Một hôm có người đến nói với Đức Phật rằng ông ta không tin có kiếp sau. Đức Phật dạy rằng: "Nếu có kiếp sau thì người hành thiện chắc chắn sẽ được an lạc. Nếu không có kiếp sau thì ngừơi hành thiện vẫn được an lạc ngay trong kiếp hiện tại nầy".
..
Vì vậy trong một cuốn sách viết về Phật giáo, Đại sư Ānanda nhấn mạnh: "Bí quyết của một đời sống thành công và hạnh phúc là luôn luôn làm những việc cần làm trong hiện tại, không thắc mắc tương lai, không hối tiếc quá khứ".
..
Đức Phật dạy rằng hạnh phúc là vấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ. Chính cách sống trong giây phút hiện tại quyết định phẩm chất hạnh phúc của mỗi người. Ngài dạy trong kinh Samyutta Nikāya rằng: "Không nên phiền muộn hối tiếc những gì đã qua, không nên tò mò tìm hiểu những gì chưa đến. Hãy sống trong hiện tại" (Atītaṁ nānasocanti nappajappanti anāgataṁ, paccuppannena yāpenti).
...
Vì thế, muốn thực chứng Bát Nhã, hãy nên thực hành Tứ Niệm Xứ.
..
Quý vị sẽ thấy vạn vật đúng chân tướng của nó - yathà bhutanana dassana - và một khi quý vị thấy vạn vật đúng theo chân tướng của nó thì quý vị không còn là nạn nhân của si mê nữa. Ðó là sứ mệnh cao cả của Satipatthàna (Tứ Niệm Xứ).
..
"Anissitc ca viharati na ca kinci loke upàdiyati" "Hành giả không tùy thuộc cái gì cả, cũng không bám níu cái gì cả trên thế gian này".
...
Trong lời chú giải về Pháp Tứ Niệm Xứ có kể câu chuyện của Phussa Deva Mahà Thera. Vị Ðại Ðức này thường hay dừng chân lại trong lúc đang đi, nếu có một tư tưởng xấu nào vào Tâm Ngài. Ngài nhất định đứng đó đến khi nào xua đuổi được tư tưởng xấu kia ra khỏi Tâm rồi Ngài mới chịu tiếp tục đi. Trong lúc Ngài đứng lại như vậy, ai cũng lấy làm lạ, không biết Ngài đã đi lạc đường hay là đã bỏ quên vật gì. Ðến khi Ngài đắc quả A La Hán, mà chỉ mới có hai mươi tuổi, ít người biết được nhờ đâu Ngài đạt đến quả ấy.
..
Một hôm, trên đường đi trì bình, Ðức Phật dừng bước lại để giải thích bí quyết ấy cho một người nọ. Hàng ngày, Ðức Phật luôn luôn áp dụng một thời khắc biểu nhứt định và không khi nào thay đổi, như chẳng hạn trong lúc đi trì bình thì không bao giờ dừng bước lại để làm một việc nào khác. Thế mà trong trường hợp đặc biệt này, Ngài dừng chân lại để đàm luận cùng Bàhiya, nhà lãnh đạo một tôn giáo nọ. Ông Bàhiya này đã sống một cuộc đời lương thiện và ông đã tự cho rằng mình có thể đạt đến tầng A La Hán. Nhưng một hôm nọ có một vị Thần đến bảo ông rằng: "Người chưa phải là A La Hán đâu, cũng chưa đến A La Hán đạo nữa. Người đâu có biết được "kỹ thuật" (patipadà) để trở thành bậc A La Hán. Người hãy đến hỏi với Ðức Phật đi! Ngài là bậc A La Hán và Ngài đang dạy phương pháp đưa chúng ta đến tầng A La Hán. Ngài ở cách xa đây, tại thành Sàvatthi (Xá Vệ)".
Những lời khuyên của vị Thần làm cho Bàhiya rất xôn xao. Ông tức khắc lên đường thẳng đến Sàvatthi. Trong Kinh chép rằng ông khao khát học tập "kỹ thuật" để trở thành bậc A La Hán đến nỗi ông chỉ ngừng lại có một đêm trong suốt cuộc hành trình của ông. Khi đến Jetavana (Kỳ Viên) tại thành Sàvatthi, ông được biết rằng Ðức Phật đã đi trì bình. Rất bối rối, ông bèn noi theo hướng Ðức Phật đã đi. Gặp được Ngài, ông liền quỳ xuống, đặt trán lên chân Ngài và khẩn cầu Ngài chỉ dạy cho "kỹ thuật" để trở thành A La Hán. Hai lần thỉnh nguyện và cả hai lần Ðức Phật đều không chấp thuận lời yêu cầu của ông, nói rằng: "Này Bàhiya, anh đến không đúng lúc. Chúng tôi đã lên đường đi trì bình". Khi ông thỉnh cầu đến lần thứ ba, vì biết nghiệp ông phải chết nội ngày ấy, nên Ðức Phật dừng chân lại mà giải thích một cách tóm tắt như sau đây: "Này Bàhiya, anh phải luyện tập như thế này:
"Ditthe dittha - mattam bhavissatiBấy nhiêu lời đủ làm cho Bàhiya giác ngộ.
Sute suta - mattam bhavissati
Mute muta - mattam bhavissati
Vinnàte - vinnàta - mattam bhavissati".
"Khi trông thấy vật gì, anh chỉ nên thấy vật ấy mà thôi.
Khi nghe tiếng gì, anh chỉ nên nghe tiếng ấy mà thôi.
Khi có một ý tưởng nào, anh chỉ nên nhận thức ý tưởng ấy mà thôi.
Khi có sự hiểu biết nào, anh chỉ nên nhận thức sự hiểu biết ấy mà thôi".
--
http://www.budsas.org/uni/u-ngan/4niemxu.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét