Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

chữ ngã

Nhớ mấy cục đá ở trường thiền mấy năm trước


Tìm hiểu giáo lý nhà Phật, tôi thấy có hai chữ ngã: vô ngã và chấp ngã. Từ kinh nghiệm thực tế cuộc sống, chắc hẳn bản thân mỗi chúng ta đều nhận thấy nguồn gốc của những thành công và căn nguyên của nhiều sự thất bại, ở một phương diện nào đó, có liên quan mật thiết đến hai chữ ngã này.

Vậy ngã là gì? Nghĩa sinh học: Ngã là bản thân mỗi người - với tư cách là một cơ thể sống tồn tại tương đối độc lập trong môi trường sinh thái. Nghĩa xã hội: Ngã là cái tôi riêng lẻ, ngã là cái cá nhân. Hiểu ở một góc độ hẹp hơn nữa thì ngã là lợi ích riêng, lợi ích cá nhân, quyền lợi riêng tư của bản thân mỗi người.
Vô ngã (trong nghĩa xã hội) là không có cái riêng cá nhân, không vì lợi ích riêng, không hành xử vì động cơ cá nhân, không vì bất cứ một cá nhân nào trong tập thể.

Ngược lại với vô ngã là chấp ngã. Chấp ngã luôn đề cao cá nhân, vì quyền lợi cá nhân mà sẵn sàng bỏ qua lợi ích tập thể. Vì lợi riêng thì khó mấy cũng làm, vì lợi chung thì dễ mấy cũng chối. Lỗi mình thì to mấy cũng bỏ qua, lỗi người thì nhỏ mấy cũng soi cho kỹ.
“Lỗi người thì bỏ túi sau
 Lỗi mình túi trước lầm đâu được mà”.
(La Fontaine)
Nho giáo có khái niệm vị kỷ và vị tha cũng mang nghĩa tương tự như thế. Vị kỷ là vì mình, vị tha là vì người khác. Với những người làm công tác thực thi pháp luật, gìn giữ công bằng, dân chủ, kỷ cương và trật tự xã hội, ở đó mỗi hành vi, cử chỉ, mỗi lời nói việc làm đòi hỏi phải đặc biệt hiểu, coi trọng và thực hiện lối sống xả kỷ vô ngã, khắc phục từng bước lối sống chấp ngã, vị kỷ mới có thể hành xử công minh đem lại lợi ích cho dân, cho nước.
Từ thực tế các hoạt động của không ít cơ quan đơn vị với tính chấp ngã vị kỷ của không ít người đã trở thành một trở ngại lớn trong hoạt động của cơ quan, tập thể.
Đơn cử một vài biểu hiện để cùng suy ngẫm: Khi tập thể tổ chức một số hoạt động từ thiện thì tham gia một cách miễn cưỡng vì cho rằng không đem lại lợi ích thiết thực. Khi tổ chức sinh hoạt cộng đồng thì vắng, có người đến cuối buổi mới xuất hiện lấy lệ. Khi mình, thân nhân đau ốm rủi ro hoặc gia đình có việc đại sự thì cần mọi người có mặt giúp đỡ, còn việc của đồng nghiệp, bạn bè, hàng xóm thì mình lảng tránh. Hoặc công việc ở cơ quan chỉ cần biết thuận lợi cho mình, còn đồng nghiệp thì mặc kệ. Hoặc trước một vấn đề cần ý kiến tập thể thì im lặng vì nghĩ rằng nói chẳng được lợi gì, im lặng để giữ thân, được lợi thì hưởng, không được thì cũng chẳng ai oán trách theo kiểu:

“Dại chi cầm đuốc đốt giời
Giời kia chẳng cháy lửa rơi vào mình”.
 (Ca dao)
Tất cả những ví dụ trên đều là biểu hiện của tính chấp ngã.

Xin kể câu chuyện xưa đại ý rằng: Xưa có một viên quan tính hay xu nịnh được vua sủng ái, cho nên nhiều đại thần ghen ghét tìm cơ hội để dạy cho ông ta một bài học. Một hôm vị quan này ăn một quả đào thấy ngon bèn đưa cho vua, vua khen là trung thần, có miếng ngon không nỡ hưởng mà không có vua. Hôm khác vua nói, mọi vị trên đời ta đều nếm qua duy chỉ có thịt người là chưa biết mùi. Viên quan nọ không ngần ngại về giết con lấy thịt dâng vua, vua khen tận trung báo quốc, vì vua mà cả con mình cũng không tiếc.
Ít lâu sau, tình cảm của vua đối với viên quan nọ không còn được như trước nữa. Các quan nhân đó mới tâu vua rằng: Viên quan nọ khinh vua nên ngày trước mới cho vua quả đào đang ăn dở; và rằng một người mà đến con ruột còn dám giết thì vua phỏng hắn có tha. Loại người đó sao có thể để sống cho được. Vua nghe và khép viên quan nọ vào tội chết vì bất trung, bất nghĩa.
Như vậy, cùng một sự việc nếu ta nhìn nhận, xử lý bằng những cái tâm khác nhau thì hậu quả và hiệu quả thu về cũng khác nhau. Nếu chúng ta cố tình xen vào công việc những toan tính cá nhân thì hậu quả không chỉ là thiệt hại về tài vật mà còn là tính mạng, danh dự của con người. Đó cũng là một trong những tác hại nguy hiểm của tính chấp ngã.
Vô ngã của nhà Phật là một đạo lý lớn mà có lẽ mỗi chúng ta hãy cố gắng để có được một phần. Chấp ngã là sự thật ở đời luôn luôn tồn tại và không thể không có trong cuộc sống mỗi cá nhân, song chúng ta cũng nên cố gắng giảm bớt một chút để cùng xây dựng tập thể, xã hội tốt đẹp hơn.
Theo giacngo
--
http://phatgiaovadoanhnhan.com/gl/phat-phap/nghien-cuu/suy-ngam-ve-hai-chu-nga-3362.html

Vo Nga

Vô ngã nghĩa là gi?
Vài ý tưởng

1, Ngã=atta là tiểu ngã, là linh hồn do đó Phật nói sabbe dhamma anatta, các pháp là vô ngã. Có nghĩa các pháp không do 1 linh hồn sinh ra.

2. Phật pháp quan niệm về luật duyên khởi và 12 nhân duyên.

3. Ngã luận thủ đem lại khổ đau.

4. Đi tìm người đàn bà hay đi tìm chính mình?
5. Thưa ngày Cồ đàm, có ngã hay không?
Đức Phật lặng im.

6. Rahula:
"Theo giáo lý Phật, chấp rằng "tôi không có ngã" (tức là thuyết đoạn diệt) cũng sai lầm như chấp rằng "tôi có ngã" (thuyết trường tồn), bởi vì cả hai quan niệm đều trói buộc, đều phát sinh từ ý tưởng sai lầm "có tôi". Thái độ đúng đối với vấn đề vô ngã là không nắm giữ một quan điểm hay "kiến" nào, mà cố nhìn sự vật một cách khách quan, nhìn chúng như sự thật, không có những dự phóng của tâm thức. Phải thấy rằng cái mà ta gọi là "tôi" hay "ngã" chỉ là một kết hợp của các uẩn vật lý và tâm linh, hoạt động tương quan mật thiết lẫn nhau trong một dòng biến chuyển từng sát na, chịu chi phối của luật nhân quả, và trong toàn thể hiện hữu, không có gì là trường cửu, vĩnh viễn bất biến."

7. Rahula:
"Ở đây một câu hỏi tự nhiên đặt ra: "Nếu không có ngã, thì ai chịu những hậu quả của nghiệp (hành động)?" Không ai có thể giải đáp câu hỏi này hơn Phật. Khi một Tỳ kheo hỏi Ngài câu đó, Phật dạy: "Hỏi các Tỳ kheo, Ta đã dạy các ông thấy rõ tính duyên khởi trong mọi sự vật."[39]
Giáo lý Phật về Vô ngã không nên được xem như tiêu cực hay hủy diệt. Cũng như Niết-bàn, đấy là Chân lý, Thực tại, và Thực tại thì không bao giờ là tiêu cực. Chính niềm tin sai lầm vào một cái ngã tưởng tượng không có thực mới là tiêu cực. Giáo lý Vô ngã xua tan bóng tối của tà tín và phát sinh ánh sáng trí tuệ. Nó không tiêu cực, như Vô Trước (Asanga) đã nói rất đúng: "Có một thực tại là Vô ngã" (nairàtmyàstità) [40]."

--
 http://budsas.net/uni/u-dpdng/dpdng06.htm



9 điều

Ngộ thương mến,

Mấy ngày qua, em có những bực dọc. Phiền não ở trong tâm em và anh mong em sẽ bình tâm sớm.

Là bạn, anh có vài suy nghĩ giúp em:

1. Khi em có việc gì cần giải tỏa liên quan đến anh, hãy pm trực tiếp cho anh.
2. Muốn bình an, đừng xen vào chuyện của người khác. (Sư BChánh nói)
3. Là Phật tử, chớ là sư tử ( si mê theo 1 hay 2 ông sư phàm phu nào đó).
4. Lấy Phật pháp làm ngọn đèn. Không nên bè đảng, phe phái, tông phái. Chớ cuồng tín, mê muội.
5. Atta hi attano natho, tự mình là chổ nương tựa chính mình. Tự mình làm mình an lạc, tự mình tu, không ai làm thế được, dù là bạn thày hay đối phương.
6. Soi các sự việc diễn ra một cách khách quan, đừng bỏ ego vào trong đó.
7. Nghe ai khác, phải kiểm chứng, chớ vội tin.
8. Biết gạn đục khơi trong
09. Xây dựng sự tin tưởng với người, nhưng sáng suốt, không mù quáng.

