Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Lá vàng

Lá vàng

Lá vàng

Rừng xanh đã ngã lá vàng,
Nơi đây thanh vắng thênh thang quay về
Có người nhịp lối nhiêu khê
Anh về bước tím lá mềm như tơ
Nắng chiều chiếu nón bài thơ
Vai người con gái sông Hương thuở nào
Anh đi tìm chiếc chăn nao
Ước mơ lặng lẽ trăng sao một thời!

ĐỗNguyễn
Có dáng em ghé blog chiều nay.. vui/ chiều bên anh, tối thứ sáu bên đó..

Thứ sáu cuối tuần/ Kinh Trường Trảo/ TBK 74

Thung lũng

Thứ sáu cuối tuần

Thức dậy vào diễn đàn
Em vui sau một tuần khó nhọc
Thương em người anh qúy!

Thanh toán xong mấy bill
Anh sẽ xem lại thư viện cho vui
Và đọc bài tiểu phẩm

Sau đó ghé qua tiệm
Vui một chút xem có gì mới
Rồi vô rừng Điệu Ngộ

ĐỗNguyễn
--
Góc tư tưởng phật pháp:
 
Tranh luận
..
Ở đây, này Aggivessana, nếu có những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Tất cả đều làm cho tôi không thích thú". Ở đây, người có trí suy nghĩ như sau: "Nếu ta nói tri kiến này của ta: "Tất cả đều làm tôi không thích thú", và nếu ta cố chấp, kiên chấp tri kiến này và nói: "Ðây là sự thật, ngoài ra là hư vọng", thì như vậy, ta đối nghịch với hai hạng người: Sa-môn hay Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Tất cả đều làm cho tôi thích thú" và Sa-môn hay Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Một phần làm tôi thích thú, một phần làm tôi không thích thú". Ta sẽ đối nghịch với hai hạng người này. Khi nào có đối nghịch thời có tranh luận; khi nào có tranh luận thời có chống đối; khi nào có chống đối thời có bực mình". Như vậy, vị này vì thấy sự đối nghịch, tranh luận, chống đối và bực mình, nên từ bỏ tri kiến ấy, không chấp thủ tri kiến khác. Như vậy là sự đoạn trừ những tri kiến này, như vậy là sự hủy bỏ những tri kiến này.  
..
Cảm thọ
 
Này Aggivessana, lạc thọ là vô thường, hữu vi, do duyên sanh, bị đoạn diệt, bị hủy hoại, bị suy tàn, bị tiêu diệt. Này Aggivessana, khổ thọ là vô thường, hữu vi, do duyên sanh, bị đoạn diệt, bị hủy hại, bị suy tàn, bị tiêu diệt. Này Aggivessana, bất khổ bất lạc thọ là vô thường, hữu vi, do duyên sanh, bị đoạn diệt, bị hủy hoại, bị suy tàn, bị tiêu diệt. 
..

Tiếng đức:
..
11. "Angenehmes Gefühl, Aggivessana, ist vergänglich, gestaltet, bedingt entstanden, der Vernichtung unterworfen, dem Verschwinden, Verblassen und Aufhören unterworfen. Schmerzhaftes Gefühl ist auch vergänglich, gestaltet, bedingt entstanden, der Vernichtung unterworfen, dem Verschwinden, Verblassen und Aufhören unterworfen. Weder-schmerzhaftes-noch-angenehmes Gefühl ist auch vergänglich, gestaltet, bedingt entstanden, der Vernichtung unterworfen, dem Verschwinden, Verblassen und Aufhören unterworfen."
12. "Indem ein wohlunterrichteter edler Schüler so sieht, wird er ernüchtert gegenüber angenehmem Gefühl, ernüchtert gegenüber schmerzhaftem Gefühl, ernüchtert gegenüber weder-schmerzhaftem-noch-angenehmem Gefühl. Wenn er ernüchtert wird, wird er begierdelos. Durch Begierdelosigkeit ist sein Geist befreit. Wenn er befreit ist, kommt das Wissen: 'Er ist befreit.' Er versteht: 'Geburt ist zu Ende gebracht, das heilige Leben ist gelebt, es ist getan, was getan werden mußte, darüber hinaus gibt es nichts mehr.'"
--
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung74.htm 
http://palikanon.com/majjhima/zumwinkel/m074z.html#r5

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Thứ sáu


ngon quá!

