thì ô nhiễm sẽ dần dần giảm bớt
sức lôi cuốn. Chừng đó ta hãy cẩn mật tự quán chiếu, xem lại
mình đang hành thiền với thái độ gì.
Hãy lập tâm, luôn luôn nhớ nằm lòng rằng thiền minh
sát là tiến trình liên tục theo dõi và hiểu biết mối liên quan
giữa tâm và thân. Hãy giữ tâm tự nhiên bình thản và đơn
giản, không cần phải làm cho pháp hành chậm lại một cách
không tự nhiên. Ta chỉ giản dị tìm hiểu và thấy sự vật đúng
như sự vật là vậy.
Hãy ghi nhớ, đừng quên rằng đối tượng của sự chú
niệm không quan trọng, chính cái tâm quan sát ẩn tàng nằm
phía sau đang hoạt động thế nào mới thật sự là quan trọng.
Nếu ta quan sát với thái độ chân chánh thì đối tượng sẽ đúng
là đối tượng chân chánh. Ta có thái độ chân chánh không?
Tejaniya
em đến thăm anh một chiều mưa
Sayadaws Unterrichtsstil unterscheidet sich in der Betonung etwas vom Stil der Vipassana-Meditation in der Regel in Myanmar praktiziert wird.
[4] Anstatt eine einzelne Primärobjekt den Fokus des Bewusstseins für die Meditation, glaubt Sayadaw Tejaniya müssen das Bewusstsein ersten achten Sie auf das Vorhandensein von Verunreinigungen in die meditieren mind-Gier, Abneigung und Verblendung, die machen sich subtil anwesend während der Meditation und die Wirksamkeit der Praxis zu verringern.
[5] Sayadaw Tejaniya hat gesagt: "alle Gegenstände, die Ihre Aufmerksamkeit kommt lehnen Sie nicht. das Ziel des Aufmerksamkeit ist nicht wirklich wichtig;.. die Beobachtung Geist, der im Hintergrund arbeitet, um sich bewusst sein, ist wirklich wichtig Wenn die Beobachtung ist mit der richtigen Einstellung erfolgt, ist jedes Objekt das richtige Objekt "[6]
--
Sayadaw's teaching style differs in emphasis somewhat from the style of Vipassana meditation generally practiced in Myanmar.[4] Rather than making a single primary object the focus of awareness for meditation, Sayadaw Tejaniya believes awareness must first pay attention to the presence of defilements in the meditating mind—greed, aversion and delusion—which can make themselves subtly present while meditating and diminish the effectiveness of the practice.[5]
As Sayadaw Tejaniya has said, "Don’t reject any object that comes to your attention. The object of attention is not really important; the observing mind that is working in the background to be aware is of real importance. If the observing is done with the right attitude, any object is the right object."[6]
--
http://en.wikipedia.org/wiki/Sayadaw_U_Tejaniya
Thơ tặng Ngộ
Một mình
Sáng thứ bảy
Lòng vui sáng thấy em thăm,
Ly cà phê đắng bổng thành ngát hương!
Vào room đàm đạo cùng người,
Hiền nhân cổ đức lưu lời tuyệt hay!
ĐỗNguyễn
..Trần nhân Tông: Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền
Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015
bài thơ cuối tuần cho em
Có sợi tóc nào bay..
Vài bài thơ cuối tuần cho em
tập thơ nhỏ
Bắt gặp tập thơ nhỏ
Trong giá sách chiều nay trời đẹp
Tâm hồn đang băn khoăn
đổ xăng
Ghé cây xăng đổ xăng
Đủ dùng đến cuối tháng đầy bình
Bổng thương lòng của Ngộ!
những ngày xa em
Cả tuần chưa về rừng
Nhớ con đường một mình anh đi
Của những ngày xa em
Tháng ba
Tháng ba đến rồi sao?
Những dự định và ý tưởng hồng xinh,
Đi thuyền sông Âu châu!
ĐỗNguyễn
Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015
Hôm nay nhẹ gánh!
Kể cho em nghe
Việc hôm nay vừa làm,
Đem giấy tờ cho cơ quan kịp
Mai rồi mới kết thúc!