Thân ái
Anh ĐN



Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015



 
Nương chiều

Nghệ thuật nói chuyện của người xưa


Khi con người tức giận, chỉ số IQ bằng 0, qua một phút sau mới hồi phục lại trạng thái bình thường. Chìa khóa thanh lịch của một người nằm ở cách họ kiềm chế cảm xúc của mình. Dùng miệng lưỡi để làm hại người khác, là hành vi ngớ ngẩn nhất.

Thông thường là do chúng ta bị kiểm soát bởi những cảm xúc nội tâm không tốt. Một người có thể kiềm chế những cảm xúc không tốt còn mạnh mẽ hơn người nắm giữ một tòa thành.


*

1. Việc gấp, từ từ nói. Khi bạn gặp phải một chuyện gấp gáp, nếu có thể bình tĩnh suy nghĩ một chút, sau đó từ từ nói rõ ngọn ngành, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy ổn định, từ đó tăng độ tin cậy của mọi người đối với bạn.

2. Việc nhỏ nói hài hước. Đặc biệt là một vài lời nhắc nhở có thiện ý, bạn nên dùng những câu nói đùa hài hước, sẽ khiến cho người không cảm thấy cứng nhắc, họ không những vui vẻ chấp nhận lời nhắc nhở của bạn mà còn tăng thêm thiện chí với bạn.

3. Việc chưa hiểu rõ, hãy nói một cách cẩn thận. Đối với những việc bạn chưa nắm rõ, nếu bạn không nói, người khác sẽ cảm thấy bạn giả dối, còn nếu bạn có thể diễn đạt một cách cẩn thận, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy rằng bạn là người đáng tin cậy.

4. Việc chưa xảy ra, không nên nói linh tinh. Mọi người ghét nhất ăn nói hàm hồ, nếu bạn chưa bao giờ phỏng đoán một cách tùy tiện hoặc nói những chuyện chưa xảy ra, bạn sẽ khiến cho mọi người cảm thấy rằng bạn là người trưởng thành, có tu dưỡng, cũng là một người làm việc chăm chỉ, có trách nhiệm.

5. Việc chưa làm, đừng nói lung tung. Tục ngữ có câu “không có khoan kim cương, thì đừng mong ôm nghề đồ gốm”, bạn không nên hứa làm một việc gì đó mà bạn không chắc có thể làm được, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy bạn là một người “nói là tin, làm là được”, và họ sẽ rất tin tưởng bạn.

6. Không nên nói những chuyện làm tổn thương người khác. Không được tùy tiện dùng lời nói làm tổn thương người khác đặc biệt là giữa những người thân. Như vậy mọi người sẽ cảm thấy bạn là người lương thiện, giúp cho việc duy trì và gia tăng tình cảm.

7. Đối với những việc đau lòng, bạn không nên gặp ai cũng nói. Khi ai đó bị tổn thương trong lòng, đều muốn thổ lộ với người khác, nhưng nếu cứ gặp ai bạn đều nói, sẽ khiến người nghe phải chịu một áp lực lớn, rất dễ sinh nghi ngờ và xa lánh bạn. Đồng thời, bạn sẽ để lại ấn tượng muốn trút bỏ đau khổ của bạn lên người khác.

8. Những việc của người khác thì nên cẩn thận trong lời nói. Giữa con người với con người cần phải có một khoảng cách an toàn, không nên bình luận hay nói ra những chuyện của người khác, sẽ mang lại cảm giác an toàn cho những người mà bạn giao tiếp.

9. Việc của bản thân, lắng nghe người khác nói như thế nào. Bạn nên lắng nghe cách nhìn của người khác khi nói về mình, điều đó có thể để lại ấn tượng khiêm tốn cho người khác, đồng thời biểu hiện rằng mình là một con người thấu tình đạt lý.

10. Chuyện của con cái, cần nói rõ ràng. Đặc biệt là khi con bạn còn ở thời kỳ thanh thiếu niên, chúng rất dễ bị kích động, bạn hãy dùng thái độ ôn hòa, vừa kiên định để nói với chúng một cách rõ ràng, điều đó có thể khiến cho con bạn có tình cảm tốt đối với bạn, coi bạn như một người bạn, đồng thời điều đó cũng có tác dụng thuyết phục.
--
Mai Anh biên dịch
(Nguồn: https://daikynguyenvn.com )
Con người đẹp nhất là đức hạnh
Người phụ nữ là lời nói.
Giữ gìn những bí mật của bạn mình mới là chân bằng hữu.

A. Merkel

Về Ngộ

Canh spinat


Về Ngộ, 

..Hình ảnh Ngộ nơi đây
là hình ảnh Ngộ
của ta ngày xưa

Có thể là hình ảnh lí tưởng
với những kỉ niệm,
quan tâm,
những sáng đêm tâm sự..
Một hình ảnh có vẻ tiểu thuyết và kí ức..

..Và Ngộ lại là
một con người
của hôm nay
với những lo toan nào đó
ngày càng xa dần..với ta

Ngộ đang sống
ở nơi nào đó
trên trái đất này

Qúy thương cho
Duyên tuyệt vời ấy..

Chuông
đã báo: 

Atta hi attano natho,
Atta hi attano gati!

ĐỗNguyễn
Sabbe dhamma anicca!
--

Tin tức về Nepal động đất
Chết 1500 người

Tin chìm thuyền ở Mittelmeer

Trên BBC có cuộc nói chuyện của Lê Xuân Khoa.
--
Trích:
..

Ông là nhà giáo chuyên nghiệp. Năm 1950, ông chính thức vào nghề dạy học ở Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Ðại Học Văn Khoa và Sư Phạm năm 1953, ông vào Sài Gòn dạy tại trường trung học Petrus Ký và viết sách giáo khoa cho Sở Tu thư, Bộ Giáo Dục.

Năm 1960, ông được học bổng của chính phủ Pháp theo học tại Ðại Học Sorbonne và ghi danh luận án Tiến sĩ Triết Học, đề tài: "Le Boudhisme dhyana au Vietnam".

Ông đã sang Ấn Ðộ nhiều lần để nghiên cứu Triết Học Ấn Ðộ.Ông giảng dạy Triết học Upanishad tại Ðại học Văn Khoa Sài Gòn và Văn Minh Việt Nam tại Ðại Học Ðà Lạt, Minh Ðức và Vạn Hạnh.
Chức vụ cuối cùng của ông ở Việt Nam là Phó Viện Trưởng Ðạihọc Sài Gòn.

Ông sang Hoa Kỳ năm 1975 và bắt đầu hoạt động ngay về tị nạn. Với tư cách chủ tịch Trung tâm Tác Vụ Ðông Nam Á (SEARAC), Ông vận động cho người tị nạn Ðông Dương với Chính Phủ và Quốc hội Mỹ, các chính phủ Hong Kong và Ðông Nam Á, Cao Ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc.

Ông được Phụ tá Ngoại trưởng Robert L. Funseth tuyên dương cùng với bà Khúc Minh Thơ và Mục sư Lý Công Thuận là đã có công đóng góp cho thỏa hiệp Việt Mỹ về vấn đề định cư cựu tù nhân chính trị. Ông cũng là người khởi xướng chương trình định cư người Việt hồi hương ở Hoa Kỳ (ROVR).

Năm 1993, ông được Bộ Ngoại Giao mời tham gia phái đoàn Mỹ dự Hội Nghị của Ủy Hội về An Ninh và Hợp tác ở Châu Âu (Commission on Security and Cooperation in Europe, CSCE) tại thủ đô Ba Lan để thuyết trình về vai trò của các tổ chức ngoài chính phủ trong công cuộc tái thiết và phát triển.

Năm 1996, ông được mời làm giáo sư thỉnh giảng tại trường Cao học về Nghiên cứu Quốc tế (SAIS) thuộc Ðại học Johns Hopkins ở Washington, D.C. Năm 2001, ông được nhận làm học giả ngoại trú của Học viện về Chính Sách Quốc Tế (FPI) cũng thuộc Ðại học Johns Hopkins, và từ đó chỉ chuyên tâm vào việc nghiên cứu và viết sách,
TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN:


--
http://www.vietbang.com/?c=author&a=125

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Ong Phật nghe đàn và hát

 Đi qua vùng cỏ non- Hoàng Yến chibi


Mời Ngộ đọc chơi khi rảnh, 1 bài hay cua TK


ĐN
--


BẢN TÌNH CA DUY NHẤT TRONG KINH ĐIỂN PÀLI

TK

Mãi đến tận giờ, có lẽ ít người ngờ rằng hoà thượng Thích Minh Châu ngoài phong cách một học giả có văn phong cổ kính, nghiêm túc và khô khan nhất trong làng Phật Giáo Việt Nam, còn là một ngòi bút tân kỳ và thơ mộng đáng bậc thầy của không riêng Phật giáo. Tác phẩm Trước Sự Nô Lệ Của Con Người xuất bản giữa thập niên 1960 đã chứng minh điều đó. Nhưng vẫn chưa hết, cái duyên ngầm trong chữ nghĩa của hoà thượng càng kinh người hơn khi ta có dịp so sánh các bài kệ trong bản dịch Kinh Tạng với nguyên tác Pàli hay qua bản dịch tiếng Anh. Từng chữ trong lời Việt của hoà thượng cứ như một hòn giả sơn tái hiện tận lực cái không khí cổ phong của một thứ ngôn ngữ của ngàn năm trước. Giữ lại cái hồn của một tiếng nói thiên cổ đã khó, trung thành được với ngôn phong ngữ khí của một bậc đại thánh như đức Phật lại càng thiên nan vạn nan. Dĩ nhiên không phải ai cũng làm được việc đó.