Thứ sáu

Giờ này em đang làm,
Đêm nay anh cần đi nghỉ sớm.
Mong em thật an vui !

ĐỗNguyễn

Chiều thứ năm



Tuệ quán

Anh không thăm rừng chiều,
Màu xanh xanh hun hút đường rừng
Mênh mông trong kí ức!

Giọng Điệu Ngộ vui tươi
Còn muốn chỉ anh đọc bài Kệ
Tuệ quán chính là đây!

ĐỗNguyễn
âm hưởng của lần tao ngộ vừa qua với em..







Em đâu phải là chiều..



Mit thương,

Thu Phương hát bài "Biển nỗi nhớ và Em" rất
hay, nhạc đệm cũng thế. Giọng của ca sĩ TP trầm và mạnh. Violin réo rắt nghe đứt ruột.
Anh nghe bài nhạc này của Phú Quang tìm gặp sự đồng cảm.
Mit đúng là có cái thính giác như thần! Hihi

ĐỗNguyễn

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Con it phut nua em di lam roi, di lam vui nha Mit!

Thuong

ĐN

Biển Nỗi Nhớ Và Em/ Thu Phương

 Biển Nỗi Nhớ Và Em: Thu Phương

Gặp lại Duy Thu

Lâu rồi
Nay mới chuyện trò,
Tiếng em vẫn thế
Mà sao ngọt ngào.
Mới đây
Mà đã hôm qua
Niềm vui rực sáng
Bây giờ tại đây!

ĐỗNguyễn
..thật vui gặp lại M

Nhớ tên

Trà bánh

Tự nhiên anh muốn nhớ tên các tên này:

01. Tuệ Trung
02. Trần Nhân Tông
03. Trần thái Tông
04. Vạn Hạnh
05. Mãn Giác
06. Không Lộ

01. Lâm Tế
02. Hoàng Bá
03. Triệu châu
04. Đơn Hà
05. Huệ Năng
06. Huệ Khả
07. Tăng Sán

11. Bách Trượng

01. Bàn Khuê
02. Bạch Ẩn

ĐỗNguyễn



Hoa hồng đã tàn

Hoa Hồng


Trỡ lại khu rừng cũ
Nơi chiếc xe Vespa vẫn đậu
Những đóa hồng không còn
 
ĐỗNguyễn 

Im Wald Điệu Ngộ


 Im Wald Điệu Ngộ

Wald

Grün
Grün
Grün

ĐỗNguyễn

Kinh 131 /Nhat da hien gia

Kinh 131 /Nhat da hien gia

..Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.


Hi Mit,
Anh để bài Kinh ở đây để em tiện đọc nhé.

ĐỗNguyễn

--

Giới thiệu:

Tại sao người tu cần tu trong hiện tại?
Tu ở hiện tại thì tu điều gi?

Trã lời: 

1. Cảnh được mắt thấy tai nghe trực tiếp trong hiện tại sống động, khái quát: giác quan trực nhận ở cảnh hiện tại.
2. Ví dụ: thân khẩu ý bây giờ và tại đây
3. quá khứ và tương lai đâu có trong thực tế, mà chỉ có bây giờ và ở đây!


(Sẽ viết thêm..)


--
Tham khảo thêm ở đây:
1. Tiếng việt
Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya

131. Kinh Nhất dạ hiền giả
(Bhaddekaratta sutta)

Trích:
..
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển
Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: "Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là tưởng của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là hành của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy, "Như vậy, là thức của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là truy tìm quá khứ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: "Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là tưởng của tôi... Như vậy là hành của tôi... Như vậy là thức của tôi trong quá khứ"; và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không truy tìm quá khứ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: "Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy là tưởng của tôi... là hành của tôi... là thức của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là ước vọng trong tương lai.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: "Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là tưởng... sẽ là hành... sẽ là thức của tôi trong tương lai", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không ước vọng trong tương lai.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không đi đến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân; quán sắc là tự ngã, hay quán tự ngã là có sắc, hay quán sắc là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong sắc; hay vị ấy quán thọ là tự ngã, hay quán tự ngã là có thọ, hay quán thọ là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thọ; hay vị ấy quán tưởng là tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay vị ấy quán tưởng là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong tưởng; hay vị ấy quán hành là tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là có hành, hay vị ấy quán hành là trong tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là trong hành; hay vị ấy quán thức là tự ngã, hay quán tự ngã là có thức, hay quán thức là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị Ða văn Thánh đệ tử đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc là trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ... không quán tưởng... không quán hành... không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
..