Học 12 nhân duyên
Chi pháp : vô minh, hành, thức
Danh sắc, thọ và ái
Khuya rồi mắt đã mỏi
Hồi chiều nhớ em trong lu,
Ngày xưa còn bé: thương sao!
ĐỗNguyễn
Việc hôm nay vừa làm,
Đem giấy tờ cho cơ quan kịp
Mai rồi mới kết thúc!
Học 12 nhân duyên
Chi pháp : vô minh, hành, thức
Danh sắc, thọ và ái
Khuya rồi mắt đã mỏi
Hồi chiều nhớ em trong lu,
Ngày xưa còn bé: thương sao!
ĐỗNguyễn
Thọ- Feeling
Ru ta ngậm ngùi
Thọ
Ngộ thương,
Khi ở trường Thiền Goenka anh được học về quán thọ. Hôm nay, khi xem lại về 12 nhân duyên, anh chú ý đến chi pháp này.
Đặc biệt, cảm thọ có vị trí cốt yếu trong pháp hành!
Trích vài đoạn kinh có liên quan đến thọ, mời Ngộ cùng xem nha.
ĐN
1- Đề tài lí thú
2. Quán thọ nhà thiền Goenka
3. Các Kinh như Phạm võng, Kinh 152 TBK, ...
36. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy". Như Lai biết như vậy, Ngài lại biết hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm chứng được tịch tịnh. Ngài như thật biết sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ biết vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.
-- Này Ananda, thế nào là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo, mắt thấy sắc, khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên, dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, như một người có mắt, sau khi mở mắt, lại nhắm mắt lại, hay sau khi nhắm mắt, lại mở mắt ra; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các sắc do mắt nhận thức.
Này Ananda, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ứng với dục, hấp dẫn, các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân cảm xúc, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ứng với dục, hấp dẫn. Này Ananda, như vậy là năm dục trưởng dưỡng. Này Ananda, duyên năm dục trưởng dưỡng này khởi lên lạc và hỷ, như vậy gọi là dục lạc.
Này Ananda, ai nói như sau: "Lạc và hỷ này là tối thượng mà các chúng sanh có thể cảm thọ", Ta không thể chấp nhận như vậy. Vì sao vậy? Vì có một lạc khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn. Và này Ananda, lạc ấy khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.
Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.
Bài hát em thích
Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn
( Kinh Trường bộ 16, Mahàparinibbàna sutta /Kinh đại bát-niết bàn)
..
26.
Vậy nên, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?
Này Ananda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. Này Ananda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.
Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.
...
--
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm
Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015
Bài thơ đạo
Vì sao ta yêu nhau!
Bài thơ đạo
Ngài Nhân Tông nói rằng
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền!
Thiền sư Nam Tuyền nói:
Tâm bình thường là đạo
Brahmavamso thuyết rằng:
Trỡ về pháp hiện tại
Sư Viên minh viết sách:
Thực tại hiện tiền
Sống với cái thực!
Sư ông Nhất Hạnh khuyên:
Bây giờ và tại đây,
Thở vào tâm tỉnh lặng
Thở ra miệng mỉm cười
Hòa thương Thanh Từ nói:
Bình thường tâm là đạo!
Ô nhiễm của tâm sinh ra ở đâu?
Ở chín nơi:
Căn trần thức
Xúc thọ tưởng tư
Tầm và tứ
Xả ly ô nhiễm chính ở đây
Xả ly là thoát khổ
Tâm bình thường là đạo
Ý nghĩa là như thế!
Atta hi attano gati!
ĐỗNguyễn
xả ly để có được tâm bình thường không dễ, cần thực tập nhiều!
tâm trạng anh vui lắm vì em thường vào thăm trang nhà.. cám ơn Ngộ nhiều,
mời Ngộ nghe bài hát thực hay đã từng trả lời câu hỏi của em: vì sao ta yêu nhau..
Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015
Ngộ
Lúc này anh ngủ sớm
Bên em giờ đã mười hai giờ
Lớp học pali thiếu em!