Có bản dịch kinh văn cố tự chuốt cái phong vận bác học, đọc xong cứ tưởng đó là lời thuyết giảng của một giáo sư Tây Phương vừa mới phát biểu trong một giảng đường đại học ngày hôm qua. Có bản dịch gượng gạo, tàn khuyết như lời lảm nhảm của ông đạo khoai, đạo chuối nào đó. Và dường như chỉ có bản dịch tài hoa và tâm huyết như của hoà thượng Thích Minh Châu mới đủ khiến người đọc có được cùng lúc hai cảm giác thành kính và mát ruột. Thành kính vì qua đó cứ như nghe được cả giọng nói Phạm Âm của đức Phật và mát ruột vì độc giả cứ mơ hồ thấy ra một phương trời Cổ Ấn thái bình thạnh trị có bầy nai hiền tung tăng giữa một cánh rừng trụ xứ của các bậc Sa-môn hiền thánh. Từng trang kinh lúc này đã ra một đạo tràng tinh khiết chẵng nặng mùi khói nhang tín ngưỡng của đời mạt pháp.

Nói quẩn quanh chỉ để thưa rằng tôi đã yêu mê lời dịch của hoà thượng Thích Minh Châu qua các bộ Kinh Tạng tiếng Việt. Và nếu ngay bây giờ phải trưng dẫn vài ba trong vô số lời dịch trác tuyệt kia, tôi có thể kể ngay ba bài kệ mà tôi đã thuộc nằm lòng. Đó là kệ Nhất Dạ Hiền Giả trong Trung Bộ tập 3, kệ kết thúc bài kinh Ratthapàla trong Trung Bộ 2 và bản tình ca duy nhất của kinh điển Pàli trong bài kinh Đế Thích Sở Vấn của Trường Bộ 3 (đều là các bản in trước 1975).

Chuyện bắt đầu từ một ngày thiên vương Đế Thích chợt nhận ra mình không còn sống được bao lâu nữa. Ngài cảm thấy bất an và người đầu tiên ngài nghĩ đến chính là đức Phật, lúc đó đang tại thế. Thiên vương xuống trần hầu Phật và cùng đi với ngài là một vị tiên ngoan đồng tên Pancasikhà. Gọi là ngoan đồng vì vị này có ngoại hình như một tiên đồng kháu khỉnh, trên đầu có năm chỏm tóc đào, lý do của ngoại hiệu Pancasikhà. Sớ ghi dưới thời Phật Ca-Diếp vị này từng là một cậu bé chăn bò có lòng kính tin Tam Bảo, độ trì chúng tăng. Nhờ công đức đó mà cậu bé kia được sanh thiên, nhưng vẫn chưa bỏ tính ham chơi. Tập khí trẻ con đã tạo cho vị tiên cái nhân dáng đúng như ý thích. Điều trớ trêu là lòng phàm trước sau gì cũng vướng lụy, chàng đã trộm yêu một tiên nữ tên Suriyavacasà, con gái của một đại lực tiên ông tên Timbaru, người chưỡng quản làng ca vũ nhạc kịch của Đạo Lợi Thiên. Oái oăm thay, người trong mộng của Suriyavacasà không phải là chàng Pancasikhà giống hệt trẻ con. Nàng đã phải lòng cậu con trai của tiên ông Màtali, người đánh xe cho thiên vương Đế Thích.

Đau đớn quá, Pancasikhà âm thầm một cõi đi về và sáng tác một nhạc khúc để hát cho riêng mình nghe. Do căn khí tu hành nhiều kiếp, những chồi non bồ đề cứ vô tình nảy lộc trong từng lời hát của chàng. Pancasikhà từng học đạo, nên trong nổi riêng xé lòng vẫn không quên được lối về bến giác, dù rất mờ nhạt và liên tục bị chàng phung phá với những tục niệm đan xen.



"Như gió cho kẻ mệt
Như nước cho kẻ khát
Nàng là tình của ta
Như pháp với Ứng Cúng”

Đem cái tình của mình so sánh với tất cả những gì là thiết yếu sinh tử của nhân gian, rồi thì cả gan so sánh với cả đạo nghiệp giải thoát của một vị La Hán đã thoát vòng tục lụy thì quả là độc đáo và thấm thía tương chao lắm thay.

Tôi trộm nghĩ đến cả hoà thượng dịch giả khả kính của chúng ta có lẽ cũng phải se lòng khi dịch đến chỗ này của bài kinh Đế Thích Sở Vấn. Rõ ràng hoà thượng đã ít nhiều đem cái tình riêng mà cùng tham dự vào nguyên tác để chia sẽ nổi đau thất tình của người bạn đồng tu lãng mạn đó. Dĩ nhiên Pancasikhà cũng là bạn tu của tất cả chúng ta.

Tôi chưa hề có ý học thuộc bài hát này của Pancasikhà, nhưng chuyện đời thiệt lạ: Hữu ý bồi hoa, hoa bất phát - vô tâm tháp liễu, liễu thành âm. Cố tình vun vén thì cây tàn hoa lụi, nhưng hạt ném bên đường nhiều khi lại ra cây xanh tốt xum xuê.



“Thiện nữ! ta van nàng
ôi hiền nữ suối tóc
ái dục ta có bao
nhưng nay đã tăng bội
như đồ chúng La-Hán
mọi công đức ta làm
dâng lên bậc La-Hán
ôi kiều nữ toàn thiện
nàng là quả cho ta…”

Bài hát đó không ít lần đã như câu thần chú giúp tôi vùng thoát cái mặc cảm phàm tình chất ngất của mình. Ừ thì tục lụy thì đâu đã sao, gì cũng chỉ là hoa bướm trên đường vạn lý cả thôi. Cái cốt lõi là phút cuối quay đầu thấy bờ, phóng hạ đồ đao lập địa thành Phật. Mà nói cho cùng, đâu phải ai đọc bài hát đó cũng phải yếu đuối điên mê. Xin đọc kỹ một lần đi. Thương lắm. Chàng nhận mình là một Phật tử, biết vui khi nhìn ngắm thánh chúng của đức Phật ngày một đông đảo. Nhưng yêu nàng quá, chàng tạm thời chỉ mong bao kiếp tu hành của mình hãy giúp mình gần được người đó. Vậy mà cũng chẵng xong. Quả bồ-đề cao vọi là thế mà công đức hữu lậu còn dẫn tới được thì sá gì một phút ghế bến trầm luân chứ. Con xin phát thệ chân thành, rong chơi đôi hôm rồi cũng sẽ quay về với Phât. Sinh tử ai lại không sợ, nhưng đột ngột dứt áo ra đi lúc này thì kể cũng có phần khe khắt. Mai mốt đã Niết-bàn thì làm sao có buổi quay về lần nữa.

Pancasikhà làm riêng bài hát này cho mình, nhưng thật ly kỳ khi Thế Tôn lại là người đầu tiên nghe chàng độc tấu bài hát này. Lúc đó ngài vừa thành Phật không bao lâu. Thì ra chuyện thất tình của Pancasikhà đã có từ ngày ấy. Chàng như đứa bé chơi thua bạn thì chạy về mách mẹ. Nhiều năm sau, tôi nghĩ lời hát đã được Pancasikhà thay đổi ít nhiều. Chàng xuống trần học đạo để tìm quên và dù chưa quên được nhưng lời kinh đã đi vào lời hát như một chuẩn bị cho chủng tử giải thoát ngày sau.

Đêm nay theo chân thiên vương Đế Thích xuống trần hầu Phật lần nữa, Pancasikhà lại ôm đàn hát lại nhạc khúc đó như một cách cúng dường. Lễ phẩm chàng có được lúc này cũng chỉ là một nổi đau thất tình được phổ vào bài hát đem dâng lên bậc Điều Ngự, người dạy chúng sinh giải thoát tình trần. Có lẽ chỉ có phàm phu mới nghĩ ra được kiểu cúng dường nghịch thiên bội địa này thôi.

Vậy mà Thế Tôn cũng lặng lẽ ngồi nghe với một niềm bi mẫn vô bờ, như người mẹ hiền kiên nhẫn ngồi dỗ đứa bé khóc nhè. Với đôi mắt nhìn khắp muôn cõi và tấm lòng nghĩ thấu ngàn đời, đức Phật đã lắng nghe rồi ngõ lời khen Pancasikhà bằng một câu hỏi:

- Ngươi đã học ở đâu lời hát pha trộn cả hai thứ giải thoát và tục lụy đó ?

Một câu hỏi hàm ý cùng lúc nhiều vấn đề quan trọng. Giải thoát và tục lụy là hai cực đối lập, không thể song hành. Một câu hỏi chứa đựng cả bốn Thánh Đế và gợi ý cả giáo lý Duyên Khởi trùng điệp.

Pancasikhà đã thưa lại với Thế Tôn chuyện lòng tan nát của mình và nhắc lại chuyện cũ dưới gốc bồ-đề ngày trước khi chàng lần đầu hầu Phật và hát cúng dường ngài nhạc khúc não lòng đó.

Kinh nói sau khi vào hầu Phật, thiên vương Đế Thích được nghe pháp và chứng quả Dự Lưu. Ngay lúc đó tuổi trời đã mãn, thiên vương mạng chung trước mặt Thế Tôn và lập tức tái sanh trở lại với ngôi vị thiên vương của mình. Sự việc chớp nhoáng này chỉ có đức Phật và thiên vương biết được mà thôi.