--

2. Đức
"Man lass' Vergangenes nicht aufersteh'n,
Auf Künftiges man nicht die Hoffnung bau';
Denn das Vergangene liegt hinter uns,
Das Künftige ist noch nicht angelangt.

Statt dessen, einsichtsvoll erkenne man,
Was in der Gegenwart entstanden ist;
Man wisse es und sicher sei man sich,
Unüberwältigt, unerschütterlich.

Die Anstrengung, erfolgen muß sie heut';
Vielleicht kommt morgen schon der Tod, wer weiß?
Nicht Schachern kann man mit der Sterblichkeit,
Nicht hält's den Tod und seine Horden fern,

Doch einer, der da voller Eifer weilt,
Ganz ohne nachzulassen, Tag und Nacht -
Er ist es, so der Buddha [1] hat's gesagt,
Mit einer Nacht [2], die ihm nur Glück verheißt."

--
betrachtet da Form als Selbst, oder Selbst als Form besitzend, oder Form als im Selbst enthalten, oder Selbst als in Form enthalten. Er betrachtet Gefühl als Selbst, oder Selbst als Gefühl besitzend, oder Gefühl als im Selbst enthalten, oder Selbst als im Gefühl enthalten. Er betrachtet Wahrnehmung als Selbst, oder Selbst als Wahrnehmung besitzend, oder Wahrnehmung als im Selbst enthalten, oder Selbst als in der Wahrnehmung enthalten. Er betrachtet Gestaltungen als Selbst, oder Selbst als Gestaltungen besitzend, oder Gestaltungen als im Selbst enthalten, oder Selbst als in Gestaltungen enthalten. Er betrachtet Bewußtsein als Selbst, oder Selbst als Bewußtsein besitzend, oder Bewußtsein als im Selbst enthalten, oder Selbst als im Bewußtsein enthalten. Auf solche Weise ist man in Bezug auf gegenwärtig entstandene Zustände überwältigt."
--

Majjhima Nikāya 131
4. Kapitel: Abteilung der Darlegungen - Vibhaṅgavagga
Eine glücksverheißende Nacht - Bhaddekaratta Sutta http://www.palikanon.com/majjhima/zumwinkel/m131z.html
--
3. Tiếng anh:

The Blessed One said:

One would not chase after the past,
nor place expectations on the future.
What is past
is left behind.
The future
is as yet unreached.
Whatever quality is present
one clearly sees right there,
right there.
Unvanquished, unshaken,
that's how one develops the mind.

Ardently doing one's duty today,
for -- who knows? -- tomorrow
death may come.
There is no bargaining
with Death and his mighty horde.

Whoever lives thus ardently,
relentlessly
both day and night,
has truly had an auspicious day:
So says the Peaceful Sage.
..

"And how is one vanquished with regard to present qualities? There is the case where an uninstructed run-of-the-mill person who has not seen the noble ones, is not versed in the teachings of the noble ones, is not trained in the teachings of the noble ones, sees form as self, or self as possessing form, or form as in self, or self as in form.

"He/she sees feeling as self, or self as possessing feeling, or feeling as in self, or self as in feeling.

"He/she sees perception as self, or self as possessing perception, or perception as in self, or self as in perception.

"He/she sees thought-fabrications as self, or self as possessing thought-fabrications, or thought-fabrications as in self, or self as in thought-fabrications.

"He/she sees consciousness as self, or self as possessing consciousness, or consciousness as in self, or self as in consciousness. This is called being vanquished with regard to present qualities.

--
Đọc toàn bộ bộ bài Kinh tiếng việt và tiếng anh ở đây:
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung131.htm

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Thức dậy vui thấy em


Hải đăng ở đảo Sylt

Thức dậy

Chén trà chanh đậm niềm vui
Anh choàng tỉnh giấc giờ khuya em thức
Mùi hương của trà thơm phức
Dường như nghe tiếng còi hụ trời xa!

ĐỗNguyễn
..a mới thức và vui../Mong Mit một ngày bình an nha!