ĐỗNguyễn
Lúc này anh ngủ sớm
Bên em giờ đã mười hai giờ
Lớp học pali thiếu em!
ĐỗNguyễn
Tu tập căn
455. ‘‘Puna caparaṃ, ānanda, bhikkhuno sotena saddaṃ sutvā uppajjati manāpaṃ, uppajjati amanāpaṃ, uppajjati manāpāmanāpaṃ. So evaṃ pajānāti – ‘uppannaṃ kho me idaṃ manāpaṃ, uppannaṃ amanāpaṃ, uppannaṃ manāpāmanāpaṃ. Tañca kho saṅkhataṃ oḷārikaṃ paṭiccasamuppannaṃ. Etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ yadidaṃ – upekkhā’ti. Tassa taṃ uppannaṃ manāpaṃ uppannaṃ amanāpaṃ uppannaṃ manāpāmanāpaṃ nirujjhati; upekkhā saṇṭhāti. Seyyathāpi, ānanda, balavā puriso appakasireneva accharaṃ [accharikaṃ (syā. kaṃ. pī. ka.)] pahareyya; evameva kho, ānanda, yassa kassaci evaṃsīghaṃ evaṃtuvaṭaṃ evaṃappakasirena uppannaṃ manāpaṃ uppannaṃ amanāpaṃ uppannaṃ manāpāmanāpaṃ nirujjhati, upekkhā saṇṭhāti – ayaṃ vuccatānanda, ariyassa vinaye anuttarā indriyabhāvanā sotaviññeyyesu saddesu.
http://tipitaka.org/romn/
Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
-- Này Ananda, thế nào là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo, mắt thấy sắc, khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên, dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, như một người có mắt, sau khi mở mắt, lại nhắm mắt lại, hay sau khi nhắm mắt, lại mở mắt ra; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các sắc do mắt nhận thức.
--
http://budsas.net/uni/u-kinh-trungbo/trung152.htm
4. "Nun, Ānanda, wie kommt die höchste Entfaltung der Sinne in der Disziplin des Edlen zustande? Ānanda, wenn da ein Bhikkhu mit dem Auge eine Form sieht, entsteht in ihm Erfreuliches, es entsteht Unerfreuliches, es entsteht Erfreuliches-und-Unerfreuliches. Er versteht: 'Es ist in mir Erfreuliches entstanden, es ist in mir Unerfreuliches entstanden, es ist in mir Erfreuliches-und-Unerfreuliches entstanden. Aber jenes ist gestaltet, grob, bedingt entstanden; dies hier ist friedvoll, dies ist erhaben, nämlich Gleichmut.' Das entstandene Erfreuliche, das entstandene Unerfreuliche und das entstandene Erfreuliche-und-Unerfreuliche hören in ihm auf, und Gleichmut ist in ihm gegenwärtig [2]. So wie ein Mann mit guter Sehkraft seine geöffneten Augen schließen könnte oder seine geschlossenen Augen öffnen, so hören in jeglicher Hinsicht das entstandene Erfreuliche, das entstandene Unerfreuliche und das entstandene Erfreuliche-und-Unerfreuliche in ihm auf, genauso geschwind, genauso schnell, genauso leicht, und Gleichmut ist in ihm gegenwärtig. Dies nennt man in der Disziplin des Edlen die höchste Entfaltung der Sinne in Bezug auf Formen, die mit dem Auge erfahrbar sind."
--
http://palikanon.com/majjhima/zumwinkel/m152z.html
Sống với cái thực
Sống với cái thực
Dịch kệ của TS T.Thông
Sự thực thị phi danh,
Đối cảnh diệc bất sai.
Không thị vô khái niệm,
Thực tại tất hiện trình.
ĐỗNguyễn
Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015
Ngộ trong ngày đăng quang
Cháo em làm
Ngộ trong ngày đăng quang
Chong đèn đọc sách bên song,
Ngắm em rạng rỡ trong ngày đăng quang!
Cuối tuần anh thấy Ngộ về,
Bây chừ con mắt đê mê mộng dài!
ĐỗNguyễn
..viết bài thơ này lúc khuya buồn ngủ. Được thấy hình em thật xinh đẹp trong ngày tốt nghiệp (hình hôm nào xem không được, bổng bây giờ lại thấy..)
Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015
Nhân
Lâu lắm mới điện thoại với Nhân,
Bạn vẫn còn đây xưa rất thân
Hàn huyên thăm hỏi ai còn mất
Tết ta bầu bạn vẫn còn gân?
ĐỗNguyễn
Bạn vẫn còn đây xưa rất thân
Hàn huyên thăm hỏi ai còn mất
Tết ta bầu bạn vẫn còn gân?
ĐỗNguyễn
4.4 Đề Mục Chính
Trái cây em mua va trưng bày
Con đường duy nhất
Những lời giảng dạy về
Thiền Minh Sát
được trích từ các bài Pháp của Hòa Thượng Mahasi
Hòa Thượng Mahasi giảng
Tỳ khưu Khánh Hỷ và Tỳ khưu Pháp Luân dịch
Hòa Thượng Kim Triệu hiệu đính
4.4 Đề Mục Chính
Chuyển động của bụng là đề mục chánh. Khi không có đề mục nào mạnh thì thiền sinh phải chú tâm vào đề mục chuyển động phồng xẹp của bụng.
Khi ghi nhận sự phồng của bụng, hãy ghi nhận chuyển động phồng từ lúc bắt đầu cho đến khi chấm dứt. Phải ghi nhận kỹ càng như đang thấy bằng mắt. Tâm ghi nhận phải đi song song với chuyển động phồng của bụng. Sự chuyển động và tâm ghi nhận phải gắn bó và hướng về cùng mục tiêu. Tâm phải dán sát vào đối tượng như hòn sỏi ném trúng vào đích vậy. ở giai đoạn xẹp của bụng, thiền sinh cũng phải ghi nhận rõ ràng kỹ lưỡng như vậy.
-- trích từ Thiền Minh Sát Thực Dụng
4.5 Đề Mục Phụ
Nhiều khi tâm không ở đề mục chính là chuyển động của bụng lại hướng đến các đề mục phụ thì hãy chú tâm vào các đề mục phụ này. Đề mục chính là chuyển động phồng xẹp. đề mục phụ là sự suy nghĩ, tính toán, cảm giác, cảm xúc, đau nhức, tiếng động v.v... Tâm ở đề mục chính hay đề mục phụ không quan trọng. Dầu ở đề mục nào đi nữa khi tâm chánh niệm khắn khít trên đề mục là thiền sinh đã hành thiền đúng.
-- trích từ Thiền Minh Sát Thực Dụng
----
http://budsas.org/uni/u-ngan/mahasi-cddn.htm
Có lẽ giờ này Ngộ đang ngủ
Mong em bình an giấc mộng lành
Có bao giờ em nhớ tới anh?
Như ngày xưa
Có một lần ra phố..
ĐỗNguyễn
Mong em bình an giấc mộng lành
Có bao giờ em nhớ tới anh?
Như ngày xưa
Có một lần ra phố..
ĐỗNguyễn
Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015
quán tánh vô thường
Vị ấy nhờ sống
quán tánh vô thường,
sống quán tánh ly tham,
sống quán tánh đoạn diệt,
sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy,
nên không chấp trước một vật gì ở đời;
(37. Tiểu kinh Ðoạn tận ái
(Cùlatanhàsankhaya sutta)
--
quán tánh vô thường,
sống quán tánh ly tham,
sống quán tánh đoạn diệt,
sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy,
nên không chấp trước một vật gì ở đời;
(37. Tiểu kinh Ðoạn tận ái
(Cùlatanhàsankhaya sutta)
--
Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015
OUR CELEBRATION 12.
Kỷ niệm 12
Người Duy Xuyên
Hướng đông xa thẳm vọng về em,
Đèn tỏ nghe êm tiếng của đêm
Thấm thoát một năm từ dạo ấy,
Nhắn về nơi ấy: vẫn còn yêu?
ĐỗNguyễn
kỷ niệm ngày 12 tặng ĐNgộ
Ngày mai 12.3, mời Mit ghé thăm blog nhé, chúc em ngủ ngon!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)