Để cảm tạ Pancasikhà, thiên vương Đế Thích hứa với chàng là sẽ tìm cách giàn xếp để Pancasikhà cưới được Suriyavacasà trong giải pháp thỏa đáng nhất.

Lời hứa của thiên vương đã khép lại một chuyện tình thơ mộng bậc nhất của kinh điển Phật giáo và chúng ta có lẽ cũng nên cảm ơn cô nàng Suriyavacasà đã là nguồn cảm hứng cho một bản tình ca quán tuyệt cổ kim có âm vang xông thấu đôi miền tiên tục và đã từng là một lễ phẩm cúng dường một bậc đại thánh như đức Phật. Và vẫn chưa hết, bản tình ca đó của Pancasikhà còn có tác dụng của một lời khuyến tu thú vị: Có rong chơi đến bao xa xin cũng nhớ quay về. Vì tục lụy muôn đời chỉ là một cội cây sống bằng nước mắt kẻ trầm luân..
Ô hô ! Pancasikhà tiên ông thượng hưởng !

Onceland, mưa 2006
TK

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Ru ta ru em

Obersdorf, Germany

Ngộ nhớ,

Chủ nhật..



Vô thường

Việc đến rồi lại đi
Có sinh thì có diệt

Hiện tại ấy đang là
Nhớ về đêm nào ngủ
Em đọc thơ ta nghe

Nhìn vườn xưa em đến
Hoa xuân nở đón chào!

Xưa như nay: tinh tuyết
Tuyết Obersdorf nước Thu Bồn
Có điều gì thật đẹp!



ĐỗNguyễn

--

"Vì vậy trong cuộc đời vô thường đừng cố gắng tìm kiếm sự vĩnh hằng (thường), cũng đừng nỗ lực tìm hiểu hiện tượng biến đổi diễn ra như thế nào, mà chỉ nên nhìn lại thái độ nội tâm khi đối diện với tất cả những biến đổi vô thường ấy. Thái độ đúng là pháp biến đổi như thế nào thì chỉ thấy là như vậy chứ không cho là, phải là, sẽ là. Mọi chuyện đến đi đều thấy là pháp tự nhiên vô ngã. Đó mới chính là chứng ngộ được thực tính vô thường. Còn muốn biến đổi theo ý mình, hoặc muốn thoát khỏi vô thường, tức không muốn biến đổi thì đó là muốn thường chứ vẫn chưa thấy được vô thường."

Ru ta





Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Kien chap



"Người trí nhận thức rằng, nếu nói lên bất kỳ một quan điểm nào trong ba quan điểm trên [6], và cho đấy là sự thật, ngoài ra đều sai, thì sẽ chống lại hai hạng người chủ trương hai quan điểm kia. Tóm lại, có kiến chấp là có đối nghịch, đối nghịch đưa đến tranh luận, tranh luận đưa đến chống đối, chống đối đưa đến bực mình. Thấy thế, vị này hủy bỏ những tri kiến ấy.

Phật dạy Trường Trảo [7]: Thân này là sắc pháp do bốn đại tạo thành, do cha mẹ sinh, nhờ thực phẩm duy trì; nó vô thường, phân tán, hoại diệt. Khi quán sát thân này vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, vô ngã, thì tham dục đối với thân, sự ái luyến, phục tùng thân được trừ diệt.

Có ba thọ là lạc, khổ và bất khổ bất lạc, cả ba đều vô thường, hữu vi, duyên sinh; nên thánh đệ tử yểm ly cả ba thọ, do yểm ly, vị ấy ly tham, do ly tham, vị ấy được giải thoát. Với tâm giải thoát, tỳ kheo không nói thuận theo ai, không tranh chấp với ai, chỉ sử dụng danh từ thế gian nhưng không chấp thủ danh từ [8].

--

 13. "Ein Bhikkhu, dessen Geist so befreit ist, Aggivessana verbündet sich mit niemandem und streitet sich mit niemandem; er bedient sich des gegenwärtig in der Welt üblichen Sprachgebrauchs, ohne daran zu haften [6]."
--
 http://palikanon.com/majjhima/zumwinkel/m074z.html#r1

Canh spinat


 Canh rau Spinat theo cách nấu canh của Ngộ chỉ



Gặp nhau trên luống đất cày
Quẳng nhau cục đất cả ngày còn đau.

Canh Spinat

Hôm nay được tặng ít rau
Nhớ thời em chỉ làm mau dễ mà
Anh cho chút bột suppe vô
Lại thếm tí ruốc, tí dầu ô-liu
Hai trứng gà anh bỏ vào
Nhìn xem trên đĩa canh này ngon ghê

ĐỗNguyễn

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Tim hieu ve vo nga

Tim hieu ve vo nga
tac gia: Rahula 

...hieu ro vo nga, ganh nang se duoc nhac di, khi ko con dinh mac vao hanh phuc, se bat dau co hanh phuc..
 

Trong kinh Pháp cú (Dhammapada) có ba bài kệ vô cùng quan trọng và cốt yếu trong giáo lý Phật : bài 5, 6, 7 chương 20 (hay những câu thơ số 277, 278, 279).

Hai câu thơ đầu nói:
"Tất cả hành là vô thường" (sabbe sankhàrà aniccà) và
"Tất cả hành là khổ" (sabbe sankhàrà dukkhà).
[hành hay hữu vi, là những gì có sinh, trú và diệt; được kết hợp do các điều kiện - Dịch giả]

Câu thứ ba là:
"Tất cả pháp vô ngã" (sabbe dhammà anattà) [13].

Danh từ pháp có phạm vi rộng lớn hơn hành rất nhiều. Không có danh từ nào trong thuật ngữ Phật học lại có phạm vi rộng hơn chữ pháp. Nó bao gồm không những những sự vật và trạng thái có điều kiện, mà còn cả cái vô điều kiện, cái tuyệt đối, Niết-bàn; không có gì ở trong hay ở ngoài vũ trụ, tốt hay xấu, hữu vi (có điều kiện) hay vô vi (không điều kiện), tương đối hay tuyệt đối..., mà không được bao gồm trong danh từ này. Bởi vậy, thật quá rõ ràng, theo câu "tất cả pháp vô ngã" thì không có Ngã, không có linh hồn, không những chỉ ở trong Ngũ uẩn, mà còn bất cứ ở đâu ngoài ngũ uẩn hay tách biệt với ngũ uẩn[15].

Trong kinh Xà dụ Alagadddùpamasutta (Trung bộ I), Phật dạy môn đệ: "Hỏi các Tỳ kheo, các ông có thể bám lấy một ngã luận (thuyết về ngã) nếu điều ấy không phát sinh sầu, bi khổ, ưu, não. Nhưng này các Tỳ kheo, các ông có thấy một ngã luận nào như thế hay không, một ngã luận mà khi chấp nhận nó, sẽ không phát sinh sầu, bi, khổ, ưu, não?

- Bạch đức Thế Tôn, nhất định là không.

- Chính thế, hỏi các Tỳ kheo, Như Lai cũng vậy. Này các Tỳ kheo, Như Lai không thấy một ngã luận nào mà nếu chấp nhận, sẽ không phát sinh sầu, bi, khổ, ưu, não."[16]

Nếu Phật đã chấp nhận một ngã luận nào, thì chắc chắn ngài đã giảng ra đây, vì ngài bảo các Tỳ kheo hãy chấp nhận một ngã luận nếu luận thuyết đó không phát sinh đau khổ. Nhưng theo ngài, không có một thuyết nào như thế, và bất cứ một ngã luận nào, dù tinh tế và cao siêu đến đâu cũng chỉ là giả danh và tưởng tượng, sinh ra mọi vấn đề rắc rối, kéo theo những sầu, bi, khổ, ưu não.
--
http://budsas.net/uni/u-dpdng/dpdng06.htm







Sabbe dhamma anatta nghia la tat ca phap vo nga.

Dam luan

1. Thảo luận vài đề tài PG

- Theravada
- Hinayana
- Kinh Pali có từ bao giờ
- Kiến chấp
- Tự do tín ngưỡng

2. Đi ra tiệm

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Bai hay ve Vo thuong



 Vô thường

Điều gì có đến do duyên,
Tai ương bão lụt mẹ em lìa đời
Mồ côi cô bé tôi thương
Hai đứa tâm sự tưởng chừng dài lâu
Thế rồi chiều nọ vô thường
Do duyên xum họp giờ duyên rã rời
Khổ đau nhức nhối tận cùng
Trên lưng yên ngựa vẫy chào ta đi!

ĐỗNguyễn
--
Tham khảo:


Thấy được Vô thường (Anicca)
Viên Minh
(VÔ THƯỜNG, KHỔ, VÔ NGÃ (Khoá giảng thứ 11 – Buổi 6))

...

Về mặt kiến thức chúng ta đều biết với thời gian ai cũng sẽ già đi, mang bệnh và cuối cùng sẽ chết.

Chúng ta biết rất rõ không ai có thể thoát khỏi quy luật vô thường này.

Nhưng trong thực tế khi thấy mình già đi thì vẫn bắt đầu tiếc nuối, dùng mọi cách để níu kéo vẻ ngoài trẻ trung của mình.

Khi thấy mình mang bệnh, lại bắt đầu hoảng sợ, vung tiền lo tìm cách chữa trị cho mau lành.

Khi có người thân nhắm mắt ra đi, người yêu phản bội v.v..(1). thì sự thương tiếc, sầu hận, khổ đau bên trong dằn vặt hàng đêm.