Pony

Pony

Pony

Chiều nay rừng còn nắng vàng
Anh vào Điệu Ngộ thanh thanh mây chiều
Ở trong chốn ấy cô liêu
Bổng thoang thoáng chú Pony trên đường
Về nhà thấy dáng em thương
Dấu còn để lại vấn vương nụ cười!

ĐỗNguyễn
..chiếu vô rừng Điệu Ngộ, trở về thấy dáng Duy Thu!..


Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Em đâu phải là chiều..

Em đâu phải là chiều../ĐVH

Mit ơi,

Hôm nay anh nằm nghỉ quá giờ, khi anh dậy trời đã tối, do đó anh không đi ra rừng được. Đáng tiếc! Sau đó anh ra tiệm sách, có thấy một cuốn đăng tác phẩm Kalligraphie của một nữ hoạ sĩ. Sau đó anh ra chợ mua sửa nước và bánh mì.
Anh nhớ, khi nhìn thiếu nữ, anh bổng nhớ nghĩ đến em..

Về nhà, anh bật nhạc trong youtube và bổng nghe ĐàmVH hát 1 bài quen: ..em đâu phải là chiều mà nhuộm anh đến tím..Hay!

Hồi chiều, có gặp vài anh em quen biết trong rơom và anh cũng đã trình bày được bài Vtakkasanthàna sutta, TBK 20. Trong đó Phật dạy 5 cách để làm tâm an tịnh..

Mấy ngày qua anh thấy em có vô thăm blog, nên anh rất vui.

ĐỗNguyễn

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Vài ý nghĩ để thêm thương Mit..

Vài ý nghĩ để thêm thương Mit..

Thời gian qua nấu ăn
Hay xử dụng Microwelle
Đều học ở em yêu

Buổi sáng em thức dậy
Con gái thích ngủ nướng vậy mà
Cũng phải choàng dậy..

Mấy hôm trước vô tiệm
Họ bày bán một cái bao bố lớn
Anh lại nhớ cái chăn của em xưa kia

Ôi làm sao thực hiện giấc mơ đơn giản:
Gặp em và gặp cả cái chăn yêu dấu!

ĐỗNguyễn
8.50 sáng thứ hai 26.10.2014 bên em ..

Tự do, tự tại


Tranh Quang

Tự do+ tự tại

1. Ta là ta
2. Ta có chủ quyền
3. Ta ko làm nô lệ của quá khứ
4. Ta không làm nô lệ của những phiền não
5. tự do là giải thoát

Mục đích của ta là có tự do và có tự tại! Vậy thì làm sao để có tự do?
Đó là khi ta không để phiền não làm ta mất tự do!

Vậy thì cái gì là phiền não?

1. Tham dục là phiền não
2. Sân là phiền não
3. Vô minh / si mê là phiền não

3 đìều này con người đều có bên mình, đó là những phiền não ngủ ngầm.
Phương pháp để bớt loại pn này là:
1. Sống có chánh niệm, có định lực, vì định lực sẽ đốt cháy mọi xiềng xích của phiền não.
2. Thực tập thiền Vipassana. Ví dụ cách của Goenka.

Chủ nhật vô sân vận động của câu lạc bộ thể thao


Món em làm

Mit thương,

Hôm nay anh vừa đi rừng về, mới có 6 giờ chiều mà trời đã xẩm tối. Do đó anh đi vô sân vận động nằm bên bìa rừng.
Mặt trăng lưỡi liềm như đón chào anh. Anh đi được 4 vòng sân, vừa đi vừa suy nghĩ đề tài:
" Tự do+ tự tại"
Anh đã dành chừng 30 phút để tọa thiền theo dõi hơi thở. Ngoài ra anh đã tham gia tập thể dục ở một góc sân. Điều hân hoan là được thấy những người cùng chạy bộ hay thể dục như mình.

Ngồi thiền giữa chốn thiên nhiên
Nghe mùi cỏ lá thơm miền lãng du
Như em anh cũng vui tu
Sáng thời luận pháp trời thu tràn đầy
Hỏi em bên ấy trời mây
Cuối tuần có chút nhớ về bên ni?

ĐỗNguyễn
anh đang nấu cơm.. nhưng nhớ giờ này em sắp thức dậy, nên viết cho kịp, để em đọc nhé..

Chu nhat hoc tieng anh/ phat am