(Kommentar/ĐN (1): đây là đau khổ vì ái. Khổ tâm. Khi Ngộ còn bé, nàng còn ngây thơ quá, nhưng khi lớn chút, chắc là nàng khổ tâm lắm vì sự mất mát của mình, yêu sâu sắc là vì điều này. Sự cảm thông sâu sắc vì số phận đó của nàng.)


Lý trí thì hiểu được bản chất cuộc sống là vô thường, nhưng nội tâm chưa thấm nhuần sự thật này. Đối với Đạo Phật thì như vậy là vẫn chưa thực sự thấy được bản chất vô thường của cuộc sống.

Tiến trình phát triển nhận thức của một chúng sinh có thể chia thành 4 mức độ như sau:

1. Hiểu NGHĨA qua khái niệm và kiến thức: chỉ mới hiểu NGHĨA qua khái niệm, kiến thức và hoạt động của lý trí như tư duy, suy luận, so lường, phán đoán v.v... trên hiện tượng, chứ chưa thấy được thực tánh (lý) của pháp ngay nơi thực tại.

2. Thấy ra LÝ qua trực nhận ban đầu: bắt đầu nhận được LÝ (sự thật) qua thể nghiệm của thấy biết (tri kiến) trực tiếp và trung thực bản chất của pháp ngay nơi thực tại.

3. Thông suốt LÝ qua thể nghiệm SỰ: khi đã nhận ra sự thật (LÝ) tức tiếp xúc với thực tánh pháp thì ngay đó bắt đầu thể nghiệm thực tại chân đế, xóa dần sự ngăn cách giữa người kinh nghiệm (bản ngã) và đối tượng được kinh nghiệm.

4. LÝ và SỰ không hai: khi sống trọn vẹn trong thực tánh chân đế thì không còn người kinh nghiệm và đối tượng được kinh nghiệm, tức là ngay nơi thực tại hiện tiền thân-tâm-cảnh LÝ và SỰ không hai. Dầu sống giữa tục đế vẫn tuỳ duyên thuận pháp, không xa rời thực tánh chân đế.

Hiểu sự biến đổi vô thường qua kiến thức, rồi tự thân trải nghiệm sự biến đổi ấy, và nhờ đón nhận hoàn toàn sự thật này mà không sinh tâm ưa ghét, lấy bỏ nên có thể trực nhận thực tánh vô thường với tâm rỗng lặng trong sáng. Tất cả những diễn biến này giúp tâm vừa thấy rõ sự thật vừa có thể an nhiên tự tại trong bản chất vô thường của đời sống. Đó mới là thái độ thấy biết trực tiếp và trung thực bản chất vô thường.

Khi chứng ngộ được thực tánh vô thường, thì mới có thể không xen quan niệm của cái ta vào diễn biến vô thường của các pháp. Pháp đến đi như thế nào thì thấy nó là như vậy, không giữ nó lại cũng không loại bỏ nó đi. Bởi vì "thọc gậy bánh xe pháp" chỉ làm tình huống trở nên tệ hại hơn, chỉ mang lại khổ đau và phiền não cho mình và người. Do đó, dù sống trong vô thường tan hợp tâm vẫn có thể tự tại vô ngại.

Hễ còn cho pháp là thế này, muốn pháp phải là thế nọ, mong pháp sẽ là thế kia... rồi quy định, giải quyết, can thiệp, tạo tác theo ý mình thì vẫn chưa thấy vô thường. Thực sự thấy vô thường tức thấy pháp như nó là chứ không phải muốn nó là, nên dù có cái thường đi nữa tâm vẫn không dao động. Nghĩa là cho dù trên đời có pháp vô thường hay thường thì tâm vẫn không bị chi phối, vẫn hoàn toàn bình thản, thanh tịnh.

Vì vậy trong cuộc đời vô thường đừng cố gắng tìm kiếm sự vĩnh hằng (thường), cũng đừng nỗ lực tìm hiểu hiện tượng biến đổi diễn ra như thế nào, mà chỉ nên nhìn lại thái độ nội tâm khi đối diện với tất cả những biến đổi vô thường ấy. Thái độ đúng là pháp biến đổi như thế nào thì chỉ thấy là như vậy chứ không cho là, phải là, sẽ là. Mọi chuyện đến đi đều thấy là pháp tự nhiên vô ngã. Đó mới chính là chứng ngộ được thực tính vô thường. Còn muốn biến đổi theo ý mình, hoặc muốn thoát khỏi vô thường, tức không muốn biến đổi thì đó là muốn thường chứ vẫn chưa thấy được vô thường.

--
http://trungtamhotong.org/thuvien/index.php?l_id=497

chanh niem




10) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh niệm.

--
 http://budsas.net/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-45a.htm


- Này các Tỷ-kheo, các Ngươi phải sống an trú chánh niệm, tỉnh giác. Ðó là lời dạy của Ta cho các Ngươi.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo an trú chánh niệm? Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với thân, quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời, đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là chánh niệm.
13. Này các Tỷ-kheo thế nào là Tỷ-kheo tỉnh giác? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ Kheo tỉnh giác khi đi tới, đi lui, tỉnh giác khi ngó tới, ngó lui; tỉnh giác khi co tay, duỗi tay, tỉnh giác khi mang áo sanghati (tăng-già-lê) mang bát, mang y, tỉnh giác khi ăn, khi uống, khi nhai, khi nếm, tỉnh giác khi đại tiện, tiểu tiện; tỉnh giác khi đi; khi đứng, khi ngồi, khi nằm, khi thức, khi nói, khi im lặng. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống tỉnh giác. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải sống an trú chánh niệm, tỉnh giác. Ðó là lời dạy của Ta cho các Ngươi. 
--
 http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Thơ bếp 23 4 2015

Thơ bếp

Bếp nhiều son chảo
Nhưng bắt đầu làm thì cũng mau xong

Xong rồi

Vừa nghe S VienMinh giảng về Thiền Vipassana
trong youtube, vừa rửa chén. Vui

Chảo song cũng rửa vừa xong
Nghe bài pháp của Viên Minh cũng rồi

ĐỗNguyễn

mằn mặn


mằn mặn

Hôm nay giấc ngủ chập chờn
Trước khi đi ngủ cô đơn gối đầu
Vào vườn thấy dấu chân ngâu
Bổng nghe mằn mặn lệ sầu thương nhau  

ĐỗNguyễn
thức dậy thấy dấu em qua, lòng anh nhẹ nhõm và mắt  anh cay cay.
Nhân đây anh dán bài thơ của Sầm Tham, mời em đọc cho vui:

逢入京使

故園東望路漫漫,
雙袖龍鐘淚不乾。
馬上相逢無紙筆,
憑君傳語報平安。

Phùng nhập kinh sứ

Cố viên đông vọng lộ man man,
Song tự long chung lệ bất can.
Mã thượng tương phùng vô chỉ bút,
Bằng quân truyền ngữ báo bình an.

Ngóng về hướng đông nơi quê nhà, đường dài hun hút
Hai tay áo thõng, nước mắt không cạn
Ở trên lưng ngựa gặp nhau, không có bút trong tay
Nhờ anh gửi lời nhắn tin báo rằng tôi vẫn được bình yên.

Vào thành gặp bạn

Nhà em hun hút xa xăm
Hai tay áo thụng giọt sầu còn tươi
Trên lưng yên ngựa gặp người
Xin anh nhắn gởi với nàng bình an!

ĐỗNguyễn dịch

Phap cu 183

Long Biên

183.

Ðừng làm các điều ác,
Tu tập mọi hạnh lành
Giữ tâm ý trong sạch.
Ðó là lời Phật dạy.

183.
Sabbapāpassa akaraṇaṃ, 
kusalassa upasampadā [kusalassūpasampadā (syā.)];
Sacittapariyodapanaṃ [sacittapariyodāpanaṃ (?)]
etaṃ buddhāna sāsanaṃ.
--
http://tipitaka.org/romn/

Not to do any evil,
to cultivate good,
to purify one's mind,
this is the Teaching of the Buddhas. -- 183
--
 http://www.budsas.org/uni/u-kinh-phapcu-ev/pctm-14.htm

160.

Attā hi attano nātho, 
ko hi nātho paro siyā;
Attanā hi sudantena, 
nāthaṃ labhati dullabhaṃ.
--
http://tipitaka.org/romn/

Oneself, indeed, is one's saviour,
for what other saviour would there be?
With oneself well controlled,
one obtains a saviour difficult to find. -- 160


160. 
Hãy nương tựa chính mình,
Chứ nương tựa ai khác?
Người khéo điều phục mình,
Ðạt chỗ tựa khó đạt.

--
 http://www.budsas.org/uni/u-kinh-phapcu-ev/pctm-12.htm



Thăm tiệm

Trời đẹp ấm xuân sắc
Xe vespa chạy bon bon
Tiệm đây rồi

Cái stativ dễ thương
không còn đó nữa!
Không sao,
Nhưng có cuốn Bibel hay
Do Luther dịch!

ĐỗNguyễn

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Pháp

 Tình ca, ML

Pháp

Trong hiện tại đang là
Các pháp diễn ra
Khi ta đối duyên xúc cảnh
Bằng các giác quan

Khi tâm ta thanh tịnh
Đất trời viên dung
Và các pháp hiện tại
Cũng không khác.

ĐỗNguyễn

Phút 44 có bài Ru ta..Ngộ X ơi

họa thơ 5

Ngộ x ơi,
Đây là chiếc áo tơi của người nghèo quê mình xưa kia.
Hôm nay, anh lại họa vài bài thơ của Viên Minh.
Qua việc này, tìm hiểu thêm tư tưởng của VM. Rất thú vị.

ĐN


Áo tơi ngày cũ

tự tánh
Khi trở về tự tánh
Mới biết không còn “ta”
Cũng không còn sinh diệt
Chỉ thấy pháp đang là…
Viên Minh


tự tánh
Trở về tự tánh nha em
Không còn bản ngã cho mềm bao dung
Chỉ còn là pháp đang là
Khổ đau sinh diệt kính chào ra đi
ĐổNguyễn

Tu
Xuất gia, xuất giá cũng đều tu
Không tuỳ thuận pháp khác chi mù
Chớ đợi xuất gia rồi hạ thủ
Đừng chờ nhập thế mới công phu!

Hiện tại chẳng am tường thật giả
Tương lai sao thấy rõ cương nhu
Đâu đâu cũng chỉ thân, tâm, cảnh
Giác liền ngay đó độ Xuân Thu.
Viên Minh

Tu
Tu tại gia hay xuất gia
Không tùy thuận pháp thẩn tha mù loà
Chớ chờ xuất gia hạ thủ
Đừng mong nhập thế công phu sẽ làm!

Hiện tại am tường thật tướng
Tương lai mới rỏ bốn phương an hòa
Đâu đâu cũng thân tâm cảnh
Giác liền khi đó mới là giỏi tu
ĐỗNguyễn

--
"Hành thâm"
Pháp pháp vốn như chân
Chỉ cái "Ta" mới vọng
Không giác được Pháp Thân
Nên thấy toàn huyễn mộng

Tánh giác tự hành thâm
Không phải "Ta" lập nguyện
Hết vọng là chân tâm
Chẳng do ai rèn luyện.
Viên Minh

"Hành thâm"
Pháp thì bổn tánh như chân
Chỉ cái Ta mới chính là vọng thôi
Không giác đến được pháp thân
Nên thấy toàn là huyễn mộng phải không?


Tánh giác tự nó hành thâm
Không phải cái ta tập luyện uổng công
Hết vọng chân tâm hiển lộ
Chẳng phải do ai đem đến cho mình
ĐỗNguyễn

Khổ - Lạc

Không phải vì an lạc
Mà tu luyện miệt mài
Khi giáp mặt cuộc sống
Thấy khổ, không, mới tài.

Pháp đến đi vô ngã
Sao muốn thành của ta
Khổ lạc đều hư ảo
Tìm kiếm chỉ tâm ma!
Viên Minh

Khổ - Lạc

Chính vì an lạc ta tu
Miệt mài tìm những nét hay dồi mài
Sáu căn hội ngộ sáu trần
Lạc khổ đều thấy vẹn toàn an nhiên

Pháp đến đi cũng theo duyên
Xuyên qua hư ảo chân như hình thành
Sống trong hiện tại đang là
Khi tâm tĩnh lặng đất trời viên dung.
ĐỗNguyên

Hoa Tâm


Hoa nào cũng đẹp cũng xinh
Hoa Tâm khai mở Tuệ Minh sáng ngời
Thì ra vạn pháp tuyệt vời
Khi tâm thanh tịnh Đất Trời viên dung.
Viên Minh

Hoa Tâm
Hoa nào cũng đẹp cũng xinh tươi
Hoa tâm khai mở Tuệ Minh ngời
Thì ra vạn pháp tuyệt vời lắm
Tâm thanh tịnh viên dung đất trời
Viên Minh

Tìm Đạo

Tìm Đông rồi lại tìm Tây
Tưởng rằng Đạo ở bên nầy bên kia!
Ngờ đâu Đạo vốn chẳng lìa
Hoát nhiên đại ngộ, ơ kìa... thế thôi!

Tìm đông rồi lại tìm phương tây
Tưởng Đạo ở bên kia bên nầy !
Ngờ đâu Đạo vốn không lìa tướng
Thoát nhiên là ngộ, chỉ thế nầy!
ĐỗNguyễn


Tánh Không

Lăng xăng tra cứu nghĩa không
Muôn đời chẳng gặp mất công kiếm tìm.
Trở về tâm trí lặng im
Bỗng nghe tiếng hót con chim gọi đàn!
Viên Minh 

Tánh Không
Lăng xăng tra cứu nghĩa lí không
Muôn năm chẳng thấy sẽ hoài công
Trỡ về tâm trí an nhiên nhẹ
Bỗng nghe tiếng hót trên cành thông
ĐỗNguyễn





















Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Lý - Sự

Em có còn yêu anh


Lý - Sự

Lý giải dù có đúng
Nhưng sự cần phải thông
Nếu như còn vướng mắc
Kiến giải cũng như không.
Khi sự lý dung thông
Đến đi đều vô ngại
Ngã pháp cũng hoàn không
Liền thong dong tự tại.

Viên Minh

Lý - Sự
 
Lý giải dù đúng không sai
Nhưng sự lại cần hài hòa thông suốt
Nếu còn những điều vướng mắc
Bao nhiêu kiến giải cũng hoàn không
Khi mà lý sự dung thông
Việc đi hay đến đều vô ngại cả
Hoàn không pháp ngã cũng là
Thong dong tự tại sẽ cùng ta đi
ĐỗNguyễn

Họa thơ 4

 Ru ta ngậm ngùi


Huyễn Chân

Do tâm chấp lấy tự tâm
Mới thành huyễn hóa, mới lầm ngã, nhân
Chúng sanh, thọ giả... phù vân
Ngay đây chỉ thấy huyễn chân như là!
Viên Minh
--
(Huyễn chân: Hư và thực hoặc hư hư thực thực)


Huyễn Chân 

Do mình chấp lấy cái tự tâm
Mới là huyễn hóa mới ngã nhân
Chúng sanh thọ giả áng mây trời
Ngay đây chỉ biết cái đang là!
ĐỗNguyễn
 

Đang là - họa thơ

Biển nỗi nhớ và em

Đang là

Chỉ một thoáng đang là
Cũng tròn đầy tự tánh
Mới biết cõi Ta-bà
Vốn vẫn là tịnh lạc.
ViênMinh 

Đang là  

Chỉ là một thoáng đang là,
Cũng tròn tự tánh và đầy nghiã sâu
Cư trần lạc đạo bấy lâu
Nghĩ suy tịnh lạc xưa nay đã từng
ĐỗNguyễn 

--
Sống hiện tại luôn "đang là"
đang: sự vật đang biến đổi(vô thường)
là: nghĩa là "như vậy"




Giải thoát

 Cát bụi

Giải thoát

Dù xảy ra điều gì
Đều có lý của nó
Người trí cần rõ biết
Thị ưng vô sở trụ
Hãy về với thực tại
Quay về thấy chính mình
Thấy vô thường bản nguyên
Thế là hết khổ đau
Niết bàn trụ tại đây
Giờ đích thực giải thoát!

ĐỗNguyễn

anicca

anicca

Việc gì
Xảy ra
đều có lý của nó!
Ta chỉ cần nhớ rằng:
Người trí biết:
Atta hi attano natho!
Ko hi natho paro siya.
Ta là nơi nương tựa chính ta
Không ai là chổ nương tựa cho ta!
Anicca!
Như vậy là giải thoát.

ĐỗNguyễn


 

Soi gương

ngv

Soi gương

Soi gương đẹp dáng ai
Tuổi trẻ thực tuyệt vời
Xưa anh cũng trẻ thế
Hiến dâng cho quê nhà

ĐỗNguyễn

thương tặng Ngộ hình vẽ và bài thơ








 

Họa thơ

Món Ngộ làm, thấy đã thèm..


Chơn Minh

Dù tu trăm ngàn cách
Không bằng tự biết mình
Mỗi phút giây trong sáng
Mới thật là Chơn Minh.

Viên Minh

Chơn Minh

Dù tu trăm vạn pháp môn
Không bằng mình tự biết mình ngưòi ơi
Phút giây tỉnh thức thảnh thơi
Như vầy mới thật gọi là chơn minh.

ĐỗNguyễn
--  
Pháp bản nguyên

Thuận pháp cứ tùy duyên
Đúng sai đều để học
Thấy ra pháp bản nguyên
Như trân châu, bảo ngọc!
Viên Minh

Pháp bản nguyên


Tùy duyên thuận pháp thiền cơ
Đúng sai để học ước mơ trọn đầy
Thấy ra được pháp bản nguyên
Trân châu bảo ngọc trong mình tìm đâu
ĐổNguyễn
--

"Ông mặt trời"

"Ông mặt trời" muôn thuở
Tưởng ở tận đâu xa
Chợt thấy ông "thức giấc"
Mới biết ông trong nhà!
Viên Minh

"Ông mặt trời"

"Ông mặt trời" muôn thuở đây
Tưởng ông xa lắc xa lơ ngút ngàn
Chợt thấy ông Trời "thức giấc"
Mới biết ông ở nhà ta chốn này!
ĐỗNguyễn

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Đọc và thử hoạ 3 bài Thơ

                                                      Van co em ben doi, Giang Trang

1.
Vô ngại

Điều gì đến sẽ đến,
Điều gì đi sẽ đi,
Tùy duyên mà ứng xử,
Vô ngại tâm xả ly.

Viên Minh
--
 
Vô ngại

Điều chi sẽ đến nơi này,
Điều chi sẽ có một ngày xa khơi
Tùy duyên ứng xử với đời
Bình thường tâm nhẹ thoát rơi muộn phiền!

ĐỗNguyễn
--
2.
Sinh - Tử

Bảy hai, chưa phải "cổ lai hy"
Sống chết thiền cơ, khỏi nghĩ nghì
Sinh, mãi thong dong nhờ thuận pháp
Tử, thường tự tại bởi tùy duyên.

Viên Minh
--

Sinh - Tử

Bảy hai chưa cổ lai hy,
Nghiệp riêng chết sống không suy chẳng nghì
Thong dong khi sống tùy duyên
Trong thiền như pháp ra đi nhẹ nhàng!

ĐỗNguyễn
--
3.
Tranh luận

Tranh luận, mãi muôn đời
Không bao giờ ngã ngũ
Dù biện giải ngàn lời
Sao bằng "uống pháp nhũ"!

Viên Minh
--
Tranh luận

Muôn đời tranh luận mãi sao,
Khi nào ngã ngũ mà mong luận bàn?
Cho dù biện giải mù khơi,
Sao bằng im lặng an nơi pháp lành!

ĐỗNguyễn
19.04.2015

Con đường hoằng pháp đạo Phật
 
  



 

 Ru ta ngam ngui, Bao Yen

Tùy duyên thuận pháp

Em đi công tác rồi phải không? Nên thấy vắng!
Hồi sáng ông B kể chuyến đi chơi Tích lan
Chiều anh thảo luận câu Cư Trần lạc đạo
Bàn chữ Tùy duyên

Những chiếc chén đã được rữa
Còn sàn bếp?
..
Cũng đã xong!

ĐN



Bánh xe pháp, Museum Guimet Paris

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
(Ở đời vui đạo hãy tùy duyên)
 
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên.
Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch;
Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.

(Trần nhân Tông)

1. Sống với đạo, thì hãy tùy duyên
2. Thế nào là sống với đạo?
3. Đạo Phật?
4. Tùy duyên nghĩa là gì? - Duyên là những yếu tố hay điều kiện trong một hoàn cảnh.
5. Cư trần là gì? - Sống ở thế gian hay nơi có nhiều người cùng sống.
6. Tùy duyên có liên quan gì với a dua? tâm sở : thân thích, tâm thích?
7. Duyên là gì?
8. Thả nghĩa là gì. Hãy tùy duyên? Thả là chữ việt cổ nghĩa là hãy.
9. Duyên là những yếu tố, điều kiện.
10. Tùy duyên là 1 nguyên tắc để sống hạnh phúc:

CTLD là sống ở thế gian có hạnh phúc hợp đạo cần áp dụng nguyên tắc TD

11. Tùy duyên là biết hội nhập vào hoàn cảnh

TD là hội nhập vào hoàn cảnh không đòi hỏi điều kiện khó khăn. Tùy theo điều kiện có sẵn mà sinh hoạt.

12. Chấp nhận và hạnh phúc với những điều kiện sẵn có, đó là tùy duyên.

13. Trong vi diệu pháp có 2 tâm sở là Nhu và Thích ứng tương hợp với nguyên tắc tùy duyên này.

Tâm sở Nhu: Kàyamudutà (thân nhu) và Cittamudutà (tâm nhu). Ðặc tánh của tâm sở này là diệt trừ sự thô cứng và và chống đối tâm sở này được ví dụ như một miếng da thô cứng nhưng trở thành nhu nhuyến vì có thoa dầu và ngâm nước. Tâm sở này đối trị với tà kiến và mạn.

Tâm sở Thích: Kàya-kammannatà (thích thân) và Citta-kammannatà( thích tâm). Kamma + Aya + tà nghĩa là thích ứng có thể ứng dụng vào bất cứ việc gì. Tâm sở này giống như cục sắt bị nung đỏ có thể làm thành bất cứ việc gì.

ĐỗNguyễn

--



Thơ bếp

Đêm sắp giấy vào folder
từng chiếc
nặng nề năm tháng

Có ngộ gì chăng?
Bài hoc Hamlet
thuở lớp anh văn
thời ở Pleiku

ĐN
bài thơ xong thì chén bát đã rửa xong! Hurra


Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

Sống đạo và tùy duyên?
Tùy duyên trong nếp đạo

Tùy duyên thuận pháp
Vô ngã vị tha

Đến nơi nào mình muốn đến biết thích ứng với nơi ấy,


Tùy duyên bất biến

ĐN
mình nên viết 1 bài riêng về đề tài này, mới có thể diễn đạt hết ý tưởng..



Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Buồn ngủ rồi Ngộ ơi

chuc em ngay chu nhat an vui

DN


Thứ 7, tháng tư Walhalla

Walhalla, bên sông Donau/(Danube bleu) ở Đức

Hi Ngộ,

Anh mới thức bên tách cà phê nóng vừa làm
Vào blog có dáng em thăm vườn..
Vui mừng
Và cảm thấy được an ủi..

Đang chuẩn bị một vài câu thơ trong bếp..
..đang làm thơ
Chút nửa dán lên..

ĐN

Nhìn ra cửa sổ trời mây như lặng im trên đồi xa
Tháp Leon sừng sửng trên bầu trời
Trời mùa xuân với cảm giác có em bao giờ cũng đẹp..
 ..

Anh trỡ lại thấy em không còn ở vườn nên anh đi ra tiệm kẻo họ đóng cửa..


Cuốn sách Bibel có chú giải 

Anh vào tiệm sách ấy không còn sách hay nhiều như trước đây..
Chỉ còn 6 tuần nửa, nơi này không còn nửa!

Anh thấy cuốn sách Bibel có chú thích,
Loại này hiếm có và rẻ..

Về nhà, so sánh với những bản Bibel của anh đã có
Thấy rằng, cuốn này có giá trị vì chú giải của nó

Walhalla

Là 1 đền đài tưởng niệm của nhà vua xứ Bayern, nằm ở bên bờ sông Donau, gần thành phố đẹp Regensburg. Nơi đây cách xa nơi anh ở chừng 200 km.
Ngày xưa anh có lần đi với seminar lịch sử kiến trúc đến đây, nên có ấn tượng về cái đền này.
Kiến trúc kiểu đền Hi lạp xưa. Hùng vĩ và bất diệt!
Tình cảm của anh với Ngộ đẹp như Walhalla tinh tuyết sừng sửng soi mình trên giòng Danube xanh biếc!


Vẽ

Anh ngồi vẽ bâng quơ
trời lãng đãng
thứ bảy buồn
Rồi nghe
Tuấn Ngọc hát
bài
những niềm riêng
da diết..




Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Đâu phải bởi mùa thu

Đâu phải bởi mùa thu, Phú Quang

Nghe tiếng hát Ngọc hạ
Thương làm sao tiếng ngêu ngao của Ngộ
..
ĐN

Nhung hat cat tu tuong


..

Chúng ta không thể trở về quá khứ để làm lại những việc đã rồi, cũng không thể đến trước tương lai để thực hiện những gì chưa đến. Cho nên người Anh có hai câu tục ngữ rất phù hợp với bí quyết sống không lo âu phiền muộn này. Họ nói rằng: "Let bygones be bygones" hãy để cho những gì đã qua qua đi, và "Never trouble till trouble troubles you" đừng bao giờ lo âu phiền muộn khi những muộn phiền chưa thực sự đến.
Ngay trong hiện tại chúng ta cũng tự tạo cho mình quá nhiều ước mơ, nhiều tham đắm, nhiều dính mắc, nhiều sở hữu, nhiều mối quan hệ thân thù trong công việc, trong đời sống, trong danh vọng, địa vị... nói chung là trong tài, tình, danh, lợi nên lo âu phiền muộn là hệ quả tất yếu không sao tránh khỏi.
Đức Phật dạy trong Mangala sutta (Hạnh Phúc Kinh):
Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động, không sầu
Tự tại và vô nhiễm
Là Phúc lành cao thượng.

--
http://www.budsas.org/uni/u-cd_hp/cdhp01.htm

Khi trông thấy vật gì, anh chỉ nên thấy vật ấy mà thôi.

Trích:

Một hôm có người đến nói với Đức Phật rằng ông ta không tin có kiếp sau. Đức Phật dạy rằng: "Nếu có kiếp sau thì người hành thiện chắc chắn sẽ được an lạc. Nếu không có kiếp sau thì ngừơi hành thiện vẫn được an lạc ngay trong kiếp hiện tại nầy".
..

Vì vậy trong một cuốn sách viết về Phật giáo, Đại sư Ānanda nhấn mạnh: "Bí quyết của một đời sống thành công và hạnh phúc là luôn luôn làm những việc cần làm trong hiện tại, không thắc mắc tương lai, không hối tiếc quá khứ". 
..

Đức Phật dạy rằng hạnh phúc là vấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ. Chính cách sống trong giây phút hiện tại quyết định phẩm chất hạnh phúc của mỗi người. Ngài dạy trong kinh Samyutta Nikāya rằng: "Không nên phiền muộn hối tiếc những gì đã qua, không nên tò mò tìm hiểu những gì chưa đến. Hãy sống trong hiện tại" (Atītaṁ nānasocanti nappajappanti anāgataṁ, paccuppannena yāpenti).

...
Vì thế, muốn thực chứng Bát Nhã, hãy nên thực hành Tứ Niệm Xứ.
..
Quý vị sẽ thấy vạn vật đúng chân tướng của nó - yathà bhutanana dassana - và một khi quý vị thấy vạn vật đúng theo chân tướng của nó thì quý vị không còn là nạn nhân của si mê nữa. Ðó là sứ mệnh cao cả của Satipatthàna (Tứ Niệm Xứ). 

.. 
"Anissitc ca viharati na ca kinci loke upàdiyati" "Hành giả không tùy thuộc cái gì cả, cũng không bám níu cái gì cả trên thế gian này".

...  

Trong lời chú giải về Pháp Tứ Niệm Xứ có kể câu chuyện của Phussa Deva Mahà Thera. Vị Ðại Ðức này thường hay dừng chân lại trong lúc đang đi, nếu có một tư tưởng xấu nào vào Tâm Ngài. Ngài nhất định đứng đó đến khi nào xua đuổi được tư tưởng xấu kia ra khỏi Tâm rồi Ngài mới chịu tiếp tục đi. Trong lúc Ngài đứng lại như vậy, ai cũng lấy làm lạ, không biết Ngài đã đi lạc đường hay là đã bỏ quên vật gì. Ðến khi Ngài đắc quả A La Hán, mà chỉ mới có hai mươi tuổi, ít người biết được nhờ đâu Ngài đạt đến quả ấy.

..  

Một hôm, trên đường đi trì bình, Ðức Phật dừng bước lại để giải thích bí quyết ấy cho một người nọ. Hàng ngày, Ðức Phật luôn luôn áp dụng một thời khắc biểu nhứt định và không khi nào thay đổi, như chẳng hạn trong lúc đi trì bình thì không bao giờ dừng bước lại để làm một việc nào khác. Thế mà trong trường hợp đặc biệt này, Ngài dừng chân lại để đàm luận cùng Bàhiya, nhà lãnh đạo một tôn giáo nọ. Ông Bàhiya này đã sống một cuộc đời lương thiện và ông đã tự cho rằng mình có thể đạt đến tầng A La Hán. Nhưng một hôm nọ có một vị Thần đến bảo ông rằng: "Người chưa phải là A La Hán đâu, cũng chưa đến A La Hán đạo nữa. Người đâu có biết được "kỹ thuật" (patipadà) để trở thành bậc A La Hán. Người hãy đến hỏi với Ðức Phật đi! Ngài là bậc A La Hán và Ngài đang dạy phương pháp đưa chúng ta đến tầng A La Hán. Ngài ở cách xa đây, tại thành Sàvatthi (Xá Vệ)".
Những lời khuyên của vị Thần làm cho Bàhiya rất xôn xao. Ông tức khắc lên đường thẳng đến Sàvatthi. Trong Kinh chép rằng ông khao khát học tập "kỹ thuật" để trở thành bậc A La Hán đến nỗi ông chỉ ngừng lại có một đêm trong suốt cuộc hành trình của ông. Khi đến Jetavana (Kỳ Viên) tại thành Sàvatthi, ông được biết rằng Ðức Phật đã đi trì bình. Rất bối rối, ông bèn noi theo hướng Ðức Phật đã đi. Gặp được Ngài, ông liền quỳ xuống, đặt trán lên chân Ngài và khẩn cầu Ngài chỉ dạy cho "kỹ thuật" để trở thành A La Hán. Hai lần thỉnh nguyện và cả hai lần Ðức Phật đều không chấp thuận lời yêu cầu của ông, nói rằng: "Này Bàhiya, anh đến không đúng lúc. Chúng tôi đã lên đường đi trì bình". Khi ông thỉnh cầu đến lần thứ ba, vì biết nghiệp ông phải chết nội ngày ấy, nên Ðức Phật dừng chân lại mà giải thích một cách tóm tắt như sau đây: "Này Bàhiya, anh phải luyện tập như thế này:

"Ditthe dittha - mattam bhavissati
Sute suta - mattam bhavissati
Mute muta - mattam bhavissati
Vinnàte - vinnàta - mattam bhavissati".

"Khi trông thấy vật gì, anh chỉ nên thấy vật ấy mà thôi.
Khi nghe tiếng gì, anh chỉ nên nghe tiếng ấy mà thôi.
Khi có một ý tưởng nào, anh chỉ nên nhận thức ý tưởng ấy mà thôi.
Khi có sự hiểu biết nào, anh chỉ nên nhận thức sự hiểu biết ấy mà thôi".
Bấy nhiêu lời đủ làm cho Bàhiya giác ngộ.

--
http://www.budsas.org/uni/u-ngan/4niemxu.htm

Bản lai vô nhất vật

Bản lai vô nhất vật



bản lai pháp tánh" (paramattha)
"thực tại như tự nó là".
vô nhất vật= không là gì cả

Bản lai vô nhất vật: "Pháp vốn không là gì cả", hay "thực tại tự nó không là gì cả"




Mới ba giờ chiều Ngộ ơi

Mới ba giờ chiều Ngộ ơi


Ánh sáng còn nhiều
trong bếp của anh
Anh ngắm chiếc ly trà
Nảy ra ý định
nấu trà uống

Thời gian qua
anh mua được mấy cái điã lớn
Dùng cũng đẹp và tiện lợi

Dẹp thêm mấy đồ vật
không dùng
Mà cứ nằm trên bàn

ĐN

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Buồn ngủ quá rồi Ngộ ơi, see u later!

Vẽ, Truc Nhan

Mời Mit nghe bài hát..

Bâng quơ, Phú Quang

Thơ trong bếp 2

Thơ trong bếp 2

Làm món ruốc như Ngộ đã chỉ

Xả
Tỏi
Ruốc Vũng tàu
Dầu Oliven
Thêm 2 trái ớt màu đỏ to
Một tí đường

Chảo to
Cho các thứ đã ướp vào
Lửa vừa phải

Mùi thơm của xả
Tuyệt

ĐN

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Thơ từ bếp


Cây Olive, Kreta, Hy lạp

Ngộ ơi,

Khuya nay, ghi vài dòng để em đọc cho vui..
Hôm nay, chưa thấy em vào..nên cũng trông trông..
Khi nảy, anh vô bếp sạch sẽ, gọn gàng..Wow, có lẽ
do do anh làm thơ trong lúc rửa chén..

Bây giờ 5 giờ sáng, bên em giồ em thường có Lunch..
Nảy giờ nghe S. VMinh nói pp.. Nghe an lạc và bổ ích.

Mong em có buổi trưa an vui nhé!
Lúc này bên em lạnh, có còn đi dạo bờ sông ban trưa không Ngộ?


Thơ bếp

Dọn cái đĩa đã ráo
Để nhưòng chổ
Bỏ chén mới rửa
Từng phần tùng phần
Rửa xong!

Tiệm sách cũ sắp đóng cửa




Hôm nay ghé tiệm sách
Bổng thấy bảng thông báo,
Sau 80 năm hoạt động

Buôn bán những hàng hóa như bây giờ
Nhưng 30.5 sẽ chỉ giữ lại

Một phần nhỏ thôi
Chưa rỏ phần sách cũ sẽ ra sao
Anh hơi buồn!

 

Đọc sách

Giở cuốn sách của Alpatow,
Nhắc đến Tempel Pästum, Italien
Và nhắc đến Kreta
Cây Olive và biễn xanh Hy lạp
Có lần anh từng ghé..
Mơ cùng em ghé biển đảo Mittelmeer
Italien, Griechenland.. 




Tản mạn về khổ vui

1.
Đang hạnh phúc
Sợ mất là khổ

2.
Khổ do ảo tưởng
Là do mình

3.
Đi nắng nhức đầu
Là khổ do đâu?

4.
Cuộc đời này,
Khổ vui thường do
Mình

5.
Biết chịu khổ
Biết hưởng vui

Atta hi attano natho

6.
Sống trọn
Với Bây giờ
Với Tại đây
Với Pháp thực tại đang là
Như em vẫn thường làm..

7.
Nhậm trì tự tánh quĩ sinh vật giải?

8.
Thị Pháp trụ Pháp vị,
Thế gian tướng thường trụ?

9.
Ừ pháp đang là, là gì em hi?
Thân + Tâm + Cảnh+ Mối quan hệ

10.
Thận trọng  khi lái xe
chú tâm khi lái xe
quan sát khi lái xe

Đó là:
Tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác

11.
Quay về để thấy ra chính mình
Ehi passiko



ĐỗNguyễn

59


Đọc pali
 
Thức dậy đọc pháp cú
Đánh vần câu pali
Trường âm rồi đoản âm
Nhớ giọng đọc của em !


ĐỗNguyễn

--
 
Pali+Pháp cú

59-Evam. saṅkàrabhùtesu // andhabhùte puthujjane// atirocati paññàya //  sammàsambuddhasàvako_*_Cũng vậy giữa quần sanh,//Uế nhiễm , mù, phàm tục,//Đệ tử bậc Chánh Giác,//Sáng ngời với tuệ tri. (HT-TMC)



1. Evam. saṅkàrabhùtesu
2. andhabhùte puthujjane
3. atirocati paññàya

Mời Ngộ nghe vài bản nhạc

Mời Ngộ nghe nhạc Phú Quang

Mùa thu giấu em, bài Ngộ thích nè..

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Mit ơi,
Hôm trước Li. có pm cho anh.
Em pm cho anh, khi nào rảnh nha..
Mong em có ngày thứ tư an vui và thành công trong việc làm!

ĐN

Lúc này

Hi Mit,

Lúc này
anh thích nghe ý tưởng
của S. VMinh
trong youtube.

Nghe cho hết,..thấy ông
có vài ý mới.

ĐN

Ngộ ơi







Ru ta ngam ngui, QD

Đàn


Lâu rồi chiếc đàn guitar
Vẫn nằm yên trong góc ấy
Không còn em nghe
Nên không thích đụng đến đàn nửa

Ngày xưa vẫn hát ngêu ngao với em
Bài ấy..

ĐỗNguyễn


Buồm xa

Buồm xa


Buồm xa

Một người thức dậy sáng mùa đông,
Còi hụ ngoài kia cảng bến sông.
Thấy cánh buồm xa mờ xanh thẳm,
Nhớ về người cũ chạnh lòng không?
ĐỗNguyễn
tặng Ngộ bài thơ
--